• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Kể từ ngày 1/1/2018, việc phân bổ thu nhập vào các khoản tiền xăng, tiền điện thoại, tiền ăn giữa ca. các khoản phụ cấp không phải đóng bảo hiểm xã hội [..]

  • Các khoản phụ cấp không phải đóng bảo hiểm xã hội từ 1/1/2018
  • Khoản phụ cấp không phải đóng bảo hiểm xã hội
  • Pháp luật lao động
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Các khoản phụ cấp không phải đóng bảo hiểm xã hội từ 1/1/2018

Câu hỏi của bạn:

     Kể từ ngày 1/1/2018, việc phân bổ thu nhập vào các khoản tiền xăng, tiền điện thoại, tiền ăn giữa ca và khoản mục trợ cấp khác là "tiền sinh hoạt phí". Dưới góc nhìn của luật sư thì các khoản phụ cấp không phải đóng bảo hiểm xã hội từ ngày 1/1/2018 không? Và có tính đóng thuế thu nhập cá nhân không. Hạn mức các khoản trợ cấp so với mức lương chính chênh lệch nhau mấy lần? 

Câu trả lời của luật sư:

      Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về khoản phụ cấp không phải đóng bảo hiểm xã hội tới Phòng tư vấn pháp luật qua Email – Luật Toàn Quốc với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lý:

Nội dung tư vấn về khoản phụ cấp không phải đóng bảo hiểm xã hội

     1. Các khoản phụ cấp không phải đóng bảo hiểm xã hội từ 1/1/2018

     Khoản 3 Điều 30 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định khoản phụ cấp không phải đóng bảo hiểm xã hội như sau:

     “3. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không bao gồm các khoản chế độ và phúc lợi khác, như tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 của Bộ luật lao động, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động theo khoản 11 Điều 4 của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật lao động.”

     Khoản 11 Điều 4 Nghị định 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số nội dung bộ luật lao động quy định:

     “11. Các nội dung khác liên quan đến thực hiện nội dung mà hai bên thỏa thuận.”

     Theo quy định pháp luật, từ 1/1/2018 chỉ những nhóm phụ cấp lương xác định được cùng mức lương, có tính thường xuyên và ổn định sẽ được tính đóng bảo hiểm xã hội còn những khoản phụ cấp lương gắn với kết quả làm việc của người lao động và có tính biến động thì sẽ không tính đóng bảo hiểm xã hội. Như vậy, từ 1/1/2018 sẽ có 14 khoản thu nhập không tính đóng bảo hiểm xã hội bao gồm:

  • Tiền thưởng theo quy định tại điều 103 của bộ Luật lao động 2012
  • Tiền thưởng sáng kiến
  • Tiền ăn giữa ca
  • Tiền hỗ trợ xăng xe
  • Tiền hỗ trợ điện thoại
  • Tiền hỗ trợ đi lại
  • Tiền hỗ trợ giữ trẻ
  • Tiền hỗ trợ nhà ở
  • Tiền hỗ trợ nuôi con nhỏ
  • Tiền hỗ trợ người lao động có thân nhân bị chết
  • Tiền hộ trợ lao động có người thân kết hôn
  • Tiền hỗ trợ khi sinh nhật của người lao động
  • Tiền trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
  • Các khoản hỗ trợ, trợ cấp khách ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động theo Khoản 11 Điều 4 của Nghị định 05/2015/NĐ-CP.

      Như thông tin bạn trình bày, bạn thắc mắc kể từ ngày 1/1/2018, việc phân bổ thu nhập vào các khoản tiền xăng, tiền điện thoại, tiền ăn giữa ca và khoản mục trợ cấp khác là "tiền sinh hoạt phí" có phải đóng bảo hiểm xã hội không? Đối với những khoản phụ cấp nêu trên công ty bạn không phải đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.  [caption id="attachment_63163" align="aligncenter" width="450"]Khoản phụ cấp không phải đóng bảo hiểm xã hội Khoản phụ cấp không phải đóng bảo hiểm xã hội[/caption]

     2. Những khoản phụ cấp không phải đóng thuế thu nhập cá nhân

     Quy định các khoản thu nhập từ tiền lương tiền công không phải tính vào thu nhập chịu thuế khi tính thuế thu nhập cá nhân như sau:

     Thứ nhất: Phụ cấp độc hại, nguy hiểm: Đối với những ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm.

     Thứ hai: Các loại trợ cấp

     Trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, mức hưởng chế độ thai sản, mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thất nghiệp và các khoản trợ cấp khác theo quy định của Bộ luật Lao động và Luật Bảo hiểm xã hội. khoản 2 điều 2 của thông tư 111/2013/TT-BTC

     Thứ ba: Tiền nhà ở, điện, nước và các dịch vụ kèm theo. Tiền nhà ở, điện, nước và các dịch vụ kèm theo (nếu có), không bao gồm: khoản lợi ích về nhà ở, điện nước và các dịch vụ kèm theo (nếu có) đối với nhà ở do người sử dụng lao động xây dựng để cung cấp miễn phí cho người lao động làm việc tại khu công nghiệp; nhà ở do người sử dụng lao động xây dựng tại khu kinh tế, địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn cung cấp miễn phí cho người lao động.

     Thứ tư: Phần khoán chi văn phòng phẩm, công tác phí, điện thoại, trang phục,…

     Đối với phụ cấp trang phục: Phần chi trang phục bằng hiện vật: được miễn thuế thu nhập cá nhân. Phần chi trang phục bằng tiền cho người lao động không được vượt quá 05 (năm) triệu đồng/người/năm.

     Đối với phụ cấp công tác phí: Doanh nghiệp sẽ không bị khống chế đối với khoản chi phụ cấp cho người lao động đi công tác, đồng thời được tính vào chi phí được trừ nếu có hóa đơn, chứng từ. 

     Đối với phụ cấp điện thoại: cũng đi theo quy định của công ty. Trường hợp khoản chi tiền điện thoại cho cá nhân nếu được ghi cụ thể điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thỏa ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp thì khoản chi tiền điện thoại cho cá nhân là thu nhập không chịu thuế thu nhập cá nhân. Trường hợp đơn vị chi tiền điện thoại cho người lao động cao hơn mức khoán chi quy định thì phần chi cao hơn mức khoán chi quy định phải tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân.

     Thứ năm: Chi phí đi lại. Đối với khoản chi về phương tiện phục vụ đưa đón người lao động từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại thì không tính vào thu nhập chịu thuế của người lao động.

     Như vậy, kể từ 1/1/2018 tiền xăng, tiền điện thoại, tiền ăn giữa ca ... thì không phải đóng bảo hiểm xã hội, thuế thu nhập cá nhân. Còn về hạn mức các khoản trợ cấp so với mức lương chính thì hiện nay pháp luật chưa có quy định cụ thể đối với trường hợp này.

     Ngoài ra bạn có thể tham khảo:

     Luật Toàn Quốc hy vọng những gì chúng tôi tư vấn nêu trên về khoản phụ cấp không phải đóng bảo hiểm xã hội  sẽ giúp quý khách hàng lựa chọn được phương án tốt nhất để giải quyết vấn đề khoản phụ cấp không phải đóng bảo hiểm xã hội của mình, còn bất cứ vướng mắc gì quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật Lao Động miễn phí 24/7: 19006500 để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi  email: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi mong rằng sẽ nhận được sự ủng hộ và ý kiến đóng góp của mọi người dân trên cả nước để chúng tôi ngày càng trở lên chuyên nghiệp hơn.

  Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách!

   Trân trọng./.

Liên kết tham khảo

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178