Cách nào để đòi lại đất mua bằng miệng
08:52 15/03/2019
Để đòi lại đất mua bằng miệng cần xác định một số vấn đề: Cần thỏa thuận với người chiếm đất hoặc yêu cầu hòa giải, nêu không được có thể khởi kiện,...

Cách nào để đòi lại đất mua bằng miệng
đòi lại đất mua bằng miệng
Pháp Luật Đất Đai
19006500
Tác giả:
- Đánh giá bài viết
ĐÒI LẠI ĐẤT MUA BẰNG MIỆNG
Câu hỏi của bạn về vấn đề đòi lại đất mua bằng miệng:
Chào luật sư, tôi có một vấn đề muốn nhờ luật sư tư vấn như sau:
Trước đây gia đình ông A mua lại đất của ông B. Giao dịch qua miệng không có giấy tờ trong thời gian sinh sống ông A chuyển đi làm ăn kinh tế ở trong miền Nam. Trong thời gian ông A sống trong nam thì có bà C ở gần vườn ông A qua làm ăn và xây nhà chiếm đoạt phần đất ông A mua của ông B. Vậy bây giờ ông A về muốn lấy lại diện tích đó thì phải làm như thế nào? (lưu ý đất chưa có sổ đỏ và chỉ có tên bà C trên bản đồ)
Câu trả lời của Luật sư về vấn đề đòi lại đất mua bằng miệng:
Chào bạn, Luật Toàn Quốc cám ơn ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về vấn đề đòi lại đất mua bằng miệng, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề đòi lại đất mua bằng miệng như sau:
1. Cơ sở pháp lý về vấn đề đòi lại đất mua bằng miệng:
2. Câu trả lời của Luật sư về vấn đề đòi lại đất mua bằng miệng:
Tranh chấp đất đai là một trong những tranh chấp phổ biến, để giải quyết những tranh chấp này cần có thời gian để xác minh những tài liệu liên quan đến đất. Đối với những giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì yêu cầu về tính chính xác của hồ sơ yêu cầu chính xác tuyệt đối. Trong trường hợp của bạn đưa ra, giao dịch mua bán đất được thực hiện bằng thỏa thuận miệng giữa ông A và ông B, không nhắc đến việc chuyển các giấy tờ chứng minh nguồn gốc của mảnh đất, không cung cấp về thời gian thực hiện giao dịch là khi nào. Do vậy trên cơ sở pháp luật, chúng tôi xin đưa ra biện pháp chung để có thể giúp bạn thực hiện đòi lại quyền sử dụng đất đối với mảnh đất của mình.
2.1 Thực hiện hòa giải tranh chấp
Đối với những tranh chấp về quyền sử dụng đất, Nhà nước khuyến khích các chủ thể tranh chấp thực hiện hòa giải. Trước tiên có thể hòa giải tại thôn, xóm với sự tham gia của trưởng thôn, xóm đó. Việc hòa giải này được khuyến khích bởi đây là những người cùng làng xóm, ở với nhau từ lâu nên việc xác định đất nhà ai đến đâu có thể biết rõ được.
Trường hợp hòa giải việc hòa giải tại thôn, xóm không thành, ông A có thể gửi yêu cầu UBND xã nơi có đất tranh chấp yêu cầu tổ chức buổi hòa giải giữa ông và bà C. Đây là quy định bắt buộc được quy định tại Luật đất đai 2013 được quy định tại Điều 202 như sau:
2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác.
Việc hòa giải được thành lập thành văn bản và có xác nhận của UBND cấp xã, được lưu tại UBND cấp xã và được gửi đến các bên tranh chấp. Việc hòa giải này có thể có hai kết quả như sau:
Trường hợp hòa giải thành thì phần đất mà bà C xây dựng lấn chiếm phần đất của ông A cần trả lại tình trạng nguyên vẹn ban đầu, hoặc xảy ra trường hợp bà C muốn mua phần đất đã lấn của ông A để giữ lại phần diện tích đã xây. Đối với hai trường hợp này thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường. Phòng Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Trường hợp hòa giải không thành, UBND vẫn có biên bản xác nhận hòa giải không thành. Biên bản này được lưu giữ tại UBND và chuyển cho hai bên tranh chấp mỗi bên giữ một bản. Ông A vẫn có thể đòi lại phần đất của mình bằng con đường khởi kiện ra Tòa án.
[caption id="" align="aligncenter" width="266"] Đòi lại đất mua bằng miệng[/caption]
2.2 Thực hiện khởi kiện đòi lại đất đai mua bằng miệng
Theo quy định tại Luật đất đai 2013, trường hợp các đương sự hòa giải không thành thì có thể khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết. Trong vụ việc của bạn, tranh chấp xảy ra là tranh chấp giữa các cá nhân, do đó thẩm quyền giải quyết được quy định như sau:
Điều 203. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai
3. Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:
a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
Tuy nhiên để khởi kiện, ông A cần có các chứng cứ để chứng minh được phần diện tích mà bà C xây lấn sang thuộc quyền sở hữu của mình. Việc xác minh nguồn gốc này, ông A có thể thực hiện như sau:
Cách 1: Xin xác nhận từ phía chủ đất cũ là ông B và những người làm chứng để xác nhận giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà bà C xây nhà lấn sang là thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình.
Cách 2: Ông A có thể liên hệ với Cơ quan địa chính xin trích lục bản đồ thửa đất vào thời điểm ông A mua đất từ ông B. Ông A cũng thể dựa vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của bà C để xác nhận phần diện tích sở hữu hợp pháp của bà C, từ đó cũng xác định được phần đất mà bà C lấn chiếm của ông A.
Việc chứng minh được quyền sở hữu của ông A là rất khó bởi ông A từ khi mua đất đã đi làm ăn xa, việc mua bán lại không có các giấy tờ chứng minh, trên bản đồ địa chính lại ông có tên của ông A. Mặt khác việc bà C lấn phần đất của ông A nhưng lại được ghi tên trên bản đồ địa chính, do đó bà C có lợi thế hơn trong quá trình giải quyết tranh chấp. Chính vì vậy, ông A nên thu thập đầy đủ những chứng cứ có lợi nhất cho mình trước khi muốn đưa vụ tranh chấp ra giải quyết tại Tòa án, bởi khi không chứng minh được quyền lợi của mình thì quyền sở hữu của ông A cũng có thể bị tước dựa trên những giấy tờ đã được công nhận về diện tích đất sử dụng từ bà C.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm:
Để được tư vấn chi tiết về vấn đề đòi lại đất mua bằng miệng quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật đất đai 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.
Chuyên viên: Phạm Chơn