Căn cứ để tính thời gian nâng bậc lương của công chức viên chức
11:52 01/07/2018
Căn cứ để tính thời gian nâng bậc lương của công chức viên chức, quy định về tính thời gian nâng bậc lương của công chức viên chức
- Căn cứ để tính thời gian nâng bậc lương của công chức viên chức
- tính thời gian nâng bậc lương của công chức
- Pháp luật lao động
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Tính thời gian nâng bậc lương của công chức
Câu hỏi của bạn:
Nội dung tư vấn về tính thời gian nâng bậc lương của công chức
1. Quy định về tính thời gian nâng bậc lương của công chức
Theo Điểm b Khoản 1 Điều 2 Thông tư 08/2013/TT-BNV quy định về tính thời gian nâng bậc lương của công chức như sau: " Các trường hợp được tính vào thời gian để xét nâng bậc lương thường xuyên, gồm: - Thời gian nghỉ làm việc được hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật về lao động; - Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; - Thời gian nghỉ ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hưởng bảo hiểm xã hội cộng dồn từ 6 tháng trở xuống (trong thời gian giữ bậc) theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; - Thời gian được cấp có thẩm quyền quyết định cử đi làm chuyên gia, đi học, thực tập, công tác, khảo sát ở trong nước, ở nước ngoài (bao gồm cả thời gian đi theo chế độ phu nhân, phu quân theo quy định của Chính phủ) nhưng vẫn trong danh sách trả lương của cơ quan, đơn vị." Như vậy để tính thời gian nâng bậc lương của công chức sẽ chỉ bao gồm các trường hợp trên nên không tính đến thời gian anh làm công chức dự bị tại Trạm khuyến nông và thời gian anh ký hợp đồng lao động công chức dự bị có ghi được xếp ngạch hành chính 01.003, hệ số 1,86. Thêm nữa tính thời gian nâng bậc lương của công chức trên cơ sở kết quả hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức và thời gian giữ bậc trong ngạch hoặc trong chức danh. Như vậy, tính thời gian nâng bậc lương của công chức từ thời điểm anh có quyết định bổ nhiệm, được xếp ngạch công chức mã ngạch 01.003, hưởng 100% lương bậc 1, hệ số 2,34. [caption id="attachment_98448" align="aligncenter" width="389"] tính thời gian nâng bậc lương của công chức[/caption]2. Quy định của pháp luật về chế độ nâng bậc lương thường xuyên
Công chức nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch công chức (sau đây gọi là ngạch), trong chức danh nghề nghiệp viên chức, chức danh chuyên gia cao cấp và chức danh chuyên môn, nghiệp vụ ngành Tòa án, ngành Kiểm sát (sau đây gọi là chức danh) hiện giữ, thì được xét nâng một bậc lương thường xuyên khi có đủ điều kiện thời gian giữ bậc trong ngạch hoặc trong chức danh và đạt đủ tiêu chuẩn nâng bậc lương thường xuyên quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này trong suốt thời gian giữ bậc lương như sau: - Điều kiện thời gian giữ bậc trong ngạch hoặc trong chức danh: + Đối với chức danh chuyên gia cao cấp: Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong bảng lương chuyên gia cao cấp, thì sau 5 năm (đủ 60 tháng) giữ bậc lương trong bảng lương chuyên gia cao cấp được xét nâng một bậc lương; + Đối với các ngạch và các chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ cao đẳng trở lên: Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh, thì sau 3 năm (đủ 36 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng một bậc lương; + Đối với các ngạch và các chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ trung cấp trở xuống và nhân viên thừa hành, phục vụ: Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh, thì sau 2 năm (đủ 24 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng một bậc lương. - Tiêu chuẩn nâng bậc lương thường xuyên:Đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư này có đủ điều kiện thời gian giữ bậc trong ngạch hoặc trong chức danh quy định tại Khoản 1 Điều này và qua đánh giá đạt đủ 02 tiêu chuẩn sau đây trong suốt thời gian giữ bậc lương thì được nâng một bậc lương thường xuyên:
+ Đối với cán bộ, công chức:
Tiêu chuẩn 1: Được cấp có thẩm quyền đánh giá từ mức hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực trở lên;
Tiêu chuẩn 2: Không vi phạm kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức.
+ Đối với viên chức và người lao động:
Tiêu chuẩn 1: Được cấp có thẩm quyền đánh giá từ mức hoàn thành nhiệm vụ trở lên;
Tiêu chuẩn 2: Không vi phạm kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, cách chức.
Vì anh thuộc công chức loại A1 nên sau 3 năm giữ bậc lương trong ngạch và trong khoảng thời gian này anh hoàn thành tốt nhiệm vụ cùng không vi phạm kỷ luật thì được xét nâng một bậc lương. Như vậy Quyết định nâng lương của UBND huyện A ngày 5/01/2007 có ghi: Hệ số lương cũ đang hưởng mã ngạch 01.003, bậc 1, hệ số 2,34 hưởng từ ngày 01/12/2003, sang hưởng lương mới mã ngạch 01.003, bậc 2, hệ số 2,67 kể từ ngày 01/12/2006 là chính xác.
Bài viết tham khảo:
-
Các trường hợp được tính vào nâng bậc lương thường xuyên của viên chức
-
Chuyển công tác của viên chức như thế nào theo quy định hiện hành
Để được tư vấn chi tiết về tính thời gian nâng bậc lương của công chức, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật bảo hiểm 24/7: 1900 6178 để được luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất. Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.