• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Tổ hợp tác và tổ chức khác không có tư cách pháp nhân trong quan hệ dân sự. Trường hợp tổ hợp tác và tổ chức khác không có tư cách pháp nhân tham gia quan

  • Tổ hợp tác và tổ chức khác không có tư cách pháp nhân trong quan hệ dân sự
  • tổ hợp tác và tổ chức khác không có tư cách pháp nhân
  • Pháp luật dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

TỔ HỢP TÁC VÀ TỔ CHỨC KHÁC KHÔNG CÓ TƯ CÁCH PHÁP NHÂN TRONG QUAN HỆ DÂN SỰ

     Bạn đang tìm hiểu các quy định pháp luật về tổ hợp tác và tổ chức khác không có tư cách pháp nhân như: Chủ thể trong quan hệ dân sự có sự tham gia của tổ hợp tác và tổ chức khác, tài sản chung của các thành viên tổ hợp tác và tổ chức khác không có tư cách pháp nhân, trách nhiệm dân sự của thành viên tổ hợp tác và tổ chức khác không có tư cách pháp nhân...đây là câu hỏi được rất nhiều bạn đọc quan tâm vì vậy bài viết dưới đây sẽ giải đáp toàn bộ các quy định pháp luật về vấn đề này.

Kiến thức của Luật sư:

     Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau: 

Căn cứ pháp lý:

Nội dung tư vấn:

  1. Chủ thể trong quan hệ dân sự có sự tham gia của tổ hợp tác và tổ chức khác không có tư cách pháp nhân

     Trường hợp tổ hợp tác và tổ chức khác không có tư cách pháp nhân tham gia quan hệ dân sự thì các thành viên của tổ hợp tác và tổ chức khác không có tư cách pháp nhân là chủ thể tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. Việc ủy quyền phải được lập thành văn bản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Khi có sự thay đổi người đại diện thì phải thông báo cho bên tham gia quan hệ dân sự biết.

     Trường hợp thành viên của tổ hợp tác và tổ chức khác không có tư cách pháp nhân tham gia quan hệ dân sự không được các thành viên khác ủy quyền làm người đại diện thì thành viên đó là chủ thể của quan hệ dân sự do mình xác lập, thực hiện.

  1. Tài sản chung của các thành viên tổ hợp tác và tổ chức khác không có tư cách pháp nhân

     Việc xác định tài sản chung của các thành viên tổ hợp tác, quyền, nghĩa vụ đối với tài sản này được xác định theo quy định tại Điều 506 của Bộ luật này, theo đó:

  • Tài sản do các thành viên đóng góp, cùng tạo lập và tài sản khác theo quy định của pháp luật là tài sản chung theo phần của các thành viên hợp tác.

     Trường hợp có thỏa thuận về góp tiền mà thành viên hợp tác chậm thực hiện thì phải có trách nhiệm trả lãi đối với phần tiền chậm trả theo quy định của BLDS và phải bồi thường thiệt hại.

  • Việc định đoạt tài sản là quyền sử dụng đất, nhà, xưởng sản xuất, tư liệu sản xuất khác phải có thỏa thuận bằng văn bản của tất cả các thành viên; việc định đoạt tài sản khác do đại diện của các thành viên quyết định, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
  • Không được phân chia tài sản chung trước khi chấm dứt hợp đồng hợp tác, trừ trường hợp tất cả các thành viên hợp tác có thỏa thuận. Việc phân chia tài sản chung quy định tại khoản này không làm thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ được xác lập, thực hiện trước thời điểm tài sản được phân chia.

     Việc xác định tài sản chung của các thành viên của tổ chức khác không có tư cách pháp nhân, quyền, nghĩa vụ đối với tài sản này được xác định theo thỏa thuận của các thành viên, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. [caption id="attachment_37155" align="aligncenter" width="400"]tổ hợp tác và tổ chức khác không có tư cách pháp nhân Tổ hợp tác và tổ chức khác không có tư cách pháp nhân[/caption]

  1. Trách nhiệm dân sự của thành viên tổ hợp tác và tổ chức khác không có tư cách pháp nhân

  • Nghĩa vụ dân sự phát sinh từ việc tham gia quan hệ dân sự của tổ hợp tác và tổ chức khác không có tư cách pháp nhân được bảo đảm thực hiện bằng tài sản chung của các thành viên.
  • Trường hợp các thành viên không có hoặc không đủ tài sản chung để thực hiện nghĩa vụ chung thì người có quyền có thể yêu cầu các thành viên thực hiện nghĩa vụ liên đới.

Điều 288 BLDS quy định thực hiện nghĩa vụ liên đới như sau:      

1. Nghĩa vụ liên đới là nghĩa vụ do nhiều người cùng phải thực hiện và bên có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những người có nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ.      

2. Trường hợp một người đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ thì có quyền yêu cầu những người có nghĩa vụ liên đới khác phải thực hiện phần nghĩa vụ liên đới của họ đối với mình.      

3. Trường hợp bên có quyền đã chỉ định một trong số những người có nghĩa vụ liên đới thực hiện toàn bộ nghĩa vụ, nhưng sau đó lại miễn cho người đó thì những người còn lại cũng được miễn thực hiện nghĩa vụ.      

4. Trường hợp bên có quyền chỉ miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho một trong số những người có nghĩa vụ liên đới không phải thực hiện phần nghĩa vụ của mình thì những người còn lại vẫn phải liên đới thực hiện phần nghĩa vụ của họ.

  • Trường hợp các bên không có thỏa thuận, hợp đồng hợp tác hoặc luật không có quy định khác thì các thành viên chịu trách nhiệm dân sự theo phần tương ứng với phần đóng góp tài sản của mình, nếu không xác định được theo phần tương ứng thì xác định theo phần bằng nhau.
  1. Hậu quả pháp lý đối với giao dịch dân sự do thành viên tổ hợp tác và tổ chức khác không có tư cách pháp nhân không có quyền đại diện hoặc vượt quá phạm vi đại diện xác lập, thực hiện

     Trường hợp thành viên không có quyền đại diện mà xác lập, thực hiện giao dịch dân sự nhân danh các thành viên khác của tổ hợp tác và tổ chức khác không có tư cách pháp nhân hoặc người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện thì hậu quả pháp lý của giao dịch được áp dụng theo quy định tại các Điều 130 BLDS về giao dịch dân sự vô hiệu từng phần; Điều 142 BLDS về hậu quả của giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện và Điều 143 BLDS về hậu quả của giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện.

     Giao dịch dân sự do bên không có quyền đại diện hoặc vượt quá phạm vi đại diện xác lập, thực hiện mà gây thiệt hại cho thành viên khác của tổ hợp tác và tổ chức khác không có tư cách pháp nhân hoặc người thứ ba thì phải bồi thường cho người bị thiệt hại.

     Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:

Liên hệ Luật sư tư vấn về tổ hợp tác và tổ chức khác không có tư cách pháp nhân

  • Tư vấn qua Tổng đài Gọi 19006500. Đây là hình thức tư vấn hiệu quả và nhanh nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về tổ hợp tác và tổ chức khác không có tư cách pháp nhân. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết.
  • Tư vấn qua Zalo: Tư vấn về tổ hợp tác và tổ chức khác không có tư cách pháp nhân số điện thoại zalo Luật Sư: 0931191033
  • Tư vấn qua Email: Gửi câu hỏi tổ hợp tác và tổ chức khác không có tư cách pháp nhân tới địa chỉ Email: lienhe@luattoanquoc.com chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn.

Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn!

     Liên kết ngoài tham khảo:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178