Giải quyết tranh chấp đất đai nhưng chưa có sổ đỏ
19:46 07/01/2024
Giải quyết tranh chấp đất đai nhưng chưa có sổ đỏ. Và nếu Bố tôi tiếp tục ra tòa thì vẫn sẽ theo hướng giải quyết như ở xã hay tòa dựa trên căn cứ [..]
- Giải quyết tranh chấp đất đai nhưng chưa có sổ đỏ
- tranh chấp đất đai nhưng chưa có sổ đỏ
- Pháp Luật Đất Đai
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI NHƯNG CHƯA CÓ SỔ ĐỎ
Câu hỏi của bạn:
Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi muốn nhờ Luật sư tư vấn giúp: Năm 1998 Bố tôi làm được một cái nền nhà, trên mảnh đất trống không phải của ai và sau đó có dựng một căn nhà nhỏ được chia làm hai gian.
Đến năm 2001 thì có một chú hàng xóm đến nhà xin thưa chuyện với Bố tôi, là có mấy chú khác nữa muốn cùng góp công sức để sửa chữa lại căn nhà cũ của Bố tôi cho rộng hơn để có chỗ gửi nhờ xe máy. Còn đất đai thì sau này vẫn là của Bố tôi.
Vậy là tranh chấp giữa hai bên bắt đầu diễn ra và đã nhiều lần hòa giải ở thôn không được và đã hai lần ở xã vẫn không thành. Khi hòa giải ở xã thì dù biết đó là đất của Bố tôi nhưng họ không dựa vào căn cứ nguồn gốc và những bằng chứng thỏa đáng ma chỉ bảo là do hai bên không có sổ đỏ nên tự giải hòa và chia đôi, nhưng hai bên đều không đồng ý.
Theo luật sư một bên có căn cứ chứng minh thỏa đáng nhưng một bên lại không thì xã giải hòa như vậy có đúng không? Giải quyết tranh chấp đất đai nhưng chưa có sổ đỏ. Và nếu Bố tôi tiếp tục ra tòa thì vẫn sẽ theo hướng giải quyết như ở xã hay tòa dựa trên căn cứ của hai bên để giải quyết? Tôi xin chân thành cảm ơn!
Cơ sở pháp lý:
1. Hòa giải tranh chấp đất đai nhưng chưa có sổ đỏ ở xã như vậy có đúng không?
Điều 202 luật đất đai năm 2013 quy định về trình tự hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân xã:
Bước 1: Các bên có tranh chấp nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân xã/phường nơi có đất
Bước 2: tổ chức buổi hòa giải. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã có trách nhiệm mở phiên hòa giải phối hợp với ủy ban mặt trận tổ quốc tại xã và thành viên của các tổ chức xã hội khác trên địa bàn. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai không quá 45 ngày kể từ ngày nhận được đơn
Bước 3: Lập biên bản: Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.
Trên đây là trình tự Ủy ban nhân dân xã tiến hành hòa giải tranh chấp đất đai. Bản chất việc giải quyết tranh chấp đất đai ở Ủy ban nhân dân xã chỉ là hòa giải, giúp các bên có tranh chấp về đất đai thương lượng với nhau để các bên đi đến một phương án cuối cùng chứ không dựa vào chứng cứ của các bên đưa ra để đi đến một quyết định cuối cùng.
Như thông tin bạn trình bày, việc tranh chấp đất đai giữa gia đình bạn và bên kia đã được hòa giải ở Ủy ban nhân dân xã nhưng không thành. Điều này có nghĩa là các bên tranh chấp không đồng ý với phương án mà Ủy ban nhân dân xã đưa ra, trường hợp này gia đình bạn có thể lựa chọn việc kiện ra tòa án nhân dân huyện hoặc viết đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân huyện. Do vậy, phương án hòa giải mà Ủy ban nhân dân xã đưa ra dựa vào tranh chấp giữa các bên và bố của bạn có quyền không đồng ý với phương án hòa giải này nên không có việc Ủy ban nhân dân xã hòa giải sai mà bạn phải xem trình tự hòa giải có đúng với quy định của pháp luật không.
2. Nếu bố tôi kiện ra tòa thì tòa vẫn giải quyết theo hướng hòa giải của xã hay dựa vào những căn cứ của 2 bên
Nguyên tắc giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án căn cứ vào chứng cứ mà các bên tranh chấp đưa ra trên nguyên tắc công bằng. Để giải quyết một vụ việc tranh chấp đất đai nhưng chưa có sổ đỏ tại tòa án được thực hiện dựa trên các căn cứ sau:
Thứ nhất, cung cấp chứng cứ và yêu cầu Tòa án thu thập chứng cứ mới bằng cách: chủ động cung cấp cho Tòa án tài liệu, chứng cứ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; đề nghị Tòa án xác minh, thu thập tài liệu chứng cứ của vụ án mà tự mình không thể thu thập được, triệu tập người làm chứng, trưng cầu giám định, định giá, thẩm định giá.
Thứ hai, đánh giá chứng cứ và thể hiện quan điểm về việc giải quyết vụ án dân sự tại phiên hòa giải do Tòa án thực hiện trước khi mở phiên tòa xét xử.
Thứ ba, thực hiện việc xét hỏi tại phiên tòa. Xét hỏi tại phiên tòa thực chất là cuộc điều tra chính thức, công khai tại phiên tòa để xác định sự thật khách quan của vụ án. Vì vậy, các bên tham gia tố tụng đều có quyền điều tra dưới sự điều khiển của chủ tọa phiên tòa, xem xét chứng cứ, tài liệu. Việc xét hỏi này chỉ kết thúc khi Tòa án thấy rằng thông qua xét hỏi một cách khách quan, các tình tiết liên quan đến việc giải quyết vụ án đã được làm rõ.
Thứ tư, phát biểu ý kiến về đánh giá chứng cứ. Qua việc điều tra chính thức, công khai tại phiên tòa, mỗi bên tham gia tố tụng đều có cách nhìn nhận, đánh giá của mình về kết quả chứng minh. Để thực hiện chức năng tố tụng, nhiệm vụ tố tụng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, các bên tham gia tố tụng phải công khai đưa ra ý kiến đánh giá của mình về sự thật khách quan của vụ án để giúp cho Tòa án cân nhắc khi ra phán quyết. Các đánh giá khác nhau, phản biện nhau của các bên tham gia tố tụng tại phiên tòa sẽ giúp cho Tòa án khách quan hơn, toàn diện hơn, thận trọng hơn khi đánh giá để ra phán quyết.
Thứ năm, phát biểu ý kiến về pháp luật áp dụng. Thực tiễn cho thấy rằng, do nhiều lý do khác nhau như kĩ thuật lập pháp chưa tốt, quy định của pháp luật chưa rõ ràng, thiếu cụ thể, trình độ nhận thức pháp luật chưa tốt mà pháp luật được nhận thức rất khác nhau trong hoạt động tố tụng. Vì vậy, nội dung của tranh tụng trong giai đoạn tranh luận tại phiên tòa bao gồm việc các bên tham gia tố tụng đề nghị áp dụng luật để bảo vệ quan điểm của mình trong giải quyết vụ án theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
Thứ sáu, đề nghị biện pháp giải quyết vụ án liên quan đến quyền và lợi ích liên quan. Mỗi bên tham gia tố tụng đều nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Vì vậy, nội dung không thể thiếu trong tranh tụng là các bên đề xuất ý kiến và lập luận trên cơ sở chứng cứ, quy định của pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích đó. Tùy theo tư cách tố tụng của mình mà phạm vi xét hỏi, tranh luận, đề xuất ý kiến của mỗi người tham gia tố tụng cũng có khác nhau như nguyên đơn dân sự đòi hỏi việc bồi thường, bị đơn dân sự bác bỏ hoặc giảm mức bồi thường…
Như vậy, trường hợp của bạn khi tiến hành khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai nhưng chưa có sổ đỏ Tòa án sẽ căn cứ vào những chứng cứ các bên đưa ra, đánh giá chứng cứ có lợi cho các bên. Do vậy, gia đình bạn cần thu thập nhiều chứng cứ có lợi cho gia đình mình để bảo vệ tốt nhất quyền lợi của mình
Ngoài ra bạn có thể tham khảo:
- Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định pháp luật;
- Giải quyết tranh chấp đất đai khi hòa giải không thành tại UBND xã;
- Dịch vụ về thành lập công ty tại TP Hồ Chí Minh thời gian chỉ từ 1 ngày
Liên hệ Luật sư tư vấn về tranh chấp đất đai nhưng chưa có sổ đỏ:
Nếu bạn đang gặp vướng mắc về tranh chấp đất đai nhưng chưa có sổ đỏ mà không thể tự mình giải quyết được, thì bạn hãy gọi cho Luật Sư. Luật Sư luôn sẵn sàng đồng hành, chia sẻ, giúp đỡ, hỗ trợ tư vấn cho bạn về tranh chấp đất đai nhưng chưa có sổ đỏ. Bạn có thể liên hệ với Luật Sư theo những cách sau.
- Luật sư tư vấn miễn phí qua tổng đài: 19006500;
- Tư vấn qua Zalo: Số điện thoại zalo Luật sư: 0931191033;
- Tư vấn qua Email: Gửi câu hỏi tới địa chỉ Email: [email protected];
Luật Toàn Quốc xin chân thành ơn!