Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với phụ nữ mang thai 2020
11:09 13/06/2020
Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với phụ nữ mang thai. Việc đơn phương chấm dứt trái quy định của pháp luật thì người lao động cần làm gì
- Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với phụ nữ mang thai 2020
- Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với phụ nữ mang thai
- Pháp luật lao động
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG VỚI PHỤ NỮ MANG THAI
Câu hỏi của bạn về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với phụ nữ mang thai
Xin chào Luật sư, Luật sư cho tôi hỏi tôi đang mang thai tháng thứ 5 thì doanh nghiệp chấm dứt hợp đồng lao động với tôi. Vậy việc chấm dứt hợp đồng lao động như vậy tôi phải làm thế nào? Tôi xin cảm ơn./.
Câu trả lời của luật sư về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với phụ nữ mang thai
Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về quy định về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với phụ nữ mang thai, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về quy định về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với phụ nữ như sau:
1. Cơ sở pháp lý về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với phụ nữ mang thai
2. Nội dung tư vấn về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với phụ nữ mang thai
Bạn đang muốn biết về trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với phụ nữ mang thai. Đối với vấn đề trên, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với phụ nữ mang thai như sau:
2.1. Trường hợp người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
Theo quy định tại điều 38 Bộ luật lao động 2012:
Điều 38. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động
1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây:
a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;
b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, đã điều trị 06 tháng liên tục, đối với người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục. Khi sức khỏe của người lao động bình phục, thì người lao động được xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động;
c) Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;
d) Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 33 của Bộ luật này.
2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước:
a) Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
b) Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn;
c) Ít nhất 03 ngày làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.
Như vậy đối với trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì người sử dụng lao động cần có những căn cứ theo quy định. Tuy nhiên, đối với trường hợp của bạn đang mang thai thì cần tuân theo quy định tại điều 155 Bộ luật lao động năm 2012:
Điều 155. Bảo vệ thai sản đối với lao động nữ
1. Người sử dụng lao động không được sử dụng lao động nữ làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong các trường hợp sau đây:
a) Mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo;
b) Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
2. Lao động nữ làm công việc nặng nhọc khi mang thai từ tháng thứ 07, được chuyển làm công việc nhẹ hơn hoặc được giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà vẫn hưởng đủ lương.
3. Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.
4. Trong thời gian mang thai, nghỉ hưởng chế độ khi sinh con theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, lao động nữ không bị xử lý kỷ luật lao động.
5. Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút; trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi, được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.
Như vậy, đối với lao động nữ mang thai, người sử dụng lao động không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với bất kỳ lý do gì. Trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với phụ nữ mang thai trong trường hợp này là trái quy định của pháp luật. [caption id="attachment_196814" align="aligncenter" width="509"] Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với phụ nữ mang thai[/caption]
2.2. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật
Với những phân tích trên, việc chấm dứt hợp đồng lao động của công ty trong trường hợp này là không đúng quy định của pháp luật. Theo quy định tại điều 42 Bộ luật lao động 2012:
Điều 42. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật
1. Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết và phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.
2. Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này.
3. Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này và trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.
4. Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà người lao động vẫn muốn làm việc thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này, hai bên thương lượng để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.
5. Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.
Khi doanh nghiệp của bạn ra quyết định chấm dứt hợp đồng trái pháp luật, bạn hoàn toàn có thể làm đơn khiếu nại đến người giải quyết khiếu nại lần đầu. Chủ thể giải quyết khiếu nại lần đầu là người ra quyết định chấm dứt hợp đồng lao động với bạn. Nếu trường hợp quá thời hạn doanh nghiệp không có văn bản trả lời hoặc bạn không đồng ý quyết định giải quyết của doanh nghiệp bạn có thể khiếu nại lần 2 đến Chánh thanh tra sở lao động Thương binh- xã hội hoặc khởi kiện ra Tòa án nhân dân quận/ huyện nơi doanh nghiệp đang có trụ sở để được giải quyết khiếu nại theo trình tự quy định của pháp luật.
Bạn cần lưu ý thời hiệu khiếu nại lần đầu là 180 ngày, kể từ ngày người khiếu nại nhận được hoặc biết được quyết định, hành vi của người sử dụng lao động bị khiếu nại. Vì vậy khi thấy quyền lợi của mình không đảm bảo thì bạn cần làm đơn khiếu nại lần đầu trong vòng 180 ngày tính từ ngày bạn nhận được quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của doanh nghiệp.
Đối với trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái quy định của pháp luật thì doanh nghiệp của bạn có nghĩa vụ: nhận bạn trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết và phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động. Nếu trường hợp bạn không muốn tiếp tục làm việc, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này; Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại bạn và bạn đồng ý, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này và trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động; trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà bạn vẫn muốn làm việc thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này, hai bên thương lượng để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động; trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho bạn một khoản tiền tương ứng với tiền lương của bạn trong những ngày không báo trước.
KẾT LUẬN: Đối với trường hợp bạn đang mang thai được 5 tháng và doanh nghiệp đã ra quyết định dơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với bạn tại thời điểm này là trái quy định của pháp luật. Việc chấm dứt trái quy định của pháp luật với bạn doanh nghiệp cần thực hiện nghĩa vụ nhận bạn trở lại làm việc và thực hiện các nghĩa vụ bồi thường theo quy định của pháp luật. Để đảm bảo quyền lợi của bạn thì sau khi có quyết định chấm dứt hợp đồng bạn cần làm đơn khiếu nại đến người ra quyết định chấm dứt với bạn. Nếu trường hợp khiếu nại lần 1 không được giải quyết bạn có thể khiếu nại đến Chánh thanh tra sở Lao động Thương binh-xã hội hoặc khởi kiện ra Tòa án nhân dân. [caption id="attachment_196815" align="aligncenter" width="524"] Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với phụ nữ mang thai[/caption]
Bài viết tham khảo:
- Tạm hoãn hợp đồng lao động trước khi nghỉ việc được hưởng TCTN
- Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
Để được tư vấn chi tiết về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với phụ nữ mang thai, quý khách vui lòng liên hệ tới để được luật sư tư vấn Tổng đài tư vấn pháp luật lao động 24/7: 19006500 hoặc Gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: [email protected] Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.
Chuyên viên: Hoài Thương