• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Đất không đủ điều kiện tách thửa có lập vi bằng để chuyển nhượng quyền sử dụng đất được không? Giá trị pháp lý của vi bằng là gì

  • Lập vi bằng để chuyển nhượng quyền sử dụng đất được không
  • Lập vi bằng để chuyển nhượng quyền sử dụng đất
  • Pháp Luật Đất Đai
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

LẬP VI BẰNG ĐỂ CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT ĐƯỢC KHÔNG

Câu hỏi của bạn:

     Xin hỏi luật sư! Tôi muốn mua một thửa đất có diện tích là 100m2 và nằm chung một sổ với người chủ sở hữu là 1000m2. Hiện tại thì ở huyện của tôi không cho tách sổ riêng và tôi mua qua lập vi bằng thì sau này có tách sổ ra được không?

Câu trả lời của Luật sư:

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi qua địa chỉ Email: lienhe@luattoanquoc.com. Với câu hỏi của bạn chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Cơ sở pháp lý:

1. Vi bằng là gì?

     Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật.

     Vậy điều kiện để được lập vi bằng là gì? Trường hợp nào được lập vi bằng? Vi bằng có giá trị pháp lý như thế nào?

2. Lập vi bằng để chuyển nhượng quyền sử dụng đất không đủ điều kiện tách thửa được không

     Theo thông tin bạn cung cấp, huyện của bạn không cho tách sổ riêng không rõ lý do là gì. Cũng không rõ đất bạn muốn mua mục đích sử dụng là gì. Nếu là đất ở thì phải đảm bảo diện tích tối thiểu để được tách thửa do UBND cấp tỉnh quy định. Nếu là đất nông nghiệp tùy từng địa phương có quy định về diện tích tối thiểu để tách thửa hay không. 

     Trường hợp chuyển nhượng một phần quyền sử dụng đất, để công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải có văn bản chấp thuận đủ điều kiện để được tách thửa đối với đất ở của Văn phòng đăng ký đất đai.

     Ngoài ra, Khoản 1 điều 188 Luật đất đai 2013 quy định người sử dụng đất muốn chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải có đủ các điều kiện sau:

  • Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;
  • Đất không có tranh chấp;
  • Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
  • Trong thời hạn sử dụng đất.

     Sau khi có hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đảm bảo về hình thức, người sử dụng đất có thể làm thủ tục đăng ký biến động. Nếu không có nhu cầu cấp sang sổ mới mang tên bạn, có thể chung sổ với chủ cũ đã được đăng ký biến động tại phần ghi chú.

    Mặt khác, theo quy định của pháp luật hiện hành, tại khoản 3, điều 167 quy định:

3. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:

a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;

b) Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên; (...)"

     => Như vậy để đúng trình tự, thủ tục khi thực hiện giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì phải đảm bảo các điều kiện theo quy định như: các điều kiện chung tại điều 188 luật đất đai, điều kiện về hình thức hợp đồng phải được ký công chứng hoặc chứng thực. Lập vi bằng để chuyển nhượng quyền sử dụng đất

3. Lập vi bằng để chuyển nhượng quyền sử dụng đất có giá trị pháp lý không

     Khoản 3 Điều 36 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định:

3. Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

     Như vậy, vi bằng không đánh giá tính hợp pháp của hành vi, sự kiện lập vi bằng để làm gì mà chỉ ghi nhận sự kiện, hành vi xảy ra tại thời điểm lập vi bằng. Có nghĩa là, tại thời điểm đó, thừa phát lại ghi nhận hai bên đã thực hiện việc giao nhận tiền nhưng với mục đích để làm gì vi bằng không ghi nhận vì tại thời điểm đó hai bên không thể ký kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Trong trường hợp này, lập vi bằng không được xác định là căn cứ để sau này nếu đủ điều kiện được tách thửa hai bên phải ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

     Một số bài viết có nội dung tham khảo:

Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về lập vi bằng để chuyển nhượng quyền sử dụng đất:

Tư vấn qua Tổng đài 19006500: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về lập vi bằng để chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà bạn còn chưa rõ. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.

Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi Email câu hỏi về địa chỉ: lienhe@luattoanquoc.com chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.

    Luật Toàn Quốc  xin chân thành cảm ơn./.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178