• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Những điều kiện để hợp đồng lao động có hiệu lực gồm có điều kiện về nội dung hợp đồng, hình thức hợp đồng, nguyên tắc ký hợp đồng..

  • NHỮNG ĐIỀU KIỆN ĐỂ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG CÓ HIỆU LỰC LÀ GÌ?
  • ĐIỀU KIỆN ĐỂ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG CÓ HIỆU LỰC
  • Pháp luật lao động
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

ĐIỀU KIỆN ĐỂ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG CÓ HIỆU LỰC

Câu hỏi của bạn về điều kiện để hợp đồng lao động có hiệu lực

     Chào luật sư, hiện tôi đang là chủ một nhà hàng tôi muốn làm hợp đồng lâu dài với người lao động. Hợp đồng lao động cần điều kiện gì để có hiệu lực và không trái pháp luật ? Xin cảm ơn luật sư.

Câu trả lời của luật sư về điều kiện để hợp đồng lao động có hiệu lực

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi. Quy định về điều kiện hiệu lực hợp đồng và phụ lục hợp đồng, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn quy định về điều kiện hiệu lực và phụ lục hợp đồng như sau:

1. Cơ sở pháp lý về điều kiện để hợp đồng lao động có hiệu lực

2. Nội dung tư vấn về điều kiện để hợp đồng lao động có hiệu lực

     Căn cứ điều 15 bộ luật lao động 2012:

Điều 15. Hợp đồng lao động

Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.

      Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng lao động là tổng hợp các quy định của pháp luật về hợp đồng lao động mà khi các bên tham gia ký kết hợp đồng lao động phải tuân theo. Cụ thể như các điều kiện về: Chủ thể, hình thức, nội dung … [caption id="attachment_204021" align="aligncenter" width="462"] Điều kiện để hợp đồng lao động có hiệu lực[/caption]

2.1. Điều kiện chủ thể trong hợp đồng lao động

2.1.1 Người lao động

     Căn cứ khoản 1 điều 2 và khoản 1 điều 3 bộ luật lao động 2012 quy định.

Điều 2. Đối tượng áp dụng 1. Người lao động Việt Nam, người học nghề, tập nghề và người lao động khác được quy định tại Bộ luật này. Điều 3. Giải thích từ ngữ Trong Bộ luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động.

      Như vậy ta có thể thấy người lao động là cá nhân công dân Việt Nam, từ đủ 15 tuổi trở lên có khả năng lao động và có năng lực pháp luật lao động và năng lực hành vi lao động.

      Ngoài ra pháp luật còn quy định trường hợp sử dụng người lao động dưới 15 tuổi để làm những công việc mà pháp luật cho phép với điều kiện; Có hợp đồng lao động bằng văn bản và phải được ký kết với người đại diện theo pháp luật và được sự đồng ý của người lao động dưới 15 tuổi.

      Không được sử dụng lao động nữ, lao động tàn tật, lao động cao tuổi… làm những công việc mà pháp luật cấm.

      Bên cạnh quy đinh người lao động là công dân Việt Nam. Bộ luật lao động 2012 còn quy định người lao động khi là người nước ngoài như sau:

Điều 169. Điều kiện của lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam

1. Lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

b) Có trình độ chuyên môn, tay nghề và sức khỏe phù hợp với yêu cầu công việc;

c) Không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài;

d) Có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ các trường hợp theo quy định tại Điều 172 của Bộ luật này.

2. Lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải tuân theo pháp luật lao động Việt Nam, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác và được pháp luật Việt Nam bảo vệ.

      Đối với người lao động là người nước ngoài thì phải đủ 18 tuổi có lăng lực hành vi dân sự đầy đủ. Có sức khoẻ, trình độ chuyện môn tay nghề phù hợp với yêu cầu công việc không phạm tội, có lý dịch tư pháp trong sạch, và giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp.     

       Nhìn chung đối với người lao động việc giao kết hợp đồng lao động mang tính trực tiếp không được ủy quyền. Trừ trường hợp đối với công việc mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng. Quy định tại khoản 2 Điều 18 bộ luật lao động 2012 như sau:

Điều 18. Nghĩa vụ giao kết hợp đồng lao động 2. Đối với công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng thì nhóm người lao động có thể ủy quyền cho một người lao động trong nhóm để giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản; trường hợp này hợp đồng lao động có hiệu lực như giao kết với từng người. Hợp đồng lao động do người được ủy quyền giao kết phải kèm theo danh sách ghi rõ họ tên, tuổi, giới tính, địa chỉ thường trú, nghề nghiệp và chữ ký của từng người lao động.

2.1.2 Người sử dụng lao động

 Người sử dụng lao động có thể là:

  • Cơ quan, tổ chức có thể là của Việt Nam, nước ngoài, hay của Quốc tế tại Việt Nam và phải có tư cách pháp nhân.
  • Doanh nghiệp, hộ gia đình, hợp tác xã, cá nhân: Phải được phép kinh doanh, có giấy phép kinh doanh và phải đăng ký kinh doanh.
  • Với trường hợp là cá nhân thì phải đủ 18 tuổi, có năng lực pháp luật đầy đủ, và phải có khả năng trả công cho người lao động.

     Căn cứ khoản 2 điều 3 bộ luật lao động 2012:

Điều 3. Giải thích từ ngữ

2. Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động; nếu là cá nhân thì phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

symple_box]

     Trong các đơn vị sử dụng lao động những đối tượng có quyền ký kết hợp đồng lao động là: Đối với doanh nghiệp thì đó là giám đốc hoặc tổng giám đốc; Chủ nhiệm hợp tác xã đối với hợp tác xã; giám đốc liên hiệp hợp tác xã đối với liên hiệp hợp tác xã; Chủ hộ đối với hộ gia đình; người đứng đầu của các cơ quan, tổ chức Việt Nam, nước ngoài, quốc tế tại Việt Nam.

       Đối với người sử dụng lao động thì họ có thể ủy quyền cho người khác kí kết hợp đồng lao động. Trừ trường hợp người sử dụng lao dộng là cá nhân.

2.2. Điều kiện về loại và hình thức của hợp đồng lao động

      Hiện nay,tuỳ thuộc vào tính chất công việc và thời hạn kết thúc của mỗi công việc mà mỗi bên phải ký kết hợp đồng lao động. Hợp đồng được ký kết theo một trong các loại sau. Hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ. Hoặc theo một công việc nhất định mà thời hạn dưới 12 tháng. Theo khoản 1 điều 22, bộ luật lao động 2012:

Điều 22. Loại hợp đồng lao động

1. Hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong các loại sau đây:

a) Hợp đồng lao động không xác định thời hạn; Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng.

b) Hợp đồng lao động xác định thời hạn; Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng.

c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.

  • Hợp đồng không xác định thời hạn: Từ đủ 36 tháng trở lên.
  • Hợp đồng lao động xác định thời hạn: Từ đủ 12 tháng đến dưới 36 tháng.
  • Hợp đồng lao động theo mùa vụ: Dưới 12 tháng.      

      Hợp đồng lao động được thể hiện qua hai hình thức: qua văn bản và bằng lời nói. 

      Đối với hợp đồng lao động bằng lời nói chỉ áp dụng với những công việc có tính chất tạm thời, thời gian làm việc dưới 03 tháng. Quá trình giao kết có thể có hoặc không có người làm chứng tuỳ theo yêu cầu các bên. Và phải tuân thủ theo pháp luật về giao kết hợp đồng lao động.

2.3. Điều kiện về nguyên tắc ký kết hợp đồng lao động.

     Hợp đồng lao động có hiệu lực và đảm bảo sự thoả thuận trong hợp đồng. Là ý chí của các bên, trên nguyên tắc bình đẳng, thiện chí, tự nguyện, hợp tác và trung thực. Và không được giao kết những hợp đồng trái pháp luật, thoả ước lao động tập thể cũng hư đạo đức xã hội. Đây là những nguyên tắc bắt buộc các bên người lao động và người sử dụng lao động buộc phải tuân thủ. Điều 17 bộ luật lao động 2012 quy định.

Điều 17. Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động 1. Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực. 2. Tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội.

     Nguyên tắc đầu tiên là tự nguyện khi giao kết hợp đồng đảm bảo sự tự do, tự nguyện của các bên khi tham gia giao kết hợp đồng lao động. Người lao động và người sử dụng lao động, không thể áp đặt ý chí của mình vào bên còn lại. Bằng cách dùng thủ đoạn hay ép buộc, đe doạ nhằm buộc bên kia vì lo sợ mà giao kết hợp đồng dù họ không mong muốn. Quyền tự do thiết lập quan hệ lao động với bất kì người lao động, hay người sử dụng lao động nào. Theo nhu cầu bản thân mà không trái với pháp luật đã quy định. Nguyên tắc này không chỉ đảm bảo giữ đúng bản chất thoả thuận của hợp đồng mà còn nhằm giúp các bên tự giác thực hiện quan hệ lao động, và duy trì quan hệ lao động trong sự hài hoà, ổn định.

     Nguyên tắc thứ hai là nguyên tắc bình đẳng giữa các bên trong việc thỏa thuận, tiến hành giao kết hợp đồng lao động. Các chủ thể trong HĐLĐ bình đẳng với nhau về tư cách pháp lý của chủ thể, hệ thống các quyền và nghĩa vụ ngang nhau, xuất phát từ ý chí của các bên chứ không phải của ai khác (đặc biệt là thanh tra lao động).

     Nguyên tắc cuối cùng là không được trái pháp luật, thoả ước lao động tập thể và đạo đức xã hội. Tuỳ từng trường hợp mà thỏa ước lao động tập thể có thể có trước hoặc có sau khi ký kết hợp đồng lao động, tuy nhiên khi ký kết hợp đồng lao động có tồn tại thỏa ước thì các bên phải triệt để tuân theo các quy định của thỏa ước. [caption id="attachment_204029" align="aligncenter" width="583"] Điều kiện để hợp đồng lao động có hiệu lực[/caption]

2.4. Điều kiện về nội dung trong hợp đồng lao động.

     Toàn bộ những vấn đề được phản ánh trong hợp đồng lao động là nội dung của hợp dồng lao động. Nội dung hợp đồng lao động là căn cứ đầu tiên để xác định quyền và nghĩa vụ các bên, cùng với các căn cứ khác như quy định của pháp luật lao động, nội quy lao động và thoả ước lao động tập thể.

Điều 23. Nội dung hợp đồng lao động

1. Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:

a) Tên và địa chỉ người sử dụng lao động hoặc của người đại diện hợp pháp;

b) Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác của người lao động;

c) Công việc và địa điểm làm việc;

d) Thời hạn của hợp đồng lao động;

đ) Mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;

e) Chế độ nâng bậc, nâng lương;

g) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;

h) Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;

i) Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế;

k) Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề.

2. Khi người lao động làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ theo quy định của pháp luật, thì người sử dụng lao động có quyền thỏa thuận bằng văn bản với người lao động về nội dung, thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, quyền lợi và việc bồi thường trong trường hợp người lao động vi phạm.

3. Đối với người lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp thì tùy theo loại công việc mà hai bên có thể giảm một số nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động và thỏa thuận bổ sung nội dung về phương thức giải quyết trong trường hợp thực hiện hợp đồng chịu ảnh hưởng của thiên tai, hoả hoạn, thời tiết.

      Trong điều 23 bộ luật lao động 2012 hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu thiết lập trên quan hệ lao động như:     

  • Tên và địa chỉ người sử dụng lao động hoặc của người đại diện hợp pháp;
  • Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác của người lao động;
  • Công việc và địa điểm làm việc;
  • Thời hạn của hợp đồng lao động;
  • Mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác; 
  • Chế độ nâng bậc, nâng lương;
  • Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; 
  • Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;
  • Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế;
  • Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề.

      Ngoài những nội dung chủ yếu trên, trong hợp đồng lao động các bên được phép thoả thuận các nội dung khác nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội và thoả ước lao động tập thể (nếu có). 

KẾT LUẬN:  Để lập hợp đồng lao động lâu dài với người lao động có hiệu lực và không trái với pháp luật quy định. Bạn cần đáp ứng đầy đủ 4 điều kiện về chủ thế, về loại và hình thức của hợp đồng lao động,về nguyên tắc ký kết hợp đồng lao động và về nội dung trong hợp đồng lao động. Điều kiện chủ thể là điều kiện tiên quyết vì thế bạn cần chú ý trong việc lựa chọn người lao động trước khi ký hợp đồng lao động, khi đó người lao động phải đáp ứng một trong các điều kiện sau:   

Nếu người lao động kí kết với bạn nếu là công dân Việt Nam:   

  • Phải là người đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động và có năng lực pháp luật lao động và năng lực hành vi lao động.   
  • Trường hợp người dưới 15 tuổi để làm những công việc mà pháp luật cho phép với điều kiện; Có hợp đồng lao động bằng văn bản và phải được ký kết với người đại diện theo pháp luật và được sự đồng ý của người lao động dưới 15 tuổi.     

Đối với người lao động là công dân nước ngoài:

     Phải đủ 18 tuổi có lăng lực hành vi dân sự đầy đủ có sức khoẻ, trình độ chuyện môn tay nghề phù hợp với yêu cầu công việc. Không phạm tội, có lý dịch tư pháp trong sạch, và giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp.      

      Bài viết tham khảo:

     Để được tư vấn chi tiết về hiệu lực của hợp đồng lao động, quý khách vui lòng liên hệ tới để được luật sư tư vấn Tổng đài tư vấn pháp luật lao động 24/7: 19006500 hoặc Gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: lienhe@luattoanquoc.com Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./. 

Chuyên viên: Lan Anh

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178