• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Đóng bảo hiểm xã hội được 10 năm, đã hưởng bảo hiểm thất nghiệp thời gian đó thì có được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nữa không?

  • Hưởng trợ cấp thất nghiệp có ảnh hưởng đến hưởng BHXH một lần không
  • Hưởng BHXH một lần
  • Pháp luật lao động
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Hưởng BHXH một lần

Câu hỏi của bạn về hưởng BHXH một lần 

     Kính thưa văn phòng luật Toàn Quốc, mình có 1 vấn đề như sau mình xin nghỉ việc từ 30/6/2018 đến nay chưa đi làm đâu cả trong thời gian nghỉ việc mình có làm thủ tục nhận lương hỗ trợ thất nghiệp. bây giờ mình muốn tham ra đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện (mình đóng được đủ 10 năm tròn rồi) thì có được tính tiếp 10 năm đó để hưởng bảo hiểm xã hội một lần không hay phải đóng lại từ đầu. Xin cảm ơn!

Câu trả lời của luật sư về hưởng BHXH một lần

   Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về hưởng BHXH một lần, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về hưởng BHXH một lần như sau:

1. Cơ sở pháp lý về hưởng BHXH một lần

2. Nội dung tư vấn về hưởng BHXH một lần

   Theo yêu cầu tư vấn của bạn, bạn cần chúng tôi tư vấn về hưởng trợ cấp thất nghiệp có ảnh hưởng đến rút BHXH một lần không. Cụ thể ở đây, bạn muốn biết bạn đã hưởng bảo hiểm thất nghiệp rồi thì thời gian đóng bảo hiểm trước đó có được cộng tiếp để hưởng bảo hiểm xã hội một lần không hay tính lại từ đầu. Đối với yêu cầu trên, chúng tôi xin đưa ra quan điểm như sau: Bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm xã hội là hai chế độ hoàn toàn khác nhau được điều chỉnh bởi các văn bản luật chuyên ngành. Chế độ BHXH được điều chỉnh trong Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 còn chế độ BHTN được Luật việc làm 2013 điều chỉnh

Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Nghị định 115/2015/NĐ-CP về bảo hiểm xã hội một lần:

1. Người lao động quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 của Nghị định này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các Khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại Khoản 3 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;

b) Sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội;

c) Ra nước ngoài để định cư;

d) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;

     Như vậy nếu bạn đáp ứng được một trong những điều kiện trên thì bạn có thể rút bảo hiểm xã hội một lần theo đúng quy định của pháp luật. Bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm xã hội là hai chế độ không có quan hệ với nhau. Việc bạn hưởng trợ cấp từ chế độ này không ảnh hưởng đến việc nhận trợ cấp của chế độ kia. Vì vậy trong trường hợp này mặc dù bạn đã hưởng bảo hiểm thất nghiệp đối với 10 năm đóng bảo hiểm xã hội thì bạn vẫn được tính bảo hiểm xã hội một lần đối với thời gian 10 năm đó.

     Sau khi hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì quá trình đóng bảo hiểm xã hội, khi anh (chị) đóng bảo hiểm xã hội tiếp thì quá trình đóng bảo hiểm xã hội sẽ được tính lại từ đầu. [caption id="attachment_157282" align="aligncenter" width="474"]Hưởng trợ cấp thất nghiệp có ảnh hưởng đến hưởng BHXH một lần không Hưởng BHXH một lần[/caption]

        KẾT LUẬN: Bạn đã hưởng bảo hiểm thất nghiệp với thời gian đóng bảo hiểm xã hội 10 năm rồi thì khi hưởng bảo hiểm xã hội một lần vẫn được tính thời gian đóng bảo hiểm xã hội đấy.

 Bài viết tham khảo: 

   Để được tư vấn chi tiết về hưởng BHXH một lần quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật lao động 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

   Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

                                                                                                                         Chuyên viên: Hoài Thương  

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178