• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

tai nạn trên đường đi làm có được coi là tai nạn lao động không? Trách nhiệm bồi thường của người sử dụng lao động khi có tai nạn lao động xảy ra

  • Hỏi đáp về tai nạn lao động trên đường tới công ty làm việc?
  • tai nạn lao động
  • Pháp luật lao động
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

HỎI ĐÁP VỀ TAI NẠN LAO ĐỘNG TRÊN ĐƯỜNG TỚI CÔNG TY LÀM VIỆC ?

Câu hỏi của bạn:

     Em bị tai nạn trên đường đi làm về ( trên cung đường thường xuyên đi làm ) sau khi cấp cứu bệnh viện về kết luận bị gãy xương sườn và xương đòn. Do tự ngã nên em không báo công an ,vì vậy em không có biên bản hiện trường và số đo hiện trường của công an. Vậy trường hợp của em có được coi là tai nạn lao động không? Em cám ơn!

Câu trả lời của luật sư:

   Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Phòng tư vấn pháp luật qua Email – Luật Toàn Quốc với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lý:

Nội dung tư vấn :      Điều 2 Thông tư liên tịch số 14/2005/TTLT-BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN quy định:

2. Tai nạn lao động và phân loại tai nạn lao động

2.1. Tai nạn lao động

a) Tai nạn lao động là tai nạn xảy ra do tác động bởi các yếu tố nguy hiểm, độc hại trong lao động gây tổn th­ương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể Người lao động hoặc gây tử vong trong quá trình lao động gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động kể cả trong thời gian khác theo quy định của Bộ luật Lao động như: nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dư­ỡng hiện vật, vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh, thời gian chuẩn bị, kết thúc công việc tại nơi làm việc.

b) Những trường hợp sau được coi là tai nạn lao động: Tai nạn xảy ra đối với Người lao động khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc từ nơi làm việc về nơi ở vào thời gian và tại địa điểm hợp lý (trên tuyến đường đi và về thường xuyên hàng ngày) hoặc tai nạn do những nguyên nhân khách quan như thiên tai, hỏa hoạn và các trường hợp rủi ro khác gắn liền với việc thực hiện các công việc, nhiệm vụ lao động.

     Tai nạn lao động được định nghĩa tại khoản 1 Điều 3 về tai nạn lao động, và trường hợp được coi là tai nạn lao động được quy định tại điểm a khoản 2 điều này :

“ 1.Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể người lao động hoặc gây tử vong, bao gồm:

a) Tai nạn lao động xảy ra trong quá trình lao động gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động;

b) Tai nạn lao động xảy ra trong quá trình thực hiện công việc, nhiệm vụ khác theo sự phân công của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động uỷ quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động;

c) Tai nạn lao động xảy ra đối với người lao động khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết mà Bộ luật Lao động và nội quy của cơ sở cho phép (nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, cho con bú, tắm rửa, đi vệ sinh).

"2.Những trường hợp tai nạn được coi là tai nạn lao động xảy ra tại địa điểm và thời gian hợp lý, bao gồm:

a) Tai nạn xảy ra đối với người lao động khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc, từ nơi làm việc về nơi ở "

     Như vậy theo quy định như nêu ở trên thì trường hợp của bạn có thể được coi là tai nạn lao động nếu đáp ứng được yêu cầu : một là thời gian xảy ra tai nạn là thời gian trong khi bạn  đi làm về, hoặc thời gian bạn đến công ty đi làm.Hai là địa điểm xảy ra tai nạn là quãng đường thường xuyên đi làm từ công ty tới nơi cư trú.      Vấn đề tiếp theo mà bạn thắc mắc đó là bạn bị tai nạn dẫn đến gãy xương đòn và xương sườn, nhưng không báo công an nên không có báo cáo hiện trường, cũng như số đo hiện trường thì có được công ty công nhận hay không?      Trước tiên bạn cần phải khai báo tai nạn lao động cho người sử dụng lao động về sự việc xảy ra, cung cấp thông tin về sự việc, người làm chứng… theo khoản 1 điều 5 thông tư và theo mẫu phụ lục 01 kèm theo thông tư này. 

"Điều 5. Khai báo tai nạn lao động

1.Khi xảy ra tai nạn đối với người lao động tại nơi làm việc thuộc phạm vi quản lý của cơ sở hoặc khi thực hiện công việc, nhiệm vụ khác theo sự phân công của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động uỷ quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động thì người bị tai nạn hoặc người biết sự việc (người lao động, người quản lý) phải báo ngay cho người sử dụng lao động biết."

     Sau khi khai báo với công ty, bạn sẽ nhận được giấy giới thiệu nơi để giám định thương tích của bạn để hoàn tất hồ sơ vụ tai nạn lao động. Theo danh mục thương tích được quy định tại phụ lục 01 kèm theo thông tư này để xác định loại tai nạn lao động, thì trường hợp của bạn được xếp vào loại tai nạn lao động nặng. Chính vì vậy, để công ty có thể giải quyết vấn đề tai nạn lao động cho bạn trước tiên bạn phải báo cáo với người sử dụng lao động, và hoàn tất các thủ tục được yêu cầu một cách chính xác, trung thực nhất. 

     Luật Toàn Quốc hy vọng những gì chúng tôi tư vấn nêu trên sẽ giúp quý khách hàng lựa chọn được phương án tốt nhất để giải quyết vấn đề của mình, còn bất cứ vướng mắc gì quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật Lao Động miễn phí 24/7: 19006500 để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi  email: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi mong rằng sẽ nhận được sự ủng hộ và ý kiến đóng góp của mọi người dân trên cả nước để chúng tôi ngày càng trở lên chuyên nghiệp hơn.

  Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách!

   Trân trọng./.

Liên kết tham khảo:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178