• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Chiêu trò lừa đảo được trúng thưởng ngẫu nhiên là một trong những chiêu trò lừa đảo phổ biến hiện nay. Vậy cần làm gì khi gặp phải

  • Cảnh giác chiêu trò lừa đảo được trúng thưởng ngẫu nhiên
  • Chiêu trò lừa đảo được trúng thưởng ngẫu nhiên
  • Pháp luật hình sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Chiêu trò lừa đảo được trúng thưởng ngẫu nhiên

Câu hỏi của bạn:      Chào Luật sư! Vừa rồi tôi nhận được một cuộc gọi xưng là nhân viên Shopee, họ nói rằng dựa trên tổng giá trị tiền mua hàng của tôi thì đã đủ điều kiện để trở thành khách hàng kim cương. Vì thế, tôi sẽ được nhận một phần quà trúng thưởng ngẫu nhiên, đó là một chiếc máy tính trị giá 40 triệu đồng. Người này bảo tôi đặt cọc khoảng 10 triệu để chắc chắn sẽ nhận hàng, do số tiền giải thưởng khá lớn, sau khi nhận hàng họ sẽ hoàn trả lại số tiền đặt cọc cho tôi. Tôi cũng không nghi ngờ gì vì đúng là tôi đã thành khách hàng kim cương của Shopee rồi. Sau khi chuyển xong 10 triệu, thì đến tận bây giờ tôi vẫn chưa nhận được máy tính, cũng chưa được hoàn trả tiền cọc. Tôi có gọi lên tổng đài của Shopee nhưng họ nói rằng chưa bao giờ có chương trình trúng thưởng này, và nói là tôi đã bị lừa đảo. Vậy xin Luật sư cho tôi hỏi là giờ tôi phải làm thế nào? Câu trả lời của Luật sư:

1. Chiêu trò trúng thưởng ngẫu nhiên là gì?

  Trúng thưởng ngẫu nhiên là một trong những hình thức lừa đảo vô cùng phổ biến hiện nay. Bằng việc gửi các Thông báo trúng thưởng, tặng quà miễn phí qua Điện thoại/Tin nhắn/Bài đăng trên các mạng xã hội (Facebook, Zalo…) tới khách hàng, các đối tượng lừa đảo mong muốn chiếm dụng tiền của người tiêu dùng nhẹ dạ cả tin, gây ra hệ luỵ và hậu quả nghiêm trọng cho xã hội.       Đánh vào lòng tham con người, các đối tượng lừa đảo hiện nay đã tạo ra hàng loạt các trang web giả mạo, mạo danh các công ty/thương hiệu uy tín để đưa ra các chương trình trúng thưởng nhằm mục đích dụ dỗ người dùng cung cấp các thông tin cá nhân như số điện thoại, email, số chứng minh nhân dân/căn cước công dân, tài khoản ngân hàng/thẻ tín dụng,… cho chúng.    

2. Hoạt động lừa đảo trúng thưởng ngẫu nhiên diễn ra như thế nào?

Hoạt động lừa đảo trúng thưởng có thể diễn ra dưới 3 hình thức:      Thứ nhất, hình thức rất phổ biến của chiêu thức này là người tiêu dùng nhận được cuộc gọi của đối tượng lạ, tự xưng là nhân viên của Công ty X nào đó thông báo trúng thưởng. Để tạo lòng tin cho họ, khi gọi điện đến, các đối tượng đều tự xưng là người của cơ quan chức năng có uy tín hoặc chương trình đã được Bộ Công Thương cấp phép, thậm chí cung cấp đầy đủ tên công ty, địa chỉ, số điện thoại hotline, số zalo,...      Đối với hình thức này, người tiêu dùng thường không tìm hiểu kỹ, không kiểm chứng mà liên hệ ngay với số điện thoại được cung cấp và làm theo hướng dẫn. Cũng có một số trường hợp dù đã tìm hiểu thông tin trên google và không tra được kết quả rõ ràng nhưng vẫn mù quáng thực hiện theo yêu cầu của đối tượng lạ. Sau đó, các đối tượng lừa đảo sẽ yêu cầu người tiêu dùng phải đóng vài triệu làm tiền cọc mới được nhận thưởng, thậm chí còn hứa hẹn sẽ trả lại số tiền cọc đó, và người tiêu dùng sẽ lập tức mắc bẫy do số tiền hoặc món hàng trúng thưởng thường có giá trị lớn.      Thứ hai, hình thức lừa đảo trúng thưởng tiếp theo là mời chào mua hàng để tiếp tục nhận mã trúng thưởng. Đối với hình thức này, sau khi được nhận thông báo trúng thưởng, ngoài hình thức chuyển tiền thuế, đối tượng lừa đảo còn đưa thêm chiêu trò dụ dỗ người tiêu dùng mua thêm sản phẩm để nhận thêm mã quay thưởng với lời hứa hẹn càng mua nhiều mã, càng trúng thưởng nhiều, số tiền trúng thưởng càng lớn. Người tiêu dùng cũng không tìm hiểu, xác minh thông tin, tiếp tục đặt mua những sản phẩm với trị giá cao từ vài triệu đến hơn chục triệu với mong muốn trúng được nhiều phần thưởng.      Thứ ba, nhắn tin trúng thưởng qua Facebook: Người tiêu dùng nhận được thông báo trúng thưởng qua tin nhắn messenger của Facebook với nội dung: “ Xin chúc mừng tài khoản messenger… đã may mắn nhận được giải nhất/giải đặc biệt từ sự kiện Tuần lễ tri ân khách hàng,… Giải thưởng là 1 xe máy SHi, 100-200 triệu đồng tiền mặt và nhiều phần quà giá trị khác…” nhằm tạo niềm tin cho người nhận, trong tin nhắn còn thông báo đây là tin nhắn chính xác được xác nhận từ hệ thống và đề nghị người nhận không cung cấp mã trúng thưởng cho bất kỳ ai. Sau đó họ sẽ nghĩ ra đủ thứ thuế và chi phí để bắt người tiêu dùng đóng thì mới đủ điều kiện nhận thưởng. Tuy nhiên sau khi chuyển tiền xong thì người tiêu dùng sẽ không thể nào liên hệ được với số điện thoại này nữa và tài khoản thông báo trúng thưởng kia cũng chặn luôn facebook của người tiêu dùng.

3. Khi bị lừa đảo trúng thưởng ngẫu nhiên, cần làm thế nào?

      Đối với trường hợp của bạn, bạn có thể làm đơn trình báo lên cơ quan công an về hành vi lừa đảo theo các bước sau:       Bước 1: Khi phát hiện hành vi lừa đảo, cần thu thập các bằng chứng rõ ràng, cụ thể nhất thể hiện được hành vi đó là hành vi lừa đảo như: tin nhắn, số điện thoại, tài khoản ngân hàng lừa đảo, lịch sử giao dịch, hoặc biên lai, hóa đơn giao dịch,... qua các hình thức khác. Ngoài ra có thể kèm theo video, hình ảnh chứng minh, ghi âm hội thoại ... Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ tố cáo bao gồm những giấy tờ như sau:
  • Đơn trình báo/tố cáo lừa đảo qua mạng.
  • CMND/CCCD của người tố cáo.
  • Chứng cứ đã thu thập được.
Bước 3: Gửi đến cơ quan Công an có thẩm quyền tiếp nhận xử lý      Trên thực tế, một khi đã chuyển tiền cho đối tượng lừa đảo, thì rất khó để lấy lại được. Do chúng có thể không hoạt động ở trong Việt Nam, mà có thể hoạt động ở nước ngoài, khiến cho công tác điều tra của cơ quan công an trở nên khó khăn hơn. Vậy nên, cách tốt nhất là người tiêu dùng nên nâng cao cảnh giác với những cuộc gọi từ người lạ, cảnh giác với những thông tin mà đối tượng lạ cung cấp để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.

Chiêu trò lừa đảo được trúng thưởng ngẫu nhiên

4. Hỏi đáp về chiêu trò lừa đảo được trúng thưởng ngẫu nhiên

Câu hỏi 1. Lừa đảo trúng thưởng sẽ phải chịu án phạt nào?

     Nếu số tiền chiếm đoạt dưới 2.000.000 đồng và không thỏa mãn các dấu hiệu tại khoản 1 Điều 174 BLHS 2015 thì mức xử phạt từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng theo Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội.      Nếu số tiền chiếm đoạt trên 2.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thỏa mãn các dấu hiệu tại khoản 1 Điều 174 BLHS 2015 thì bị khởi tố về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Câu hỏi 2. Cơ quan nào có thẩm quyền xử lý đơn tố giác tội phạm lừa đảo?

     Căn cứ Điều 146 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Tố tụng hình sự 2021 quy định:
3. Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, lập biên bản tiếp nhận, tiến hành kiểm tra, xác minh sơ bộ và chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm kèm theo tài liệu, đồ vật có liên quan cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền. Công an xã có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, lập biên bản tiếp nhận, lấy lời khai ban đầu và chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm kèm theo tài liệu, đồ vật có liên quan cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
     Như vậy, khi làm đơn tố giác tội phạm lừa đảo trúng thưởng, thì người tiêu dùng có thể gửi đến cơ quan công an xã, phường, thị trấn để được tiếp nhận.

Câu hỏi 3. Làm thế nào để né bẫy lừa đảo trúng thưởng ngẫu nhiên?

Để tránh sa bẫy của những đối tượng lừa đảo, người tiêu dùng cần chú ý những vấn đề sau:
  • Tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân cho người lạ.
  • Nhận được cuộc gọi từ người lạ yêu cầu họ cung cấp đầy đủ thông tin về họ tên, chức vụ, đơn vị công tác, địa chỉ, số điện thoại (nếu bên tặng thưởng là cá nhân); tên Công ty, địa chỉ cụ thể, số điện thoại, mã số thuế, giấy phép đăng ký kinh doanh (nếu bên tặng thưởng là doanh nghiệp) để tìm hiểu, tra cứu xác minh đối tượng từ nhiều nguồn khác nhau.
  • Liên hệ với các cơ quan có thẩm quyền như Sở Công Thương hoặc Cục Xúc tiến Thương mại, Bộ Công Thương để được giải đáp và hỗ trợ kịp thời về chương trình khuyến mãi, trao thưởng mà bên kia cung cấp bởi các chương trình khuyến mại, trao thưởng lớn đều phải được đăng ký và cấp phép.
  • Nếu không đăng ký tham gia các chương trình quay thưởng/bốc thăm trúng thưởng mà lại nhận được thông báo trúng thưởng thì khả năng cao là lừa đảo bởi không có việc doanh nghiệp tự lựa chọn khách hàng rồi quay thưởng và trao thưởng khi không có thông báo trước cho bạn.
  • Nếu nghi ngờ lừa đảo, bạn cần khôn khéo yêu cầu đối tượng cung cấp thêm thông tin, sau đó trình báo cho cơ quan Công an.
Bài viết tham khảo:

Liên hệ Luật sư tư vấn về chiêu trò lừa đảo được trúng thưởng ngẫu nhiên

    Nếu bạn đang gặp những vướng mắc về những hình thức lừa đảo hiện nay mà không thể tự mình giải quyết được thì bạn nên gọi ngay cho Luật Sư thay vì phải mất thời gian nghiên cứu vì có nghiên cứu cũng không thể hiểu rộng bằng Luật Sư, vì vậy để tránh những rủi ro không đáng có bạn nên tham khảo ý kiến Luật Sư. 

  • Luật Sư tư vấn miễn phí qua tổng đài: 19006500
  • Tư vấn qua Zalo: Số điện thoại zalo Luật Sư: 0931191033
  • Tư vấn qua Email: Gửi câu hỏi tới địa chỉ Email: lienhe@luattoanquoc.com
      Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn!  
Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178