• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Người lao động không có HĐLĐ được trợ cấp do dịch Covid-19 là ai? Mức trợ cấp được hưởng trong trường hợp này như thế nào

  • Người lao động không có HĐLĐ được trợ cấp do dịch Covid-19 là ai
  • Người lao động không có HĐLĐ được trợ cấp do dịch Covid-19
  • Pháp luật lao động
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

NGƯỜI LAO ĐỘNG KHÔNG CÓ HĐLĐ ĐƯỢC TRỢ CẤP DO DỊCH COVID-19

Câu hỏi của bạn về Người lao động không có HĐLĐ được trợ cấp do dịch Covid-19 

     Chào Luật sư! Luật sư cho tôi hỏi vừa qua Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết về vấn đề trợ cấp cho người lao động không có giao kết hợp đồng lao động. Tuy nhiên tôi đang chưa hiểu người lao động không có giao kết hợp đồng lao động ở đây được hiểu như thế nào? Mong Luật sư giải đáp giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Câu trả lời của Luật sư về Người lao động không có HĐLĐ được trợ cấp do dịch Covid-19 

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về Người lao động không có giao kết HĐLĐ được trợ cấp do dịch Covid-19, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về Người lao động không có giao kết HĐLĐ được trợ cấp do dịch Covid-19 như sau:

1. Cơ sở pháp lý về Người lao động không có HĐLĐ được trợ cấp do dịch Covid-19 

2. Nội dung tư vấn về Người lao động không có HĐLĐ được trợ cấp do dịch Covid-19

     Bạn đang muốn biết hiện nay đối tượng người lao động không có giao kết hợp đồng lao động được trợ cấp do Chính Phủ ban hành cụ thể là đối tượng nào. Đối với vấn đề trên, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

2.1. Cụ thể hóa đối tượng Người lao động không có giao kết HĐLĐ

     Ngày 9/4/2020 Chính phủ ban hành Nghị quyết 42/2020/NQ-CP về biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do Đại dịch Covid-19. Tuy nhiên do chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể của Bộ lao động Thương Binh- xã hội. Vì vậy rất nhiều người lao động thắc mắc liệu rằng mình có thuộc đối tượng được hưởng khoản trợ cấp hay không.

      Đối với vấn đề trên, Người lao động không có giao kết hợp đồng lao động bị mất việc làm được hiểu là những người lao động tự do bị ảnh hưởng do đại dịch Covid-19. Lao động tự do có thể được xét đến ở đây là những người bán hàng rong, những người chạy xe ôm; người bán vé số; những người làm việc tại các nhà hàng, dịch vụ.... Những người này sẽ được xét vào đối tượng là người lao động không có giao kết hợp đồng lao động.

      Như vậy đối với quy định tại Nghị quyết 42/NQ-CP thì những đối tượng lao động tự do là đối tượng người lao động không có giao kết hợp đồng lao động. [caption id="attachment_194450" align="aligncenter" width="456"] Người lao động không có HĐLĐ được trợ cấp do dịch Covid-19[/caption]

2.2. Mức hưởng trợ cấp đối với Người lao động không có giao kết HĐLĐ

      Theo quy định tại mục II Nghị quyết 42/NQ-CP đối tượng người lao động không có giao kết hợp đồng lao động sẽ được trợ cấp như sau:

4. Người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp; người lao động không có giao kết hợp đồng lao động bị mất việc làm được hỗ trợ 1.000.000 đồng/người/tháng theo hằng tháng tùy theo tình hình thực tế của diễn biến dịch nhưng tối đa không quá 3 tháng. Thời gian áp dụng từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2020.

     Như vậy đối với đối tượng là Người lao động không có giao kết hợp đồng lao động mà bị mất việc làm trong thời gian này sẽ được hỗ trợ 1.000.000 đồng/người/tháng theo hàng tháng dựa trên tình hình thực tế của dịch Covid nhưng tối đa là 3 tháng. Thời điểm áp dụng hỗ trợ từ tháng 4/2020.

     KẾT LUẬN: Đối với trường hợp người lao động không có giao kết hợp đồng lao động được hiểu là những người lao động làm việc tự do. Họ bị mất việc làm do dịch Covid-19. Những đối tượng này thuộc đối tượng được hưởng chế độ hỗ trợ 1.000.000 đồng/người/tháng phụ thuộc vào diễn biến dịch, tối đa 3 tháng0 và được tính từ tháng 4/2020.

 Bài viết tham khảo: 

        Để được tư vấn chi tiết về Người lao động không có HĐLĐ được trợ cấp do dịch Covid-19, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật lao động 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

   Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

                                                                                                                    Chuyên viên: Hoài Thương

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178