• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Không khởi kiện nhưng vẫn phải đóng án phí? Ngoại tôi có 8 người con đều đã có gia đình. Ông ngoại tôi đã mất và có để lại 1 số đất. Hiện tại số đất này bà

  • Không khởi kiện nhưng vẫn phải đóng án phí?
  • không khởi kiện nhưng vẫn phải đóng án phí
  • Pháp luật dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

KHÔNG KHỞI KIỆN NHƯNG VẪN PHẢI ĐÓNG ÁN PHÍ?

Câu hỏi của bạn:

     Ngoại tôi có 8 người con đều đã có gia đình. Ông ngoại tôi đã mất và có để lại 1 số đất. Hiện tại số đất này bà ngoại tôi chưa chia cho ai. Nhưng khoảng 2 năm nay, dì 8 và dì 9 tôi có tranh giành và nhờ luật sư đưa ra tòa để tranh giành đòi chia đất. Nhưng ngoại tôi có ý chia cho dì 8 và dì 9 phần đất ngoài mặt tiền, các con còn lại thì đất trong vườn (mặc dù mấy dì còn lại của tôi không ai tranh giành hết), và muốn để cho bà ngoại tôi hưởng đến khi già. Dì 8 và dì 9 có đưa ra tòa án huyện giải quyết nhưng các dì của tôi không đồng ý chia đất.

     Tòa án có mời mấy lần nhưng cũng không giải quyết được vì tòa chia 50% cho bà ngoại tôi và 50% còn lại cho các con. Nhưng mấy lần sau vì các dì tôi bận không dự được, và vừa rồi thì tòa có kêu đóng án phí mỗi dì tôi từ mười mấy đến 50 triệu. Vậy cho tôi hỏi, mấy dì tôi không có đòi chia tài sản chỉ có dì 8 và dì 9 tranh giành đòi chia tài sản và đưa ra tòa, mà khi xử mấy dì tôi không có dự vậy sao phải đóng án phí. Mấy dì tôi đâu có thưa ra tòa đâu. Tòa án huyện xử khi không có mấy dì tôi dự vậy đúng không?

Câu trả lời của Luật sư:

     Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau: 

Căn cứ pháp lý:

Nội dung tư vấn về không khởi kiện nhưng vẫn phải đóng án phí

     1. Không khởi kiện nhưng vẫn phải đóng án phí?

     Khi xem xét việc đóng án phí trong vụ việc dân sự, chúng ta cần xác định tư cách chủ thể tham gia của các dì bạn. Theo quy định tại Điều 68 BLTTDS thì đương sự trong vụ án dân sự là cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Mặc dù trong việc phân chia di sản thừa kế của ông ngoại bạn chỉ có 2 dì có yêu cầu phân chia nhưng vì các bên không thống nhất được cách giải quyết dẫn đến có sự bất hòa, tranh chấp; do đó thủ tục được xem xét như giải quyết vụ án dân sự.

     Theo như thông tin bạn cung cấp, chúng tôi có thể tạm nhận định rằng dì 8 và dì 9 là nguyên đơn trong vụ án dân sự, các dì còn lại là bị đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự. Khoản 3 và khoản 4 Điều 68 BLTTDS quy định về đương sự trong vụ việc dân sự, trong đó:

     “3. Bị đơn trong vụ án dân sự là người bị nguyên đơn khởi kiện hoặc bị cơ quan, tổ chức, cá nhân khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn bị người đó xâm phạm.

     4. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự là người tuy không khởi kiện, không bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ được tự mình đề nghị hoặc các đương sự khác đề nghị và được Tòa án chấp nhận đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.”

     Như vậy, mặc dù các dì còn lại không tranh chấp, không làm đơn lên Tòa án nhưng có thể các dì bị 2 dì khởi kiện hoặc việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của các dì (các dì thuộc diện được hưởng di sản thừa kế) nên các dì bạn sẽ là đương sự trong vụ án này. Đương sự có quyền, nghĩa vụ ngang nhau khi tham gia tố tụng, một trong các nghĩa vụ mà đương sự phải thực hiện là nộp án phí.

     Theo các quy định tại BLTTDS và Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 thì nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm được xem xét qua các trường hợp, cụ thể tại khoản 7 Điều 27 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định:

     “7. Đối với vụ án liên quan đến chia tài sản chung, di sản thừa kế thì nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm được xác định như sau:

     a) Khi các bên đương sự không xác định được phần tài sản của mình hoặc mỗi người xác định phần tài sản của mình trong khối tài sản chung, phần di sản của mình trong khối di sản thừa kế là khác nhau và có một trong các bên yêu cầu Tòa án giải quyết chia tài sản chung, di sản thừa kế đó thì mỗi bên đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm theo mức tương ứng với giá trị phần tài sản mà họ được chia, được hưởng trong khối tài sản chung hoặc trong khối di sản thừa kế. Đối với phần Tòa án bác đơn yêu cầu thì người yêu cầu chia tài sản chung, di sản thừa kế không phải chịu án phí dân sự sơ thẩm. Trường hợp Tòa án xác định tài sản chung, di sản thừa kế mà đương sự yêu cầu chia không phải là tài sản của họ thì đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm không có giá ngạch;

     b) Trường hợp đương sự đề nghị chia tài sản chung, chia di sản thừa kế mà cần xem xét việc thực hiện nghĩa vụ về tài sản với bên thứ ba từ tài sản chung, di sản thừa kế đó thì:

     Đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm đối với phần tài sản họ được chia sau khi trừ đi giá trị tài sản thực hiện nghĩa vụ với bên thứ ba; các đương sự phải chịu một phần án phí ngang nhau đối với phần tài sản thực hiện nghĩa vụ với bên thứ ba theo quyết định của Tòa án.

     Người thứ ba là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập hoặc có yêu cầu nhưng yêu cầu đó được Tòa án chấp nhận thì không phải chịu án phí đối với phần tài sản được nhận.

     Người thứ ba có yêu cầu độc lập nhưng yêu cầu đó không được Tòa án chấp nhận phải chịu án phí dân sự có giá ngạch đối với phần yêu cầu không được chấp nhận.”

     Theo đó, khi các bên đương sự không xác định được phần tài sản của mình hoặc mỗi người xác định phần di sản của mình trong khối di sản thừa kế là khác nhau và có một trong các bên yêu cầu Tòa án giải quyết chia di sản thừa kế đó thì mỗi bên đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm theo mức tương ứng với giá trị phần tài sản mà họ được chia, được hưởng trong khối di sản thừa kế. Nếu theo bản án mà Tòa án giải quyết các dì bạn được chia tài sản trong khối di sản mà ông bạn để lại thì sẽ phải chịu án phí theo mức tương ứng. [caption id="attachment_81746" align="aligncenter" width="360"]không khởi kiện nhưng vẫn phải đóng án phí Không khởi kiện nhưng vẫn phải đóng án phí[/caption]

     2. Đương sự vắng mặt thì Tòa án có giải quyết không?

     Điều 227 BLTTDS quy định về sự có mặt của đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự; theo đó sự vắng mặt của đương sự sẽ ảnh hưởng tới việc giải quyết vụ án dân sự tuy nhiên sẽ có cách giải quyết như sau:

  • Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, đương sự phải có mặt tại phiên tòa; nếu có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.
  • Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, đương sự phải có mặt tại phiên tòa, trừ trường hợp họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt; nếu vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa, nếu không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì xử lý như sau:

     * Bị đơn không có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ;

     * Bị đơn có yêu cầu phản tố vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu phản tố và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu phản tố, trừ trường hợp bị đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Bị đơn có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu phản tố đó theo quy định của pháp luật;

     * Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu độc lập và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu độc lập của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu độc lập đó theo quy định của pháp luật.

     Như vậy, nếu Tòa án triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà các dì bạn không tham gia phiên tòa, không có lý do chính đáng, không báo với Tòa án thì phiên tòa vẫn diễn ra như thông báo; việc không tham dự phiên tòa sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của các dì bạn.

     Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:

     Để được tư vấn chi tiết về không khởi kiện nhưng vẫn phải đóng án phí, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật dân sự 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.      Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178