Điều kiện người giám hộ thế chấp quyền sử dụng đất
09:12 03/10/2019
Người giám hộ chỉ được thực hiện quyền thế chấp tài sản của được giám hộ khi giao dịch thế chấp là vì quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ và ...
- Điều kiện người giám hộ thế chấp quyền sử dụng đất
- Người giám hộ thế chấp quyền sử dụng đất
- Pháp Luật Đất Đai
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
NGƯỜI GIÁM HỘ THẾ CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
Câu hỏi của bạn về vấn đề người giám hộ thế chấp quyền sử dụng đất:
Thưa luật sư, tôi muốn hỏi vấn đề như sau: gia đình tôi có 2 anh em, ba mẹ tôi mất khi anh em tôi còn nhỏ. Ba mẹ tôi có thửa đất và nhà trên đất có sổ đỏ đứng tên ba mẹ tôi. Vì lúc đó 2 anh em tôi còn nhỏ nên sổ đỏ để bác ruột tôi giữ, và sổ đỏ vẫn đang đứng tên ba mẹ tôi. Nay bác tôi lấy sổ đỏ cho hàng xóm mượn để đi thế chấp vay nợ ngoài, tôi không đòi lại được. Vì vậy tôi muốn hỏi giờ tôi muốn lấy lại sổ đỏ thì cần phải làm như thế nào.
Kính mong luật sư xem xét và giải đáp giúp tôi.
Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Câu trả lời của Luật sư về vấn đề người giám hộ thế chấp quyền sử dụng đất
Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về vấn đề người giám hộ thế chấp quyền sử dụng đất, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về người giám hộ thế chấp quyền sử dụng đất như sau:
1. Cơ sở pháp lý về người giám hộ thế chấp quyền sử dụng đất
2. Nội dung tư vấn về người giám hộ thế chấp quyền sử dụng đất
Theo thông tin bạn cung cấp, ba mẹ bạn đã mất và có để lại mảnh đất có sổ đỏ vẫn đứng tên ba mẹ bạn. Người giám hộ là bác ruột bạn và có cho người hàng xóm mượn để đi thế chấp đất. Trong trường hợp này, để việc thế chấp trên có hiệu lực pháp luật, cần phải đáp ứng các điều kiện khác nhau như điều kiện về chủ thể tham gia giao dịch, điều kiện về trình tự thực hiện.
2.1. Người giám hộ có quyền thế chấp quyền sử dụng đất không?
Thứ nhất, theo điểm c khoản 1 điều 58 Bộ luật Dân sự 2015, người giám hộ có quyền đại diện cho người được giám hộ trong việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự và thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ. Như vậy, nếu trong trường hợp giao dịch đó nhằm vì mục đích tư lợi thì sẽ bị vô hiệu. Việc thế chấp quyền sử dụng đất phải đảm bảo nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho anh em bạn thì mới có hiệu lực, ví dụ như: để chăm sóc, chi dùng cho những nhu cầu thiết yếu của người được giám hộ, thanh toán các chi phí hợp lý cho việc quản lý tài sản....Tuy nhiên, luật lại không quy định những tiêu chí cụ thể nhằm chứng minh cho hành vi thực hiện các giao dịch là nhằm phục vụ cho người được giám hộ. Do đó, trên thực tế, việc thực hiện bán tài sản là bất động sản của người được giám hộ gặp nhiều vướng mắc. Thứ hai, theo khoản 1 điều 59 Bộ luật dân sự 2015 quy định:"Điều 59. Quản lý tài sản của người được giám hộ
1. Người giám hộ của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự có trách nhiệm quản lý tài sản của người được giám hộ như tài sản của chính mình; được thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người được giám hộ vì lợi ích của người được giám hộ.
Việc bán, trao đổi, cho thuê, cho mượn, cho vay, cầm cố, thế chấp, đặt cọc và giao dịch dân sự khác đối với tài sản có giá trị lớn của người được giám hộ phải được sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.
Người giám hộ không được đem tài sản của người được giám hộ tặng cho người khác. Các giao dịch dân sự giữa người giám hộ với người được giám hộ có liên quan đến tài sản của người được giám hộ đều vô hiệu, trừ trường hợp giao dịch được thực hiện vì lợi ích của người được giám hộ và có sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ."
2.2. Điều kiện về mảnh đất khi thực hiện quyền thế chấp
Ngoài việc đáp ứng về mặt chủ thể như trình bày ở mục trên, thế chấp quyền sử dụng đất còn phải đáp ứng được các điều kiện sau:- Có Giấy chứng nhận hoặc đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
- Đất không có tranh chấp;
- Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
- Trong thời hạn sử dụng đất.
Bởi thông tin, tài liệu mà bạn cung cấp cho chúng tôi chưa đầy đủ, chi tiết; nên, tư vấn chung trong trường hợp này của bạn, nếu muốn đòi lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà bác bạn đã dùng để cho người hàng xóm mượn đi thế chấp thì phải khởi kiện ra tòa án nhân dân.
Kết luận: Người giám hộ chỉ được thực hiện quyền thế chấp tài sản của được giám hộ khi có sự đồng ý của người giám sát giám hộ và giao dịch thế chấp là vì quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ. Ngoài ra, phải đáp ứng 04 điều kiện về mảnh đất quy định tại điều 188 luật Đất đai 2013. Muốn đòi lại quyền sử dụng đất thì phải thực hiện khởi kiện tại tòa án nhân dân khi không thể thương lượng, đàm phán.
Bài viết tham khảo: