• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Nhân viên thường trực trong bệnh viện có yếu tố ngành nghề nguy hiểm có được chi trả bồi dưỡng bằng hiện vật theo quy định của pháp luật

  • Chi trả bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động
  • bồi dưỡng bằng hiện vật
  • Pháp luật lao động
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết
  • Câu hỏi của bạn:

     Tôi làm ở bệnh viện lao, bên phía bệnh viện chi trả bồi dưỡng bằng hiện vật cho nhân viên thường trực 24/24 là một suất, nhưng bên phía người lao động phải chi trả 3 suất vì số giờ làm gấp hơn 3 lần bình thường ( giờ làm bình thường 6h)

     Cho tôi hỏi bệnh viện chi trả như thế có đúng không?

    Tôi xin cảm ơn!

  • Câu trả lời của Luật sư:

      Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Phòng tư vấn pháp luật qua Email – Luật Toàn Quốc với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

1. Căn cứ pháp lý:

  • Bộ luật lao động năm 2012
  • Quyết định 73/2011/QĐ-TTG - Về việc quy định một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế công lập và chế độ phụ cấp chống dịch
  • Thông tư liên tịch 10/2014/TTLT-BYT-BNV-BTC-BLĐTBXH – Hướng dẫn một số điều của quyết định 73/2011/QĐ-TTG Quy định một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức, người lao động trong cơ sở y tế công lập và chế độ phụ cấp chống dịch.
  • Thông tư 25/2013/TT – BLĐTBXH Hướng dẫn thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại.
  • Quyết định 43/2012/QĐ-TTg về việc sửa đổi bổ sung điều 1 của quyết định số 234/2005 QT - TTG ngày 26 tháng 9 năm 2005 của thủ tướng chính phủ về chế độ đặc thù đối với công nhân viên chức một số ngành nghề trong công ty nhà nước.

2. Nội dung tư vấn:

Tại Điều 141 Bộ luật lao động 2012 có quy định như sau:

Điều 141. Bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại

Người làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại được người sử dụng lao động bồi dưỡng bằng hiện vật theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

  • Thứ nhất, xác định nhân viên thường trực được trợ cấp những gì?

     Căn cứ theo quyết định 73 người lao động thường trực được hưởng trợ cấp theo khoản 3 điều 2 :

     “3. Chế độ đối với người lao động tham gia thường trực:

  1. a) Chế độ phụ cấp thường trực:

      - Người lao động thường trực 24/24 giờ được hưởng mức phụ cấp như sau:

       + 115.000 đồng/người/phiên trực đối với bệnh viện hạng I, hạng đặc biệt.

       + 90.000 đồng/người/phiên trực đối với bệnh viện hạng II.

    + 65.000 đồng/người/phiên trực đối với các bệnh viện còn lại và các cơ sở khác tương đương.+ 25.000 đồng/người/phiên trực đối với trạm y tế xã, trạm y tế quân dân y, bệnh xá quân dân y.

       - Người lao động thường trực theo ca 12/24 giờ được hưởng mức bằng 0,5 lần mức phụ cấp thường trực 24/24 giờ;

      - Người lao động thường trực theo ca 16/24 giờ được hưởng mức bằng 0,75 lần mức phụ cấp thường trực 24/24 giờ.

      Nếu thường trực tại khu vực hồi sức cấp cứu, khu vực chăm sóc đặc biệt thì mức phụ cấp thường trực được tính bằng 1,5 lần mức quy định trên; thường trực vào ngày nghỉ hằng tuần thì mức phụ cấp thường trực được tính bằng 1,3 lần mức quy định trên; thường trực vào ngày lễ, ngày Tết thì mức phụ cấp thường trực được tính bằng 1,8 lần mức quy định trên.

      b) Người lao động thường trực 24/24 giờ được hỗ trợ tiền ăn là 15.000 đồng/người/phiên trực;

      c) Người lao động được nghỉ và được hưởng nguyên lương sau khi tham gia thường trực như sau:

     - Thường trực 24/24 giờ vào ngày thường, ngày nghỉ hằng tuần được nghỉ bù 01 ngày; vào các ngày lễ, Tết được nghỉ bù 02 ngày;

      - Thường trực theo ca 12/24 giờ hoặc ca 16/24 giờ được nghỉ ít nhất 12 giờ tiếp theo.

    Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh huy động người lao động làm việc vào giờ nghỉ trên thì phải trả tiền lương làm thêm giờ theo quy định của pháp luật về lao động.

     d) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh huy động người lao động làm thêm giờ thì phải trả tiền lương làm thêm giờ cho người lao động theo quy định của pháp luật về lao động. Người làm việc vào ca đêm được trả tiền lương làm việc vào ban đêm theo quy định của pháp luật về lao động.”

  • Thứ hai, bệnh viện bạn là trong những nhanh nghề nguy hiểm độc hại nên người lao động được trợ cấp bồi dưỡng bằng hiện vật theo thông tư 25, điều kiện và nguyên tắc trợ cấp bồi dưỡng được quy định cụ thể tại :

      “ Điều 2. Điều kiện được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật và mức bồi dưỡng

  1. Người lao động được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật khi có đủ các điều kiện sau:

     a) Làm các nghề, công việc thuộc danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành;

     b) Đang làm việc trong môi trường lao động có ít nhất một trong các yếu tố nguy hiểm, độc hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép theo quy định của Bộ Y tế hoặc trực tiếp tiếp xúc với các nguồn gây bệnh truyền nhiễm.

     Việc xác định các yếu tố quy định tại điểm b Khoản 1 Điều này phải được thực hiện bởi đơn vị đủ điều kiện đo, kiểm tra môi trường lao động theo quy định của Bộ Y tế (sau đây gọi tắt là đơn vị đo, kiểm tra môi trường lao động).

      2. Mức bồi dưỡng:

     a) Bồi dưỡng bằng hiện vật được tính theo định suất hàng ngày và có giá trị bằng tiền tương ứng theo các mức sau:

     - Mức 1: 10.000 đồng;

     - Mức 2: 15.000 đồng;

      - Mức 3: 20.000 đồng;

     - Mức 4: 25.000 đồng.

     b) Việc xác định mức bồi dưỡng bằng hiện vật cụ thể theo điều kiện lao động và chỉ tiêu môi trường lao động được quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.

      Điều 3. Nguyên tắc tổ chức bồi dưỡng bằng hiện vật

  1. Việc tổ chức bồi dưỡng bằng hiện vật phải thực hiện trong ca hoặc ngày làm việc, bảo đảm thuận tiện và vệ sinh.
  2. Không được trả bằng tiền, không được trả vào lương (gồm cả đưa vào đơn giá tiền lương) thay cho hiện vật bồi dưỡng.
  3. Trường hợp do tổ chức lao động không ổn định, không thể tổ chức bồi dưỡng tập trung tại chỗ được (ví dụ: làm việc lưu động, phân tán, ít người), người sử dụng lao động phải cấp hiện vật cho người lao động để người lao động có trách nhiệm tự bồi dưỡng theo quy định. Trong trường hợp này, người sử dụng lao động phải lập danh sách cấp phát, có ký nhận của người lao động; thường xuyên kiểm tra việc thực hiện bồi dưỡng của người lao động.
  4. Mức bồi dưỡng cụ thể đối với từng người lao động được xác định như sau    

     a) Đối với người lao động đủ các điều kiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Thông tư này, nếu làm việc từ 50% thời giờ làm việc bình thường trở lên của ngày làm việc thì được hưởng cả định suất bồi dưỡng, nếu làm dưới 50% thời giờ làm việc bình thường của ngày làm việc thì được hưởng nửa định suất bồi dưỡng theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này;

     Trong trường hợp người lao động làm thêm giờ, định suất bồi dưỡng bằng hiện vật được tăng lên tương ứng với số giờ làm thêm theo nguyên tắc trên;

     b) Người sử dụng lao động xem xét, quyết định việc thực hiện bồi dưỡng bằng hiện vật ở mức 1 (10.000 đồng) đối với người lao động làm các công việc không thuộc danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành, nhưng đang làm việc trong môi trường lao động có ít nhất một trong các yếu tố nguy hiểm, độc hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép hoặc trực tiếp tiếp xúc với các nguồn gây bệnh truyền nhiễm.

     5. Chi phí bồi dưỡng bằng hiện vật được hạch toán vào chi phí hoạt động thường xuyên, chi phí sản xuất kinh doanh của cơ sở lao động và là chi phí hợp lý khi tính thuế, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp của cơ sở lao động theo quy định hiện hành của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp; riêng đối với các đối tượng là học sinh, sinh viên thực tập, học nghề, tập nghề thuộc cơ quan nào quản lý thì cơ quan đó cấp kinh phí.

      6. Người lao động làm việc trong các ngành, nghề đặc thù được hưởng chế độ ăn định lượng theo quy định của Chính phủ sẽ không được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật theo quy định của Thông tư này.”

      Căn cứ vào những quy định trên, bệnh viện bạn có thể xác định được trợ cấp bồi dưỡng cho nhân viên.

     Ngoài ra trong một vài trường hợp được quy định ở quyết định 43 sửa đổi bổ sung quyết định 234//2005/QĐ-TTg được tính tiền ăn định lượng nên sẽ không tính trợ cấp bồi dưỡng.

      Luật Toàn Quốc hy vọng những gì chúng tôi tư vấn nêu trên sẽ giúp quý khách hàng lựa chọn được phương án tốt nhất để giải quyết vấn đề của mình, còn bất cứ vướng mắc gì quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật Lao Động miễn phí 24/7: 19006500 để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi qua Email: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi mong rằng sẽ nhận được sự ủng hộ và ý kiến đóng góp của mọi người dân trên cả nước để chúng tôi ngày càng trở lên chuyên nghiệp hơn.

     Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách!

     Trân trọng!

  Liên kết tham khảo:

     
Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178