Mượn chứng minh nhân dân của người khác để đi làm có vi phạm?
16:45 30/09/2017
Mượn chứng minh nhân dân của người khác để đi làm có vi phạm: Ngày xưa mẹ em đi làm công ty vì 1 số lý do nên đã mượn chứng minh nhân dân...
- Mượn chứng minh nhân dân của người khác để đi làm có vi phạm?
- mượn chứng minh nhân dân của người khác
- Pháp luật lao động
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
MƯỢN CHỨNG MINH NHÂN DÂN CỦA NGƯỜI KHÁC ĐỂ ĐI LÀM CÓ VI PHẠM
Câu hỏi của bạn:
Ngày xưa mẹ em đi làm công ty vì 1 số lý do nên đã mượn chứng minh nhân dân của người khác để đi làm, tại công ty này mẹ em đã tham gia đóng bảo hiểm xã hội (tầm 15 năm rồi). Người mẹ em mượn chứng minh thì làm trong nhà nước và cũng đóng bảo hiểm xã hội (đã được 20 năm).
Hiện tại mẹ em đã làm thủ tục thay đổi hồ sơ ở công ty thành tên mẹ em, nhưng về phần sổ bảo hiểm xã hội, phía công ty nói rằng mẹ em phải làm 1 cái đơn xin chuyển từ tên giả thành tên thật, đưa người mẹ em mượn chứng minh ký và đem ra xã xác nhận. Như vậy, phía công ty mẹ em sẽ tiến hành chuyển đổi tên của sổ bảo hiểm sang tên mẹ em (tức là sổ đã đóng 15 năm kia sẽ thành tên mẹ, và hiện tại mẹ không cần làm lại sổ mới và chỉ cần đóng tiếp vào sổ cũ). Cho em hỏi làm như vậy có khả thi không ạ? Và phía cô bạn của mẹ em có gặp rắc rối không ạ?
Câu trả lời của luật sư:
Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Phòng tư vấn pháp luật qua Email - Luật Toàn Quốc với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý:
- Luật Bảo hiểm xã hội 2014
- Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình
- Nghị định 88/2015/NĐ-CP sửa đổi một số điều của Nghị định 95/2013/NĐ-CP
Nội dung tư vấn:
1. Vi phạm về việc mượn chứng minh nhân dân của người khác để đi làm.
Hành vi gian lận, giả mạo trong hồ sơ là hành vi trái pháp luật và bị nghiêm cấm căn cứ theo Khoản 4 Điều 17 Luật Bảo hiểm xã hội 2014
Điều 17: Các hành vi bị nghiêm cấm
"1. Trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp
2. Chậm đóng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp
3. Chiếm dụng tiền đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp
4. Gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp
5. Sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ bảo hiểm thất nghiệp không đúng pháp luật
6. Cản trở, gây khó khăn hoặc làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, người sử dụng lao động
7. Truy cập, khai thác trái pháp luật cơ sở dữ liệu về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp
8. Báo cáo sai sự thật; cung cấp thông tin, số liệu không chính xác về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.”
Ngoài ra, theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Nghị định 88/2015/NĐ-CP về vi phạm quy định về lập hồ sơ để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp thì:
“1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người lao động có hành vi kê khai không đúng sự thật hoặc sửa chữa, tẩy xóa những nội dung có liên quan đến việc hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.”
Như vậy, trong trường hợp nếu mẹ bạn sửa chữa thông tin để hưởng sổ bảo hiểm xã hội thì đó là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm và mẹ bạn sẽ bị phạt từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Do đó, mẹ bạn phải trả lại chứng minh thư đã mượn để đi làm, cung cấp chứng minh thư nhân dân mới và làm một bộ hồ sơ. Tuy nhiên sự việc lấy chứng minh nhân dân của người khác để đi làm xảy ra trước. [caption id="attachment_54399" align="aligncenter" width="269"] Mượn chứng minh nhân dân của người khác[/caption]
2. Mượn chứng minh của người khác để đi làm thì cá nhân người cho mượn bị xử phạt như thế nào?
Khi mẹ bạn mượn chứng minh thư nhân dân để đi làm thì thứ nhất bản thân cô ấy không thể chốt sổ bảo hiểm xã hội ở nhà nước nếu trong trường hợp cô ấy muốn rút thẻ bảo hiểm xã hội.
Căn cứ vào điểm c khoản 2 Điều 9 Nghị định 167/2013/NĐ-CP về vi phạm quy định về quản lý, sử dụng chứng minh nhân dân thì:
“2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a, Sử dụng chứng minh nhân dân của người khác để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật;
b, Tẩy xóa, sửa chữa chứng minh nhân dân;
c, Thuê, mượn hoặc cho người khác thuê mượn chứng minh nhân dân để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật.”
Bởi vậy trong trường hợp này, phía cô bạn của mẹ bạn sẽ không thể chốt sổ bảo hiểm xã hội nếu cô ấy muốn luôn được và ngoài ra cô ấy còn bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng theo quy định của pháp luật hiện hành.
Từ những căn cứ trên bạn có thể xem xét giải quyết vấn đề của mình. Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
- Điều chỉnh thông tin trên sổ bảo hiểm xã hội khi thay đổi chức danh
- Thay đổi số chứng minh thư trong sổ bảo hiểm xã hội
Luật Toàn Quốc hy vọng những gì chúng tôi tư vấn nêu trên sẽ giúp quý khách lựa chọn được phương án tốt nhất để giải quyết vấn đề của mình, còn bất cứ vướng mắc gì quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật Lao động miễn phí 24/7:19006500 để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi email: [email protected]. Chúng tôi mong rằng sẽ nhận được sự ủng hộ và ý kiến đóng góp của mọi người dân trên cả nước để chúng tôi ngày càng trở nên chuyên nghiệp hơn.
Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách!
Trân trọng./.
Liên kết tham khảo
- Tư vấn chế độ thai sản miễn phí trực tuyến qua tổng đài
- Tư vấn trợ cấp thất nghiệp cho người lao động
- Tư vấn bảo hiểm xã hội cho doanh nghiệp và người lao động
- Tư vấn bảo hiểm y tế bắt buộc và tự nguyện
- Tải bộ luật lao động 2016 và hướng dẫn áp dụng
- Tải luật bảo hiểm xã hội mới nhất 2017 và hướng dẫn áp dụng
- Tải bộ luật bảo hiểm y tế mới nhất và hướng dẫn áp dụng
- Tải luật bảo hiểm thất nghiệp 2016 và hướng dẫn áp dụng
- Tư vấn bảo hiểm xã hội
- Tư vấn luật lao động luật sư tư vấn miễn phí gọi 1900 6178