• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Mục tiêu đào tạo là trang bị kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ... nên công chức phải đủ điều kiện cử công chức đi đào tạo sau đại học ngành BHXH [...]

  • Điều kiện cử công chức đi đào tạo sau đại học ngành BHXH
  • Điều kiện cử công chức đi đào tạo sau đại học ngành BHXH
  • Pháp luật lao động
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Điều kiện cử công chức đi đào tạo sau đại học ngành BHXH

Câu hỏi của bạn về quy định về điều kiện cử công chức đi đào tạo sau đại học ngành BHXH

     Chào luật sư! Luật sư cho tôi hỏi về điều kiện cử công chức đi đào tạo sau đại học ngành BHXH như thế nào?

Câu trả lời của luật sư về quy định về điều kiện cử công chức đi đào tạo sau đại học ngành BHXH

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về điều kiện cử công chức đi đào tạo sau đại học ngành BHXH, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về điều kiện cử công chức đi đào tạo sau đại học ngành BHXH như sau:

1. Cơ sở pháp lý về quy định về điều kiện cử công chức đi đào tạo sau đại học ngành BHXH

2. Nội dung tư vấn về quy định về điều kiện cử công chức đi đào tạo sau đại học ngành BHXH

     Mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng là trang bị kiến thức về lý luận chính trị; quản lý hành chính nhà nước, chuyên môn, nghiệp vụ; ngoại ngữ, tin học; hội nhập kinh tế quốc tế và kỹ năng, phương pháp thực hiện nhiệm vụ nhằm xây dựng đội ngũ công chức, viên chức có trình độ về lý luận chính trị, thành thạo về chuyên môn nghiệp vụ, chuyên nghiệp đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu quả công tác. Như vậy, để được cử đi đào tạo công chức phải đáp ứng đủ điều kiện để được cử đi đào tạo.

     2.1 Nguyên tắc đào tạo ngành BHXH

     Điều 4 Quyết định 133/QĐ-BHXH năm 2013 quy chế đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ngành BHXH quy định nguyên tắc đào tạo ngành BHXH như sau:

     Thứ nhất: Công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức do Bảo hiểm xã hội Việt Nam thống nhất quản lý, chỉ đạo thực hiện trong toàn Ngành, có sự phân cấp cho Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là BHXH các tỉnh) và các đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam (viết tắt là BHXH Việt Nam).

     Thứ hai: Đào tạo, bồi dưỡng phải căn cứ vào vị trí việc làm; yêu cầu quản lý theo tiêu chuẩn của từng chức vụ lãnh đạo, quản lý; tiêu chuẩn của ngạch công chức, ngạch viên chức; quy hoạch, kế hoạch xây dựng đội ngũ công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị đáp ứng được yêu cầu xây dựng, phát triển nguồn nhân lực của cơ quan, đơn vị.

     Thứ ba: Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức được xây dựng trên cơ sở định hướng phát triển chung của Ngành và nhu cầu cần thiết của các nội dung nghiệp vụ, công việc phù hợp với loại hình đào tạo.

     Thứ tư: Nâng cao tính chủ động của cơ quan, đơn vị quản lý sử dụng công chức, viên chức trong công tác đào tạo, bồi dưỡng; bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả trong đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức. [caption id="attachment_149987" align="aligncenter" width="450"]Điều kiện cử công chức đi đào tạo sau đại học ngành BHXH Điều kiện cử công chức đi đào tạo sau đại học ngành BHXH[/caption]

     2.2 Điều kiện cử công chức đi đào tạo sau đại học ngành BHXH

     Điều 9 Quyết định 133/QĐ-BHXH năm 2013 quy chế đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ngành BHXH quy định điều kiện cử công chức đi đào tạo sau đại học ngành BHXH như sau:

     Thứ nhất: Việc cử công chức, viên chức đi đào tạo sau đại học phải căn cứ vào nhu cầu đào tạo và kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm của đơn vị.

     Thứ hai: Công chức, viên chức được cử đi học phải đảm bảo đủ các điều kiện, tiêu chuẩn sau:

  • Có thời gian công tác từ đủ 05 năm trở lên, (không kể thời gian tập sự, thử việc);
  • Trong danh sách quy hoạch dự nguồn các chức danh cán bộ quản lý được phê duyệt;
  • Chuyên ngành đăng ký đào tạo phù hợp với vị trí việc làm đang đảm nhiệm hoặc phù hợp với chuyên ngành của đơn vị nơi công tác;
  • Không quá 40 tuổi tính từ thời điểm được cử đi đào tạo (áp dụng trường hợp công chức, viên chức được cử đi đào tạo sau đại học lần đầu);
  • Có cam kết tiếp tục thực hiện nhiệm vụ tại đơn vị cử đi học sau khi hoàn thành chương trình đào tạo với thời gian ít nhất gấp 03 lần thời gian đào tạo;
  • Có 03 năm liên tục liền kề năm được cử đi học hoàn thành tốt nhiệm vụ theo quy định về đánh giá xếp loại công chức, viên chức của đơn vị;
  • Chưa được cử tham gia đồng thời một khóa đào tạo khác.

    Thứ ba: Đối với công chức, viên chức trước khi được tuyển dụng vào làm việc tại các đơn vị trong hệ thống BHXH Việt Nam, đang học sau đại học thì được tiếp tục học và có trách nhiệm báo cáo Thủ trưởng đơn vị quản lý theo phân cấp. Thủ trưởng đơn vị có trách nhiệm tạo điều kiện về thời gian đi học cho công chức, viên chức nhưng việc học tập không được ảnh hưởng đến thực hiện nhiệm vụ của đơn vị.

     Thứ tư: Các trường hợp học sau đại học không áp dụng khoản 2 Điều này:

  • Công chức, viên chức được cử đi học theo các chương trình hợp tác với nước ngoài được ký kết giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với Chính phủ các nước có chương trình hợp tác;
  • Công chức, viên chức đi học tự chi trả các khoản kinh phí học tập và học ngoài giờ hành chính;

     Thứ ba: Các trường hợp đặc biệt do Tổng Giám đốc quyết định.

     Bài viết tham khảo:

     Để được tư vấn chi tiết về điều kiện cử công chức đi đào tạo sau đại học ngành BHXH, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật lao động 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc Gửi câu hỏi về địa chỉ Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

    Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

    Chuyên viên: Nguyễn Nhung

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178