• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Có được lấy lại tiền khi không đi xuất khẩu lao động nữa không? Căn cứ theo quy định tại điều 6 Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài...

  • Có được lấy lại tiền khi không đi xuất khẩu lao động nữa không?
  • Có được lấy lại tiền khi không đi xuất khẩu lao động
  • Pháp luật lao động
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

CÓ ĐƯỢC LẤY LẠI TIỀN KHI KHÔNG ĐI XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG NỮA KHÔNG?

Kiến thức của bạn:

  Cho tôi hỏi: Có được lấy lại tiền khi không đi xuất khẩu lao động nữa không? Phải làm gì khi công ty môi giới không trả lại hồ sơ, giữ giấy tờ tùy thân và tiền cho người lao động khi họ không muốn đi xuất khẩu lao động nữa?

Căn cứ pháp lý:

  • Bộ luật lao động năm 2012.
  • Nghị định 05/2015/NĐ-CP Hướng dẫn một số nội dung của Bộ luật lao động 2012
  • Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006
  • Thông tư số 21/2007/TT- BLĐTBXH hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006 và nghị định số 126/2007/ NĐ- CP quy định chi tiết một số điều của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
  • Thông tư liên tịch 16/2007/TTLT- BLĐTBXH quy định cụ thể về tiền môi giới và tiền dịch vụ trong hoạt động đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
  • Nghị định 95/2013 xử lí vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động

1. Các khoản phí phải đóng khi đi xuất khẩu lao động

      Căn cứ theo khoản 2 mục 5 thông tư số 21/2007/TT- BLĐTBXH cũng quy định:

Doanh nghiệp dịch vụ chỉ được thu tiền dịch vụ và tiền môi giới của người lao động sau khi ký Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với người lao động và người lao động được phía nước ngoài chấp nhận vào làm việc hoặc cấp thị thực nhập cảnh (visa).” 

      Theo như quy định trên, doanh nghiệp chỉ được thu tiền dịch vụ và tiền môi giới của người lao đồng sau khi ký hợp đồng lao động và người lao động được phía nước ngoài chấp nhận vào làm việc hoặc cấp thị thực nhập cảnh (visa).

      Bên cạnh đó, theo khoản 1, khoản 2 mục II Thông tư liên tịch 16/2007/TTLT- BLĐTBXH quy định cụ thể về tiền môi giới và tiền dịch vụ trong hoạt động đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng như sau:

1. Tiền môi giới là khoản chi phí mà doanh nghiệp phải trả cho bên môi giới để ký kết và thực hiện hợp đồng cung ứng lao động. Người lao động có trách nhiệm hoàn trả cho doanh nghiệp một phần hoặc toàn bộ tiền môi giới theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Tiền môi giới không áp dụng đối với trường hợp người lao động đã hoàn thành hợp đồng ký với doanh nghiệp và được chủ sử dụng lao động gia hạn hoặc ký hợp đồng mới.

Các doanh nghiệp không được thu tiền môi giới của người lao động đối với những thị trường, những hợp đồng mà bên đối tác nước ngoài không có yêu cầu về tiền môi giới.

2.Mức tiền môi giới.

a) Mức trần tiền môi giới cho các thị trường không vượt quá một tháng lương/ người lao động cho một năm hợp đồng. Trường hợp do yêu cầu của thị trường đòi hỏi mức tiền môi giới cao hơn mức trần quy định thì doanh nghiệp báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định cụ thể mức tiền môi giới cho phù hợp sau khi trao đổi thống nhất với Bộ Tài chính;

b) Doanh nghiệp đàm phán, quyết định mức tiền môi giới phù hợp với từng hợp đồng nhưng không vượt quá mức quy định tại điểm (a), khoản này;

c) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định cụ thể mức tiền môi giới người lao động hoàn trả cho doanh nghiệp phù hợp với từng thị trường;

d) Tiền lương (tính theo tháng) để làm căn cứ xác định mức tiền môi giới là tiền lương cơ bản theo hợp đồng không bao gồm: tiền làm thêm giờ, tiền thưởng và các khoản trợ cấp khác. Riêng đối với sĩ quan, thuyền viên tàu vận tải biển, tiền lương theo hợp đồng (tính theo tháng) để làm căn cứ xác định mức tiền môi giới là tiền lương bao gồm tiền lương cơ bản và tiền lương phép

     Như vậy, mức trần tiền môi giới bạn phải nộp cho doanh nghiệp không vượt một tháng lương cho năm hợp đồng đó.

     Đồng thời, tại khoản 1, khoản 2 mục III thông tư này cũng có quy định về mức tiền dịch vụ mà người lao động phải nộp như sau:

1. Tiền dịch vụ là khoản chi phí mà người lao động phải trả cho doanh nghiệp để thực hiện hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Tiền dịch vụ không áp dụng đối với trường hợp người lao động đã hoàn thành hợp đồng ký với doanh nghiệp (kể cả thời gian gia hạn theo hợp đồng) và được chủ sử dụng lao động gia hạn hoặc ký hợp đồng lao động mới.

2. Mức tiền dịch vụ

a) Mức trần tiền dịch vụ: Người lao động nộp tiền dịch vụ cho doanh nghiệp không quá một tháng tiền lương (hoặc tiền trợ cấp tu nghiệp) theo hợp đồng cho một năm làm việc; riêng sỹ quan và thuyền viên làm việc trên tàu vận tải biển không quá một tháng rưỡi tiền lương theo hợp đồng cho một năm làm việc. Tổng mức tiền dịch vụ tối đa không quá ba tháng lương theo hợp đồng/người/hợp đồng;

b) Mức tiền dịch vụ phải được ghi rõ trong hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài ký kết giữa doanh nghiệp và người lao động;

c) Tiền lương theo hợp đồng (tính theo tháng) để làm căn cứ xác định mức tiền dịch vụ là tiền lương cơ bản không bao gồm: tiền làm thêm giờ, tiền thưởng và các khoản trợ cấp khác. Riêng đối với sĩ quan, thuyền viên tàu vận tải biển, tiền lương theo hợp đồng (tính theo tháng) để làm căn cứ xác định mức tiền dịch vụ là tiền lương bao gồm lương cơ bản và lương phép.

     Như vậy, người lao động phải nộp tiền dịch vụ cho doanh nghiệp không quá một tháng tiền lương theo hợp đồng cho năm làm việc.

     Theo như quy định trên, bạn sẽ phải nộp hai loại chi phí cho doanh nghiệp sau khi kí hợp đồng sang nước ngoài làm việc. Có được lấy lại tiền khi không đi xuất khẩu lao động

2. Có lấy lại được tiền khi không đi xuất khẩu lao động không?

      Căn cứ theo mục 5 Thông tư số 21/2007/TT- BLĐTBXH hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006 và nghị định số 126/2007/ NĐ- CP quy định chi tiết một số điều của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng như sau:

 “Doanh nghiệp dịch vụ phải cam kết với người lao động về thời gian chờ xuất cảnh sau khi người lao động trúng tuyển đi làm việc ở nước ngoài.

Trong thời gian doanh nghiệp dịch vụ đã cam kết, nếu người lao động không có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài nữa thì doanh nghiệp dịch vụ phải trả lại hồ sơ cho người lao động và người lao động phải chịu các khoản chi phí mà doanh nghiệp dịch vụ đã chi (nếu có) để làm thủ tục cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài, gồm: chi phí làm hồ sơ, khám sức khỏe, học phí bồi dưỡng kiến thức cần thiết, chi phí tài liệu học tập, ăn, ở trong thời gian đào tạo bồi dưỡng kiến thức cần thiết, chi phí làm thủ tục nhập cảnh (visa)” 

     Như vậy, khi người lao động không muốn đi xuất khẩu lao động nữa thì có thể yêu cầu doanh nghiệp dịch vụ phải trả lại hồ sơ, giấy tờ cũng như hoàn lại tiền cho người lao động đã đóng nộp trước đó. Đồng thời, người lao động cũng phải có trách nhiệm chịu các khoản chi phí mà doanh nghiệp đã chi trả như chi phí làm hồ sơ, khám sức khỏe, học phí bồi dưỡng kiến thức cần thiết, chi phí tài liệu học tập, ăn, ở trong thời gian đào tạo bồi dưỡng kiến thức cần thiết, chi phí làm thủ tục nhập cảnh (visa). Như vậy, người lao động có được lấy lại tiền khi không đi xuất khẩu lao động.

     Về vấn đề công ty môi giới không trả lại hồ sơ, tiền cho người lao động khi họ không muốn đi xuất khẩu lao động thì căn cứ theo quy định tại điều 20 Bộ luật lao động năm 2012 quy định về những hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động như sau:

1. Giữ bản chính giấy tờ tuỳ thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.

2. Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.

     Như vậy, theo như quy định trên, phía doanh nghiệp không được quyền giữ giấy tờ tùy thân văn bằng, chứng chỉ của người lao động hoặc yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động. Việc doanh nghiệp giữ là trái quy định của pháp luật và doanh nghiệp sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 2 điều 5 nghị định 95/2013 xử lí vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động như sau:

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a)Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động;

b)Buộc người lao động thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a)Buộc trả lại bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ đã giữ của người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này;

b)Buộc trả lại số tiền hoặc tài sản đã giữ của người lao động cộng với khoản tiền lãi của số tiền đã giữ của người lao động tính theo lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này.

     Như vậy, công ty sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng và buộc phải trả lại bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ đã giữ của người lao động. Trường hợp doanh nghiệp không trả lại giấy tờ cũng như không trả lại tiền cho bạn, bạn có thể làm đơn khiếu nại lên lãnh đạo tổ chức đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để được xem xét giải quyết. Nếu khiếu nại không được giải quyết, bạn có thể làm đơn lên Cục trưởng cục quản lý lao động nước ngoài có thẩm quyền hoặc khởi kiện ra Tòa án để được giải quyết chính xác nhất, để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.

Bài viết cùng chuyên mục:

Liên hệ Luật sư tư vấn về: Có được lấy lại tiền khi không đi xuất khẩu lao động:

  • Tư vấn qua Tổng đài 19006500: Đây là hình thức tư vấn hiệu quả và nhanh nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về có được lấy lại tiền khi không đi xuất khẩu lao động không. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết.
  • Tư vấn qua Zalo: Tư vấn về có được lấy lại tiền khi không đi xuất khẩu lao động không qua số điện thoại zalo Luật Sư: 0931191033
  • Tư vấn qua Email: Gửi câu hỏi có được lấy lại tiền khi không đi xuất khẩu lao động không tới địa chỉ Email: [email protected] chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn.

Liên kết ngoài tham khảo:                      :  

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178