• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại Luật đất đai hiện hành có sự kế thừa quy định tại Luật Đất đai năm 2013. Tuy nhiên, cũng có nhiều quy định được sửa đổi và bổ sung nhiều quy định mới. Vậy, thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định hiện hành có điểm mới nào đáng chú ý? Cùng Luật Toàn Quốc tìm hiểu điểm mới về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai theo Luật đất đai 2024 qua bài viết dưới đây.

 

  • Điểm mới về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai theo Luật đất đai 2024
  • Điểm mới về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai
  • Pháp Luật Đất Đai
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

1. Tranh chấp đất đai là gì?

     Theo quy định tại khoản 47 Điều 3 Luật Đất đai năm 2024, tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.

     Theo quy định tại Luật đất đai 2024, khi xảy ra tranh chấp đất đai, nhà nước khuyến khích các bên giải quyết tranh chấp đất đai thông qua con đường thương lượng, hòa giải. Tuy nhiên, không phải lúc nào biện pháp thương lượng, hòa giải cũng phát huy được hiệu quả. Trong những trường hợp hòa giải không thành, các bên buộc phải yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai. Vậy theo quy định hiện nay, thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai thuộc về những cơ quan nào?

     Dưới đây là một số điểm mới về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai được quy định tại Luật đất đai 2024.

Điểm mới về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định hiện hành?

2. Bổ sung quy định chi tiết căn cứ để xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

     Luật đất đai 2024 tiếp tục kế thừa quy định của Luật đất đai 2013 về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai. Trong đó quy định cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp là Tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền và Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền.      Tuy nhiên, theo Luật đất đai 2013, để xác định tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan nào sẽ căn cứ vào việc đương sự có hay không có Giấy chứng nhận hoặc các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luât đất đai 2013.

     Còn theo Luật đất đai 2024 thì thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai được xác định căn cứ vào việc đương sự có: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 137 của Luật đất đai 2024 hay không.

     Như vậy, Luật đất đai 2024 đã liệt kê chi tiết các loại giấy tờ làm căn cứ để xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

3. Bổ sung quy định về hiệu lực của quyết định giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND

     Bên cạnh quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cụ thể:

  • Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết tranh chấp giữa: hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau;
  • Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong trường hợp có một bên trong tranh chấp là tổ chức, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết.

     Ngoài ra, Luật đất đai 2024 còn bổ sung quy định về hiệu lực của Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai như sau:

  • Đối với quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện: 
    • Sau thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết tranh chấp mà các bên tranh chấp không khởi kiện hoặc khiếu nại theo quy định tại điểm này thì quyết định giải quyết tranh chấp của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có hiệu lực thi hành.
    • Trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, các bên tranh chấp có quyền khởi kiện tại Tòa án theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính hoặc khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Quyết định giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có hiệu lực thi hành.
  • Đối với quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
    • Sau thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh mà các bên tranh chấp không khởi kiện hoặc khiếu nại theo quy định tại điểm này thì quyết định giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có hiệu lực thi hành.
    • Trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các bên tranh chấp có quyền khởi kiện tại Tòa án theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính hoặc khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường. Quyết định giải quyết của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường có hiệu lực thi hành.

     Luật đất đai 2024 cũng bổ sung quy định về thời hạn cưỡng chế thi hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai: Sau thời hạn 30 ngày kể từ ngày quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành mà các bên hoặc một trong các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.

4. Bổ sung cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

     Một trong những điểm mới đáng chú ý về thẩm quyền giả quyết tranh chấp đất đai theo quy định tại Luật đất đai 2024 đó là bổ sung thêm cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai ngoài hai cơ quan là Ủy ban nhân dân và Tòa án nhân dân.

     Cụ thể: Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại liên quan đến đất đai do Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự hoặc do Trọng tài thương mại Việt Nam giải quyết theo quy định của pháp luật về trọng tài thương mại.

     Như vậy, so với Luật đất đai 2013 thì Luật đất đai 2024 đã sửa đổi, bổ sung thêm nhiều quy định mới nhằm tạo tính thống nhất, đồng bộ giữa quy định của Luật đất đai và quy định của các luật khác trong hệ thống pháp luật Việt Nam, nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật vào giải quyết các tranh chấp phát sinh trên thực tiễn.

Điểm mới về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai?

5. Bổ sung quy định về trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp trong giải quyết tranh chấp đất đai

     Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan đến việc quản lý, sử dụng đất đai khi được Tòa án, Trọng tài thương mại Việt Nam yêu cầu để làm căn cứ cho giải quyết tranh chấp đất đai.

6. Chuyên mục hỏi đáp:

Câu hỏi 1: Tranh chấp đất đai giữa cá nhân và doanh nghiệp được giải quyết ở Ủy ban nhân dân cấp nào?

     Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là cơ quan có thẩm quyề giải quyết tranh chấp đất đai khi có một bên trong tranh chấp là tổ chức.

Câu hỏi 2: Ai có thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai khi giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân.

     Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đất tranh chấp ban hành quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp đất đai và tổ chức thực hiện quyết định cưỡng chế.

     Bài viết cùng chuyên mục:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178