Diện tích tách thửa đất ở tại Bắc Giang theo quy định mới nhất
05:37 25/10/2024
Ngày 10/9/2024, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang ban hành Quyết định Số 24/2024/QĐ-UBND quy định về một số nội dung trong lĩnh vực đất đai, trong đó có quy định về điều kiện, diện tích khi tách thửa đất. Quyết định có hiệu lực thi hành từ ngày 21/9/2204 và thay thế Quyết định 40/2021/QĐ-UBND và Quyết định 44/2023/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bắc Giang. Vậy diện tích tách thửa đất ở tại Bắc giang thay đổi như thế nào từ ngày 21/9/2024?
- Diện tích tách thửa đất ở tại Bắc Giang theo quy định mới nhất
- Diện tích tách thửa đất ở tại Bắc Giang
- Pháp Luật Đất Đai
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
1. Tách thửa đất là gì? Diện tích tách thửa đất ở tại Bắc Giang được quy định tại đâu?
Tách thửa đất là một trong những thủ tục hành chính về đất đai được thực hiện nhằm mục đích chia tách một thửa đất ban đầu thành 2 hay nhiều thửa đất khác nhau có diện tích, kích thước nhỏ hơn để thực hiện các quyền chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế.... của chủ sử dụng đất hoặc vẫn giữ nguyên chủ sử dụng đất sau khi tách thửa để phù hợp với nhu cầu sử dụng đất.
Khi tách thửa đất phải tuân thủ các quy định về điều kiện tách thửa do Luật đất đai quy định và tình hình thực tế của từng địa phương.
Hiện nay, Quyết định có hiệu lực mới nhất quy định về điều kiện, diện tích, kích thước tối thiểu khi tách thửa đất tại Bắc Giang được quy định tại Quyết định 24/2024/QĐ-UBND do UBND tỉnh Bắc Giang ban hành ngày 10/9/2024 và có hiệu lực thi hành từ ngày 21/9/2024.
2. Điều kiện tách thửa đất tại Bắc Giang
2.1 Điều kiện tách thửa chung
Thứ nhất, các điều kiện chung khi tách thửa đất được quy định tại Điều 220 Luật Đất đai bao gồm:
- Thửa đất đã được cấp một trong các loại giấy chứng nhận: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất;
- Thửa đất còn trong thời hạn sử dụng đất;
- Đất không có tranh chấp, không bị kê biên để bảo đảm thi hành án, không bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trường hợp đất có tranh chấp nhưng xác định được phạm vi diện tích, ranh giới đang tranh chấp thì phần diện tích, ranh giới còn lại không tranh chấp của thửa đất đó được phép tách thửa đất, hợp thửa đất;
- Việc tách thửa đất, hợp thửa đất phải bảo đảm có lối đi; được kết nối với đường giao thông công cộng hiện có; bảo đảm cấp nước, thoát nước và nhu cầu cần thiết khác một cách hợp lý. Trường hợp người sử dụng đất dành một phần diện tích của thửa đất ở hoặc thửa đất có đất ở và đất khác trong cùng thửa đất để làm lối đi, khi thực hiện việc tách thửa đất hoặc hợp thửa đất thì không phải thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất đối với phần diện tích đất để làm lối đi đó.
- Các thửa đất sau khi tách thửa phải bảo đảm diện tích tối thiểu với loại đất đang sử dụng theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Trường hợp thửa đất được tách có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu được phép tách thửa thì phải thực hiện đồng thời việc hợp thửa với thửa đất liền kề;
- Trường hợp chuyển mục đích sử dụng một phần thửa đất thì thực hiện tách thửa, diện tích tối thiểu của thửa đất sau khi tách phải bằng hoặc lớn hơn diện tích tối thiểu của loại đất sau khi chuyển mục đích sử dụng. Đối với thửa đất có đất ở và đất khác thì không bắt buộc thực hiện tách thửa khi chuyển mục đích sử dụng một phần thửa đất, trừ trường hợp người sử dụng đất có nhu cầu tách thửa;
- Trường hợp phân chia quyền sử dụng đất theo bản án, quyết định của Tòa án mà việc phân chia không bảo đảm các điều kiện, diện tích, kích thước tách thửa theo quy định thì không thực hiện tách thửa.
Thứ hai, điều kiện về lối đi vào các thửa đất hình thành sau khi tách thửa:
Các thửa đất sau khi tách thửa phải có lối vào được kết nối với đường giao thông hiện hữu; chiều rộng lối vào tối thiểu là 1,5m . Trường hợp thửa đất đã có lối đi hiện hữu thì không áp dụng chiều rộng về lối đi tối thiểu.
2.2 Điều kiện tách thửa đối với thửa đất ở, đất ở có vườn ao
- Các thửa đất sau khi tách thửa phải có diện tích tối thiểu, kích thước mặt tiền, chiều sâu thửa đất đảm bảo theo quy định về diện tích, kích thước tách thửa đối với thửa đất theo nội dung mục 3 dưới đây;
- Việc tách thửa đất phải đảm bảo phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng hoặc quy hoạch tổng mặt bằng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt (đối với những khu vực có quy hoạch). Đối với khu vực chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng hoặc quy hoạch tổng mặt bằng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì diện tích, mặt tiền, chiều sâu thửa đất thực hiện theo nội dung mục 3 dưới đây;
- Đối với trường hợp thửa đất có nhiều mục đích sử dụng mà chưa xác định vị trí, diện tích từng loại đất thì phải xác định vị trí, diện tích của từng loại đất trước khi thực hiện tách thửa và diện tích tối thiểu của từng loại đất sau khi tách thửa. Trường hợp thửa đất có đất ở thì diện tích tối thiểu của đất ở phải đảm bảo diện tích theo nội dung mục 3 dưới đây;
2.3 Điều kiện tách thửa đối với đất nông nghiệp
- Đối với thửa đất nông nghiệp được tách ra từ thửa đất ở có vườn, ao (không có đất ở) thì diện tích tối thiểu, kích thước mặt tiền, chiều sâu thửa đất sau khi tách thửa phải đảm bảo thực hiện theo nội dung mục 3.1, 3.2 dưới đây;
- Đối với thửa đất nông nghiệp không thuộc trường hợp nêu trên thì diện tích tối thiểu phải đảm bảo theo nội dung mục 4 dưới đây;
2.4 Điều kiện tách thửa đối với thửa đất phi nông nghiệp không phải đất ở
Thửa đất phi nông nghiệp không phải là đất ở được phép tách thửa phải đảm bảo phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng, quy hoạch chi tiết điểm dân cư nông thôn, quy hoạch tổng mặt bằng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
>>> Diện tích tách thửa ở Bắc Ninh theo quy định mới nhất hiện hành
>>> Quy định về tách thửa đất mới nhất từ 1/8/2024 như thế nào?
3. Diện tích tối thiểu đối với đất ở tại Bắc Giang
3.1 Diện tích tách thửa đối với đất ở tại đô thị, đất ở ven các trục đường giao thông
a) Thửa đất ở tại đô thị thuộc các phường của thành phố Bắc Giang; đất ở đô thị tại các thị trấn; đất ở tại các thị trấn chuyển thành phường (sau khi Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thành lập mới, chia tách, sáp nhập địa hành chính có hiệu lực); đất ở tại các phường thuộc thị xã Việt Yên; đất ở tại các xã: Dĩnh Trì, Song Khê, Tân Tiến, Đồng Sơn, Tân Mỹ, Song Mai thuộc thành phố Bắc Giang; đất ở tại các xã thuộc địa giới thành phố Bắc Giang chuyển thành phường (sau khi Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thành lập mới, chia tách, sáp nhập địa hành chính có hiệu lực); đất ở tại nông thôn bám đường gom cao tốc, quốc lộ cần thì diện tích, kích thước tối thiểu khi tách thửa là:
- Diện tích tối thiểu: 32m2;
- Kích thước mặt tiền tối thiểu 04m;
- Chiều sâu so với chỉ giới xây dựng (nếu có) tối thiểu 5,5m đối với thửa đất gốc có chiều sâu hiện hữu từ 5,5 m trở lên. Trường hợp thửa đất sau khi Nhà nước thu hồi đất, thửa đất có chiều sâu hiện hữu nhỏ hơn 5,5m thì chiều sâu tối thiểu phải đảm bảo 03m;
b) Thửa đất ở tại các xã thuộc địa giới hành chính các huyện, thị xã chuyển thành phường, thị trấn do thành lập mới, chia tách, sáp nhập địa giới hành chính (sau khi Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thành lập mới, chia tách, sáp nhập địa hành chính có hiệu lực)
- Diện tích tối thiểu: 50m2;
- Kích thước mặt tiền tối thiểu 04m;
- Chiều sâu so với chỉ giới xây dựng (nếu có) tối thiểu 5,5m đối với thửa đất gốc có chiều sâu hiện hữu từ 5,5 m trở lên. Trường hợp thửa đất sau khi Nhà nước thu hồi đất, thửa đất có chiều sâu hiện hữu nhỏ hơn 5,5m thì chiều sâu tối thiểu phải đảm bảo 03m;
3.2 Diện tích tách thửa đối với đất ở không thuộc khu vực đô thị, khu vực ven các trục đường giao thông
- Diện tích đất ở tối thiểu 70m2;
- Kích thước mặt tiền tối thiểu 04m;
- Chiều sâu so với chỉ giới xây dựng (nếu có) tối thiểu 08m đối với thửa đất gốc có chiều sâu hiện hữu từ 08m trở lên. Trường hợp thửa đất sau khi Nhà nước thu hồi đất, thửa đất có chiều sâu hiện hữu nhỏ hơn 5,5m thì chiều sâu tối thiểu phải đảm bảo 05m;
3.3 Đối với trường hợp thửa đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư thì việc tách thửa đất theo dự án đã được chấp thuận theo quy định của pháp luật về đầu tư.
>>> Lập bản vẽ tách thửa đất như thế nào?
>>> Luật sư tư vấn tách thửa đất tại 63 tỉnh thành
4. Diện tích tách thửa đối với một số loại đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp
4.1 Diện tích tách thửa đối với đất trồng cây hàng năm
Thửa đất hình thành sau khi tách thửa có diện tích tối thiểu là 500m2
4.2 Diện tích tách thửa đối với đất trồng cây lâu năm, nuôi trồng thủy sản, đất nông nghiệp khác
Các thửa đất hình thành sau khi tách thửa phải có diện tích tối thiểu:
- 150 m2 đối với khu vực đô thị;
- 200 m2 đối với khu vực nông thôn;
4.3 Diện tích tách thửa đối với thửa đất lâm nghiệp
Diện tích tối thiểu của thửa đất còn lại và thửa đất mới sau khi tách thửa là 3.000m2
>>> Diện tích tối thiểu tách thửa đất ở tại Hà Nội tăng lên 50m2 từ 7/10/2024
>>> Tư vấn thủ tục tách thửa tại Hà Nội
5. Chuyên mục hỏi đáp:
Câu hỏi 1: Diện tích tách thửa đối với đất thuộc dự án phân lô tại Bắc Giang là bao nhiêu?
Việc tách thửa đất theo dự án hiện không được quy định cụ thể về diện tích tối thiểu tách thửa tại Quyết định của UBND tỉnh mà được thực hiện theo nội dung dự án đã được phê duyệt.
Câu hỏi 2: Diện tích tối thiểu tách thửa đất thương mại dịch vụ tại Bắc Giang là bao nhiêu?
Hiện nay UBND tỉnh Bắc Giang chưa có quy định cụ thể về diện tích tối thiểu tách thửa đối với đất thương mại dịch vụ. Việc tách thửa phải đảm bảo phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng, quy hoạch chi tiết điểm dân cư nông thôn, quy hoạch tổng mặt bằng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Bài viết cùng chuyên mục: