• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Bộ luật lao động quy định hợp đồng lao động vô hiệu xử lý như thế nào? Những trường hợp nào khiến hợp đồng lao động bị vô hiệu?

  • HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG VÔ HIỆU KHI NÀO THEO QUY ĐỊNH
  • Hợp đồng lao động vô hiệu khi nào
  • Pháp luật lao động
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG VÔ HIỆU KHI NÀO

     Chào luật sư, tôi có thắc mắc những trường hợp nào thì hợp đồng lao động bị vô hiệu. Khi hợp đồng bị vô hiệu như thế sẽ xử lý như thế nào? Tôi xin cảm ơn luật sư. Câu trả lời của Luật sư

    Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về hợp đồng lao động vô hiệu khi nào, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về hợp đồng lao động vô hiệu khi nào như sau: Căn cứ pháp lý

1. Định nghĩa hợp đồng lao động vô hiệu khi nào

     Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. Hợp đồng lao động vô hiệu là loại hợp đồng mà không đảm bảo điều kiện có hiệu lực của hợp đồng lao động như về hình thức, nội dung, tuổi, điều khoản, mẫu... Về hình thức, hợp đồng lao động bắt buộc phải được lập thành văn bản. Ngoài ra, cần đảm bảo các điều kiện khác để hợp đồng có hiệu lực.

     Nội dung cụ thể về hợp đồng lao động vô hiệu và hậu quả của hợp đồng lao động vô hiệu như sau: [caption id="attachment_204365" align="aligncenter" width="430"] Hợp đồng lao động vô hiệu khi nào[/caption]

2. Những trường hợp hợp đồng lao động bị coi là vô hiệu  

    Điều 50 bộ luật lao động 2012 quy định về các trường hợp vô hiệu của hợp đồng lao động vô hiệu gồm:

Điều 50. Hợp đồng lao động vô hiệu

1. Hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Toàn bộ nội dung của hợp đồng lao động trái pháp luật;

b) Người ký kết hợp đồng lao động không đúng thẩm quyền;

c) Công việc mà hai bên đã giao kết trong hợp đồng lao động là công việc bị pháp luật cấm;

d) Nội dung của hợp đồng lao động hạn chế hoặc ngăn cản quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn của người lao động.

2. Hợp đồng lao động vô hiệu từng phần khi nội dung của phần đó vi phạm pháp luật nhưng không ảnh hưởng đến các phần còn lại của hợp đồng.

3. Trong trường hợp một phần hoặc toàn bộ nội dung của hợp đồng lao động quy định quyền lợi của người lao động thấp hơn quy định trong pháp luật về lao động, nội quy lao động, thoả ước lao động tập thể đang áp dụng hoặc nội dung của hợp đồng lao động hạn chế các quyền khác của người lao động thì một phần hoặc toàn bộ nội dung đó bị vô hiệu.

     Hợp đồng vô hiệu làm mất hoàn toàn hoặc giảm giá trị pháp lý của từng phần trong hợp đồng lao động. Khi hợp đồng bị vô hiệu có thể tước đi quyền được duy trì và thực hiện hớp đồng của các bên trong quan hệ lao động. Trong một số trường hợp, hợp đồng lao động vô hiệu đồng nghĩa với việc chủ thể của hợp đồng đó vi phạm pháp luật.

     Điều kiện một hợp đồng là hợp pháp thông thường có:

  • Nội dung của hợp đồng phù hợp với quy định của pháp luật;
  • Chủ thể tham gia hợp đồng đáp ứng yêu cầu về năng lực pháp luật và năng lực hành vi theo quy định của pháp luật; hình thức của hợp đồng phù hợp với quy định của pháp luật;
  • Các điều kiện khác do pháp luật quy định hoặc do các bên xác định phù hợp, không trái pháp luật. 

      Nếu vi phạm các điều kiện trên hợp đồng sẽ bị coi là vô hiệu.Từ điều 50 ta thấy có 02 loại hợp đồng lao động bị vô hiệu gồm: hợp đồng vô hiệu từng phần, hợp đồng vô hiệu toàn bộ.

2.1. Hợp đồng vô hiệu từng phần

      Căn cứ theo khoản 2 và khoản 3 bộ luật lao động 2012.

      Hợp đồng vô hiệu tường phần khi nội dung của phần đó vi phạm pháp luật nhưng không ảnh hưởng đến các phần còn lại của hợp đồng lao động. Do đó chỉ nội dung bị vô hiệu bị mất hiệu lực thực hiện các nội dung khác vẫn còn giá trị hiệu lực như bình thường.

     Trong trường hợp một phần nội dung của hợp đồng lao động quy định quyền lợi của người lao động thấp hơn quy định trong pháp luật về lao động, nội dung lao động, thoả ước lao động tập thể đang áp dụng hoặc nội dung của hợp đồng lao động hạn chế các quyền khác của người lao động thì một phần nội dung đó bị vô hiệu. 

2.2. Hợp đồng vô hiệu hoàn toàn/toàn phần
     Căn cứ theo khoản 1 điều 50 bộ luật lao động 2012.
  • Toàn bộ nội dung của HĐLĐ trái pháp luật:
  • Người ký kết HĐLĐ không đúng thẩm quyền. Tại điều 14 thông tư 30/2013/TT-BLĐTBXH quy định chi tiết như sau:

Điều 14. Hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ do người ký kết hợp đồng lao động không đúng thẩm quyền

1. Người ký kết hợp đồng lao động không đúng thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều 11 Nghị định số 44/2013/NĐ-CP là người ký kết hợp đồng không thuộc một trong các đối tượng sau:

a) Bên người sử dụng lao động

- Người đại diện theo pháp luật quy định tại Điều lệ của doanh nghiệp hoặc người được người đại diện theo pháp luật ủy quyền đối với doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp;

- Người đại diện theo pháp luật quy định tại Điều lệ hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc người được người đại diện theo pháp luật ủy quyền đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoạt động theo Luật hợp tác xã;

- Người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức hoặc người được người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức ủy quyền đối với cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội có sử dụng lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động;

- Người đứng đầu tổ chức hoặc người được người đứng đầu tổ chức ủy quyền đối với cơ quan, tổ chức, chi nhánh, văn phòng đại điện của nước ngoài hoặc quốc tế đóng tại Việt Nam;

- Chủ hộ hoặc người đại diện hộ gia đình có thuê mướn, sử dụng lao động;

- Cá nhân trực tiếp sử dụng lao động.

b) Bên người lao động

- Người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên;

- Người lao động chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi và có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người lao động;

- Người đại diện theo pháp luật đối với người dưới 15 tuổi và có sự đồng ý của người dưới 15 tuổi;

- Người lao động được nhóm người lao động ủy quyền giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản, kèm theo danh sách họ tên, tuổi, giới tính, địa chỉ thường trú, nghề nghiệp và chữ ký của từng người lao động ủy quyền.

2. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ do người ký kết hợp đồng lao động không đúng thẩm quyền, Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính hoặc nơi đặt cơ sở sản xuất kinh doanh, đơn vị, chi nhánh của doanh nghiệp chỉ đạo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn người sử dụng lao động và người lao động ký lại hợp đồng lao động theo đúng thẩm quyền.

3. Nội dung của hợp đồng lao động ký lại theo đúng thẩm quyền là nội dung mà người lao động và người sử dụng lao động đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.

4. Hợp đồng lao động được ký lại theo đúng thẩm quyền có hiệu lực kể từ ngày ký.

5. Thời gian người lao động bắt đầu làm việc theo hợp đồng lao động do người ký kết không đúng thẩm quyền cho đến khi ký lại hợp đồng lao động theo đúng thẩm quyền thì quyền và lợi ích của mỗi bên được thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu do người ký kết không đúng thẩm quyền. Thời gian người lao động bắt đầu làm việc theo hợp đồng lao động do người ký kết không đúng thẩm quyền cho đến khi ký lại hợp đồng lao động theo đúng thẩm quyền được tính là thời gian làm việc cho người sử dụng lao động để làm căn cứ thực hiện chế độ theo quy định của pháp luật về lao động.

      Việc ký kết không đúng thẩm quyền xảy ra trong nhiều trường hợp khác nhau, tuy nhiên đều liên quan đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của người đại diện cho đơn vị sử dụng lao động. Về lý luận cũng như thực tiễn, trường hợp nêu trên có thể được khắc phục khi người có thẩm quyền công nhận kết quả ký kết của người không có thẩm quyền.     

  •  Công việc mà hai bên đã giao kết trong HĐLĐ là công việc bị pháp luật cấm;

     Trường hợp này đối tượng của hợp đồng lao động không phải là việc làm, là bất hợp pháp, các bên đều có lỗi khi ký kết một hợp đồng có đối tượng trái pháp luật. Trường hợp này sẽ không thể khắc phục.      

  • Nội dung của hợp đồng lao động hạn chế hoặc ngăn cản quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn của người lao động.

      Quy định này được đặt ra nhằm phòng tránh việc người sử dụng lao động lợi dụng vị thể, quyền lực quả mình để cấm đoán hoặc cản trở người lao động thực hiện quyền hợp pháp của mình trong việc thành lập, gia nhập, hoạt động công đoàn các tổ chức đại diện, bảo vệ quyên và lợi lích hợp pháp chính đáng của người lao động. Việc làm của người sử dụng lao động trong trường hợp này tại nhiều nước được coi là hành vi thiếu công bằng, bất công trong lao động.

      Tuy nhiên có nhiều ý kiến cho rằng điều khoản này chưa phù hợp, vì nội dung điều khoản này có thể không làm ảnh hưởng đến các điều khoản khác trong hợp đồng lao động.

Lưu ý thêm: Điều khoản này chỉ tồn tại trong bộ luật lao động 2012 và đến bộ luật lao động 2019 điều khoản này đã được lược bỏ.

  • Trong trường hợp toàn bộ nội dung của hợp đồng lao động quy định quyền lợi của người lao động thấp hơn quy định trong pháp luật về lao động, nội dung lao động, thoả ước lao động tập thể đang áp dụng hoặc nội dung của hợp đồng lao động hạn chế các quyền khác của người lao động thì toàn bộ nội dung đó bị vô hiệu. 

3. Xử lý trường hợp hợp đồng lao động vô hiệu

3.1. Thẩm quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu

     Căn cứ điều 51 bộ luật lao động 2012:

Điều 51. Thẩm quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu

1. Thanh tra lao động, Toà án nhân dân có quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu.

2. Chính phủ quy định về trình tự, thủ tục thanh tra lao động tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu.

     Như vậy thanh tra lao động thuộc sở và toà án nhân dân có quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu. Trong trường hợp thanh tra lao động vô hiệu căn cứ điều 9 nghị định 44/2013/NĐ-CP quy định trình tự như sau:

      B1:  Thanh tra lập biên bản và đề nghị sửa đổi.

      B2:  Các bên sửa đổi, bổ sung trong 5 ngày kể từ nhận được biên bản về trường hợp vi phạm.

     B3:  Gửi biên bản kèm theo bản sao hợp đồng lao động vi phạm cho Chánh thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính.Thời hạn 03 ngày kể từ ngày hết hạn sửa đổi, bổ sung.

     B4:  Chánh thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét, ban hành quyết định tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu.Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được biên bản về trường hợp vi phạm.

      Lưu ý: Quyết định tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu phải gửi đến người sử dụng lao động và từng người lao động có liên quan trong hợp đồng lao động vô hiệu, tổ chức đại diện tập thể lao động và cơ quan quản lý nhà nước về lao động nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính.

3.2. Xử lý hợp đồng lao động vô hiệu từng phần

     Trong thời hạn 03 ngày làm việc, tính từ ngày nhận được quyết định tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu từng phần, người sử dụng lao động và người lao động phải sửa đối, bổ sung hợp đồng lao động bằng việc ký kết phụ lục hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới theo quy định của pháp luật.     

     Trong thời gian từ khi tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu từng phần đến khi hai bên sửa đổi, bổ sung phần nội dung bị tuyên bố vô hiệu thì quyền và lợi ích của người lao động được giải quyết theo quy định của nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể (nếu có) và quy định của pháp luật về lao động.

      Hợp đồng lao động vô hiệu có tiền lương thấp hơn so với quy định của pháp luật lao động, nội quy lao động, thoả ước lao động tập thể đang áp dụng thì hai bên thoả thuận lại bằng việc ký kết phụ lục hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới theo quy định của pháp luật. Doanh nghiệp có trách nhiệm hoàn trả phần chênh lệch giữa tiền lương đã thoả thuận với tiền lương trong hợp đồng lao động vô hiệu theo thời gian thực tế làm việc của người lao động nhưng tối đa không quá 12 tháng. Tại điều 13 thông tư 30/2013/TT-BLĐTBXH đã hướng dẫn. 

3.3. Xử lý hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ

  • Do người kí kết không đúng thẩm quyền:

     Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ, cơ quan quản lý nhà nước về lao động nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính có trách nhiệm hướng dẫn các bên ký lại hợp đồng lao động.

     Nội dung của hợp đồng la động ký lại theo đúng thẩm quyền là nội dung mà người lao động và doanh nghiệp thoải thuận trong hợp đồng lao động bị tuyên vô hiệu, trừ trường hợp hai bên có thoả thuận khác.       Hợp đồng lao động được kí lại theo đúng thẩm quyền có hiệu lực kể từ ngày ký.

     Thời gian người lao động bắt đầu làm việc theo hợp đồng lao động do người ký kết không đúng thẩm quyền cho đến khi kí lại hợp đồng lao động theo đúng thẩm quyền thì quyền và lợi ích của mỗi bên được thực hiện thao thoả ước trong hợp đồng lao động bị tuyên vô hiệu do người ký kết không đúng thẩm quyền.     

  • Hợp đồng lao động có toàn bộ nội dung của hợp đồng trái pháp luật bị hủy bỏ khi có quyết định tuyên bố HĐLĐ vô hiệu toàn bộ.

  • Do toàn bộ nội dung của hợp đồng quy định quyền lợi của NLĐ thấp hơn so với quy định của pháp luật về lao động, nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể đang áp dụng

     Thì trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ doanh nghiệp và người lao động có trách nhiệm giao kết hợp đồng lao động mới theo quy định của pháp luật về lao động.

      Trong thời gian từ khi tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ đến khi hai bên giao kết hợp đồng lao động mới thì quyền và lợi ích của người lao động được giải quyết theo quy định của nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể (nếu có) và quy định của pháp luật về lao động.

  • Do nội dung của hợp đồng lao động hạn chế hoặc ngăn cản quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn của người lao động. 

     Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ doanh nghiệp và người lao động có trách nhiệm giao kết hợp đồng lao động mới theo quy định của pháp luật về lao động.     

  •  Do công việc mà hai bên đã giao kết trong hợp đồng lao động là công việc bị pháp luật cấm.

      Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ doanh nghiệp và người lao động có trách nhiệm giao kết hợp đồng lao động mới theo quy định của pháp luật về lao động.

       Trường hợp không giao kết được hợp đồng lao động mới thì doanh nghiệp có trách nhiệm trả cho người lao động một khoản tiền do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất cứ mỗi năm làm việc bằng một tháng lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố tại thời điểm có quyết định tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ.

3.4. Khởi kiện hoặc khiếu nại

     Trường hợp không đồng ý với quyết định tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu thì doanh nghiệp hoặc người lao động tiến hành khởi kiện tại Tòa án hoặc khiếu nại với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. [caption id="attachment_204367" align="aligncenter" width="300"] Hợp đồng lao động vô hiệu khi nào[/caption]

      KẾT LUẬN:  Có hai loại hợp đồng lao động vô hiệu gồm: Hợp đồng lao động vô hiệu từng phần và hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ.

      Hợp đồng vô hiệu tường phần khi nội dung của phần đó vi phạm pháp luật nhưng không ảnh hưởng đến các phần còn lại của hợp đồng lao động. Do đó chỉ nội dung bị vô hiệu bị mất hiệu lực thực hiện các nội dung khác vẫn còn giá trị hiệu lực như bình thường. Tuy nhiên, không phải đương nhiên khi hợp đồng lao động vi phạm một trong số các điều kiện nêu trên thì nó sẽ vô hiệu, mà nó phải được cơ quan, người có thẩm quyền tuyên bố vô hiệu. Và để cơ quan, người có thẩm quyền tuyên bố vô hiệu thì phải có yêu cầu, căn cứ. Trong nhiều trường hợp, không phải mọi yêu cầu, mọi căn cứ đều có thể được xác định là chứng cứ để tuyên bố hợp đồng lao động bị vô hiệu.

     

Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về hợp đồng lao động vô hiệu:

Tư vấn qua điện thoại: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về điều kiện, hình thức, nội dung, đối tượng ký kết hợp đồng, hoặc các vấn đề khác liên quan đến hợp đồng lao động vô hiệu mà bạn còn chưa rõ. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cư thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.  

Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi Email câu hỏi về địa chỉ: lienhe@luattoanquoc.com chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.  

Tư vấn trực tiếp: Nếu bạn sắp xếp được công việc và thời gian bạn có thể đến trực tiếp Công ty Luật Toàn Quốc để được tư vấn. Lưu ý trước khi đến bạn nên gửi câu hỏi, tài liệu kèm theo và gọi điện đặt lịch hẹn tư vấn trước để Luật Toàn Quốc sắp xếp Luật Sư tư vấn cho bạn, khi đi bạn nhớ mang theo hồ sơ.

 

Dịch vụ thực tế: Luật Toàn Quốc cung cấp dịch vụ pháp lý về hợp đồng lao động vô hiệu như: thu thập/kê khai hồ sơ tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu; đại diện làm việc với cơ quan có thẩm quyền; tham gia bảo vệ quyền lợi hợp pháp của bên yêu cầu;...

  Bài viết tham khảo:

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.  

Chuyên viên: Lan Anh

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178