Điều chuyển lao động có bị cấm hay không
11:02 16/03/2019
NSDLĐ có quyền điều chuyển NLĐ sang làm công việc khác với thỏa thuận trong HĐLĐ trong 1 số trường hợp. Việc điều chuyển phải tuân theo quy định pháp luật
- Điều chuyển lao động có bị cấm hay không
- Điều chuyển lao động
- Pháp luật lao động
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Điều chuyển lao động
Câu hỏi về điều chuyển lao động
Xin chào các luật sư, em có một số vấn đề muốn thắc mắc ạ. Em muốn hỏi về việc người sử dụng lao động (NSDLĐ) điều chuyển người lao động (NLĐ) đi làm công việc khác như đã thỏa thuận ban đầu trong hợp đồng thì có được coi là vi phạm pháp luật không ạ. Mong luật sư tư vấn giúp. Em xin cảm ơn.
Câu trả lời về điều chuyển lao động
1. Cơ sở pháp lý về điều chuyển lao động
2. Nội dung tư vấn về điều chuyển lao động
Theo yêu cầu tư vấn của bạn, bạn cần chúng tôi tư vấn về vấn đề điều chuyển NLĐ làm công việc khác so với hợp đồng lao động. Cụ thể ở đây, bạn muốn biết việc tự ý điều chuyển người lao động như trên có được côi là vi phạm pháp luật hay không. Với câu hỏi trên, chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
2.1. Chuyển NLĐ làm công việc khác so với hợp đồng lao động
Việc điều chuyển người lao động được quy định tại điều 31 Bộ luật Lao động 2012 như sau:
"1. Khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm, trừ trường hợp được sự đồng ý của người lao động.
2. Khi tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 03 ngày làm việc, thông báo rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc phù hợp với sức khoẻ, giới tính của người lao động."
Quy định trên được giải thích cụ thể tại điều 8 nghị định 05/2015/NĐ-CP:
"1. Người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động trong các trường hợp sau:
a) Thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh;
b) Áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
c) Sự cố điện, nước;
d) Do nhu cầu sản xuất, kinh doanh.
2. Người sử dụng lao động quy định cụ thể trong nội quy của doanh nghiệp trường hợp do nhu cầu sản xuất, kinh doanh mà người sử dụng lao động được tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động.
3. Người sử dụng lao động đã tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động đủ 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm, nếu tiếp tục phải tạm thời chuyển người lao động đó làm công việc khác so với hợp đồng lao động thì phải được sự đồng ý của người lao động bằng văn bản.
4. Người lao động không đồng ý tạm thời làm công việc khác so với hợp đồng lao động quy định tại Khoản 3 Điều này mà phải ngừng việc thì người sử dụng lao động phải trả lương ngừng việc theo quy định tại Khoản 1 Điều 98 của Bộ luật Lao động."
Như vậy, căn cứ vào quy định trên, NSDLĐ hoàn toàn có quyền điều chuyển NLĐ làm công việc khác so với hợp đồng lao động đã thỏa thuận trước đó trong một số những trường hợp nhất định. Thông thường, khi phía doanh nghiệp gặp khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, sự cố khác hay đang gặp bất trắc trong sản xuất, kinh doanh mà khó có thể khắc phục một cách nhanh chóng, họ có quyền điều chuyển NLĐ sang làm công việc khác so với công việc họ đang làm nhằm sớm phục hồi lại tình hình làm việc của công ty.
Tuy nhiên sự điều chuyển này chỉ được thực hiện trong một số những hoàn cảnh nhất định theo quy định của Bộ luật Lao động, cũng như việc điều chuyển này chỉ mang tính chất tạm thời, trong một khoảng thời gian có giới hạn và NSDLĐ sẽ phải báo trước tối thiểu là 3 ngày cho NLĐ trước khi thực hiện việc điều chuyển. Điều này nhằm bảo đảm NSDLĐ sẽ không lợi dụng việc điều chuyển lao động để gây bất lợi, xâm phạm đến quyền lợi của NLĐ. [caption id="attachment_151944" align="aligncenter" width="395"] Điều chuyển lao động[/caption]
2.2. Tiền lương của NLĐ khi được điều chuyển lao động
Theo khoản 3 điều 31 Bộ luật Lao động 2012 thì:
Theo đó, khi được điều chuyển sang công việc mới, NLĐ sẽ được hưởng lương theo công việc mới này. Trong trường hợp công việc mới có mức tiền lương thấp hơn công việc cũ, NLĐ cũng sẽ được giữ nguyên mức lương cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc đầu tiên. Bộ luật còn quy định mức tiền lương công việc mới nếu có thấp hơn thì cũng sẽ phải bằng tối thiểu 85% mức tiền lương của công việc cũ. Bên cạnh đó, nếu trong trường hợp NLĐ không chấp thuận việc điều chuyển này mà phải buộc ngừng việc, NLĐ cũng sẽ được NSDLĐ trả đầy đủ lương theo thỏa thuận tại hợp đồng lao động.
Kết luận: NSDLĐ có quyền điều chuyển NLĐ sang làm một công việc khác so với hợp đồng lao động. Việc điều chuyển này phải tuân theo quy định của pháp luật về căn cứ điều chuyển, thời hạn điều chuyển, tiền lương cho NLĐ khi làm công việc mới,...NLĐ cần lưu ý quy định pháp luật này để bảo đảm quyền lợi cho mình, tránh trường hợp NSDLĐ lợi dụng việc chuyển NLĐ sang làm công việc khác để gây tổn hại đến quyền lợi NLĐ.
Tham khảo thêm bài viết:
- Chuyển người lao động làm công việc khác so với HĐLĐ 2019
- Công ty điều chuyển người lao động sang công việc khác có đúng không?
Chuyên viên Ngọc Linh