• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Căn cứ vào đâu để tính bồi thường khi việc tịch thu hàng hóa là sai? Năm 1984, tôi đang kinh doanh hàng tạp hóa thì bị UBND huyện tịch thu toàn bộ số hàng.

  • Căn cứ vào đâu để tính bồi thường khi việc tịch thu hàng hóa là sai?
  • tính bồi thường khi việc tịch thu hàng hóa là sai
  • Pháp luật dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

CĂN CỨ VÀO ĐÂU ĐỂ TÍNH BỒI THƯỜNG KHI VIỆC TỊCH THU HÀNG HÓA LÀ SAI?

Câu hỏi của bạn:

     Năm 1984, tôi đang kinh doanh hàng tạp hóa thì bị UBND huyện tịch thu toàn bộ số hàng. Nay UBND huyện xác định việc tịch thu đó là sai và đang tính bồi thường cho tôi. Vậy tôi xin hỏi căn cứ vào điều khoản nào của luật bồi thường để huyện bồi thường cho tôi. Xin chân thành cảm ơn!

Câu trả lời của Luật sư:

     Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau: 

Căn cứ pháp lý:

Nội dung tư vấn:

  1. Xác định Luật áp dụng để tính bồi thường khi việc tịch thu hàng hóa là sai

     Hiện nay, Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2009 đang có hiệu lực thi hành (Luật này có hiệu lực từ ngày 1/1/2010) , tuy nhiên vụ việc của bạn xảy ra vào năm 1984 do đó cần xét theo điều khoản chuyển tiếp của Luật này để xác định Luật áp dụng giải quyết vấn đề.

     “Điều 66. Điều khoản chuyển tiếp      1. Các trường hợp yêu cầu bồi thường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thụ lý nhưng chưa giải quyết hoặc đang giải quyết theo Nghị quyết số 388/2003/NQ-UBTVQH11 ngày 17 tháng 3 năm 2003 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra hoặc Nghị định số 47/CP ngày 03 tháng 5 năm 1997 của Chính phủ về việc giải quyết bồi thường thiệt hại do công chức, viên chức nhà nước, người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật đó để giải quyết.      2. Các trường hợp được bồi thường theo Nghị quyết số 388/2003/NQ-UBTVQH11 ngày 17 tháng 3 năm 2003 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra và Nghị định số 47/CP ngày 03 tháng 5 năm 1997 của Chính phủ về việc giải quyết bồi thường thiệt hại do công chức, viên chức nhà nước, người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra đến thời điểm Luật này có hiệu lực mà còn thời hiệu theo quy định của các văn bản này nhưng chưa yêu cầu Nhà nước bồi thường hoặc đã yêu cầu nhưng chưa được thụ lý thì áp dụng các quy định của Luật này để giải quyết.”

     Căn cứ vào Điều 66 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2009 thì có 2 trường hợp như sau:

  • Nếu tại thời điểm năm 1984, sau khi bị tịch thu hàng hóa, bạn có yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết yêu cầu bồi thường của mình và đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thụ lý nhưng chưa giải quyết hoặc đang giải quyết thì sẽ tiếp tục áp dụng Nghị định số 47/CP ngày 03 tháng 5 năm 1997 của Chính phủ về việc giải quyết bồi thường thiệt hại do công chức, viên chức nhà nước, người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra để giải quyết vấn đề.
  • Nếu bạn được xác định bồi thường theo Nghị định số 47/CP ngày 03 tháng 5 năm 1997 của Chính phủ về việc giải quyết bồi thường thiệt hại do công chức, viên chức nhà nước, người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra và còn thời hiệu theo quy định của các văn bản này nhưng chưa yêu cầu Nhà nước bồi thường hoặc đã yêu cầu nhưng chưa được thụ lý thì áp dụng các quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2009 để giải quyết.
[caption id="attachment_48554" align="aligncenter" width="380"]tính bồi thường khi việc tịch thu hàng hóa là sai Tính bồi thường khi việc tịch thu hàng hóa là sai[/caption]
  1. Căn cứ vào đâu để tính bồi thường khi việc tịch thu hàng hóa là sai?

     a. Áp dụng Nghị định số 47/CP

     Tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 47/CP quy định: “Nguyên tắc xác định thiệt hại, mức bồi thường và mức hoàn trả khoản tiền bồi thường thiệt hại và việc miễn, giảm, hoãn hoàn trả bồi thường thiệt hại được thực hiện theo quy định của Bộ Luật dân sự”. Trong trường hợp người bị thiệt hại trực tiếp yêu cầu cơ quan nhà nước bồi thường thiệt hại do công chức, viên chức nhà nước gây ra thì việc bồi thường được giải quyết theo quy định tại các điều từ Điều 7 đến Điều 11 của Nghị định số 47/CP như sau:

  • Thủ trưởng cơ quan nhà nước thành lập Hội đồng xét giải quyết bồi thường thiệt hại. Hội đồng có trách nhiệm xem xét, đánh giá mức độ thiệt hại, xác định trách nhiệm dân sự của các bên để kiến nghị Thủ trưởng cơ quan quyết định mức và phương thức bồi thường thiệt hại.
  • Hội đồng tiến hành họp xét giải quyết bồi thường thiệt hại theo trình tự sau: Chủ tịch Hội đồng công bố thành phần tham gia, cử thư ký; Hội đồng nghe công bố yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại của người bị hại, nghe giải trình của người gây thiệt hại và nghe báo cáo thẩm định của cơ quan chuyên môn (nếu có). Các báo cáo này có thể nghe trực tiếp hoặc bằng văn bản. Hội đồng thảo luận và quyết định theo đa số bằng cách bỏ phiếu kín. Kết quả được lập thành văn bản kiến nghị Thủ trưởng cơ quan quyết định. Trường hợp cần thiết, có thể mời người bị thiệt hại và người gây thiệt hại hoặc đại diện hợp pháp của họ tham gia phiên họp của Hội đồng. Những người này không được biểu quyết.
  • Trường hợp thoả thuận được thì phải lập biên bản hoà giải thành có chữ ký của người bị hại, Thủ trưởng cơ quan và của cán bộ, công chức, gây ra thiệt hại. Trường hợp không thoả thuận được thì cơ quan phải lập thành hồ sơ vụ việc đề nghị Toà án giải quyết.
     b. Áp dụng Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2009

     Cơ quan hành chính trực tiếp quản lý người thi hành công vụ có hành vi trái pháp luật gây ra thiệt hại là cơ quan có trách nhiệm bồi thường. Điều 18 Luật này quy định về xác minh thiệt hại thì căn cứ vào tính chất, nội dung của vụ việc, cơ quan có trách nhiệm bồi thường có thể tổ chức việc định giá tài sản, giám định thiệt hại về tài sản hoặc lấy ý kiến của các cơ quan có liên quan về việc giải quyết bồi thường. Việc giải quyết bồi thường thiệt hại tôn trọng sự thỏa thuận của các bên, nếu không thể thỏa thuận được thì bạn có thể khởi kiện lên Tòa án khi thời hiệu khởi kiện còn.

     Tại Điều 45 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2009 quy định về thiệt hại do tài sản bị xâm phạm như sau:

     “1. Trường hợp tài sản đã bị phát mại, bị mất thì thiệt hại được xác định căn cứ vào giá thị trường của tài sản cùng loại hoặc tài sản có cùng tính năng, tiêu chuẩn kỹ thuật và mức độ hao mòn của tài sản đã bị phát mại, bị mất trên thị trường tại thời điểm giải quyết bồi thường.      2. Trường hợp tài sản bị hư hỏng thì thiệt hại được xác định là chi phí có liên quan theo giá thị trường tại thời điểm giải quyết bồi thường để sửa chữa, khôi phục lại tài sản; nếu tài sản bị hư hỏng không thể sửa chữa, khôi phục thì thiệt hại được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều này.      3. Trường hợp có thiệt hại phát sinh do việc không sử dụng, khai thác tài sản thì thiệt hại được xác định là thu nhập thực tế bị mất. Đối với những tài sản trên thị trường có cho thuê, thu nhập thực tế bị mất được xác định phù hợp với mức giá thuê của tài sản cùng loại hoặc tài sản có cùng tiêu chuẩn kỹ thuật, tính năng, tác dụng và chất lượng tại thời điểm giải quyết bồi thường; đối với những tài sản trên thị trường không có cho thuê, thu nhập thực tế bị mất được xác định trên cơ sở thu nhập do tài sản bị thiệt hại mang lại trong điều kiện bình thường trước thời điểm thiệt hại xảy ra; nếu tài sản bị kê biên được giao cho người bị thiệt hại hoặc người khác quản lý thì chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại về tài sản được xác định là những thiệt hại được bồi thường.      4. Các khoản tiền đã nộp vào ngân sách nhà nước theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bị tịch thu, thi hành án, khoản tiền đã đặt để bảo đảm tại cơ quan có thẩm quyền được hoàn trả cho người bị thiệt hại hoặc thân nhân của họ; trường hợp khoản tiền đó là khoản vay có lãi thì phải hoàn trả cả khoản lãi hợp pháp; trường hợp khoản tiền đó không phải là khoản vay có lãi thì phải hoàn trả cho người bị thiệt hại hoặc thân nhân của họ cả khoản lãi theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm giải quyết bồi thường.”

     Như vậy, việc tính bồi thường sẽ được căn cứ vào Điều 45 trên để xem xét, giá thị trường quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này là giá thị trường tại thời điểm giải quyết bồi thường và tại địa phương nơi xảy ra thiệt hại.

     Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:

     Để được tư vấn về Căn cứ vào đâu để tính bồi thường khi việc tịch thu hàng hóa là sai?, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật dân sự 24/7: 1900 6178 để được luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.      Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./. 

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178