• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Thách người khác giết người có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người với vai trò là đồng phạm (người xúi giục)

  • Thách người khác giết người có phạm tội hay không
  • Thách người khác giết người có phạm tội
  • Pháp luật hình sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Thách người khác giết người có phạm tội

Câu hỏi về thách người khác giết người có phạm tội

     Chào luật sư. Lời đầu tiên cho tôi được chúc luật sư và gia đình, cùng toàn thể cộng sự của luật sư sức khỏe, may mắn, hạnh phúc và thành công.

     Xin phép luật sư cho tôi hỏi: A với B là bạn với nhau. Ngày 20/2/2018 A xảy ra xích mích với C ở đầu thôn, tuy nhiên sự việc được hàng xóm can ngăn nên không  xảy ra hậu quả nhưng trong lòng A vẫn bực tức chuyện này. Khoảng 1 tuần sau B lại xảy ra xích mích với C, lợi dụng việc này A đã thách B giết C. Vì lời thách thức trên nên B đã ra tay giết C. Vậy xin hỏi trong trường hợp này A có phạm tội không?

Câu trả lời về thách người khác giết người có phạm tội

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về thách người khác giết người có phạm tội, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về thách người khác giết người có phạm tội như sau:

1. Cơ sở pháp lý về thách người khác giết người có phạm tội

2. Nội dung tư vấn về thách người khác giết người có phạm tội

     Tron câu hỏi của bạn, chúng tôi hiểu rằng: “Khoảng 2/2018 A xảy ra xích mích với C ở đầu thôn, tuy nhiên sự việc được hàng xóm can ngăn nên không xảy ra hậu quả nhưng trong lòng A vẫn bực tức chuyện này. Khoảng 1 tuần sau B lại xảy ra xích mích với C, lợi dụng việc này A đã thách B giết C. Vì lời thách thức trên nên B đã ra tay giết C. Hiện nay bạn đang thắc mắc là trong trường hợp này A có phạm tội không?”. Với nội dung câu hỏi nêu trên, căn cứ vào các quy định của

2.1. Chế định đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam

Bộ luật hình sự năm 2015 quy định về đồng phạm như sau:

Điều 17. Đồng phạm

1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.

2. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.

3. Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.

Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.

Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.

Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.

Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.

4. Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành.

[caption id="attachment_147885" align="aligncenter" width="411"]Thách người khác giết người có phạm tội Thách người khác giết người có phạm tội[/caption]

     Phân tích cấu thành đồng phạm theo quy định của bộ luật hình sự như sau:

  • Về mặt khách quan: Có từ hai người trở lên và những người này có đủ điều kiện của chủ thể tội phạm (gồm tuổi từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi loại tội phạm, từ đủ 14 tuổi tới dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; có năng lực chịu trách nhiệm hình sự, không thuộc một trong số các trường hợp không có năng lực trách nhiệm hình sự được quy định tại điều 13 bộ luật hình sự; và đồng thời người này đã thực hiện hành vi phạm tội cụ thể). Những người này phải cùng thực hiện tội phạm (cố ý cùng thực hiện)
  • Về mặt chủ quan:

     Dấu hiệu về lỗi: Đồng phạm đòi hỏi những người cùng thực hiện tội phạm đều có lỗi cố ý. Mỗi người đồng phạm không chỉ cố ý với hành vi của mình mà còn biết và mong muốn sự cố ý tham gia của những người đồng phạm khác. Về mặt lí trí, mỗi người đều biết hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội và đều biết người khác cũng có hành vi nguy hiểm cho xã hội và đều biết người khác cũng có hành vi nguy hiểm cho xã hội cùng với mình; mỗi người đồng phạm còn thấy trước được hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình và hậu quả chung của tội phạm mà họ tham gia thực hiện. Về ý chí, những người đồng phạm cùng mong muốn có hoạt động chung và cùng mong muốn hoặc cùng có ý thức để mặc cho hậu quả phát sinh. Tuy nhiên, cần phân biệt những trường hợp không mong muốn có sự liên kết hành vi để cùng gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội nhưng lại có cùng hành vi phạm tội thì không thể là đồng phạm được.

  • Dấu hiệu mục đích: dấu hiệu cùng mục đích trong trường hợp đồng phạm những tội có mục đích là dấu hiệu bắt buộc. Những tội đòi hỏi có cùng mục đích khi đồng phạm thực hiện tội phạm có nghĩa là khi những người tham gia đều có chung mục đích được phản ánh trong cấu thành tội phạm hoặc biết rõ và tiếp nhận mục đích đó. Nếu không thỏa mãn cũng mục đích sẽ không có đồng phạm. Trong trường hợp này những người tham gia sẽ chịu trách nhiệm hình sự độc lập với nhau. Người thực hành: đây là người trực tiếp thực hiện tội phạm. Trong các vụ án hình sự, người thực hành là người tiến hành hành vi phạm tội. Ví dụ: trong vụ án giết người, đây là người trực tiếp cầm hung khí giết người; trong vụ án cưỡng dâm, đây là người trực tiếp thực hiện hành vi cưỡng dâm… Người tổ chức: đây là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm. Người tổ chức thường là người vạch ra kế hoạch, sắp xếp cho người thực hành thực hiện tội phạm một cách trơn chu, thuận lợi, nhằm tránh các rủi ro không đáng có và tránh sự truy đuổi của các cơ quan chức năng. Người xúi giục: đây là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm. Kích động là hành vi tác động vào tinh thần của người khác, khiến người khác mất bình tĩnh, từ đó có những suy nghĩ và hành động không thấu đáo, dẫn đến hành vi phạm tội được thực hiện. Dụ dỗ là hành vi tác động vào ý chí của người khác thông qua những lời hứa hẹn về vật chất hoặc tinh thần, từ đó người không có ý định phạm tội được thúc đẩy động cơ phạm tội và dẫn đến thực hiện tội phạm. Thúc đẩy là hành vi tác động vào tinh thần của người khác, khiến ý định phạm tội của những người này trở nên mạnh mẽ hơn, bản thân người bị thúc đẩy phạm tội cũng đã có ý định phạm tội nhưng ở mức thấp và chỉ khi bị thúc đẩy mới có đủ quyết tâm để thực hiện tội phạm. Người giúp sức: đây là người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm. Ví dụ: cung cấp hung khí gây án, canh trừng cho các đối tượng khác thực hiện tội phạm,… Trong một vụ án hình sự, không nhất thiết phải có đầy đủ đồng phạm, chỉ cần có hai trong số những người đã liệt kê ở trên là đã hình thành một vụ án có đồng phạm.
2.2. Thách người khác giết người có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

     Theo quy định tại đoạn 4 khoản 3 điều 17 BLHS năm 2015 quy định: "Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm."

     Phân tích quy định trên ta thấy đặc điểm của người xúi giục là tác động đến tư tưởng và ý chí của người thực hành, khiến người này phạm tội. Người xúi giục có thể là người đã nghĩ ra việc phạm tội và đã thúc đẩy cho tội phạm có được thực hiện thông qua người khác. Nhưng người xúi giục cũng có thể chỉ có tác động thúc đẩy người khác thực hiện ý định phạm tội đã có. Sự xúi giục có thể được thực hiện bằng nhiều thủ đoạn như kích động, lôi kéo, cưỡng ép, dụ dỗ, lừa phỉnh. Hành vi xúi giục phải trực tiếp, nghĩa là kẻ xúi giục phải nhằm vào một hoặc một số người nhất định. Việc kêu gọi, hô hào mà không hướng tới những người xác định thì không phải là hành vi xúi giục.

     Về mặt chủ quan, cần xác định người xúi giục cần có ý định rõ ràng thúc đẩy người phạm tội. Những người có lời nói hoặc việc làm có thể gây ảnh hưởng đến việc phạm tội của người khác nhưng không có ý định thúc đẩy người này phạm tội thì cũng không phải là người xúi giục.

     Áp dụng vào nội dung câu hỏi của bạn ta thấy, A vì mâu thuẫn C nên A đã lợi việc B,C mâu thuẫn nhau để thách B giết C. Có thể nói hành vi thách thức của A đã hành thành ý định phạm tội của B, đồng thời cũng chính hành vi này đã là động lực thúc đẩy cho hành vi phạm tội của C xảy ra. Do vậy có thể kết luận hành vi của A sẽ cùng bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người với vai trò đồng phạm (người xúi giục)

     Bạn có thể tham khảo bài viết sau:

     Để được tư vấn chi tiết về Thách người khác giết người có phạm tội quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật hình sự 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email:lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./. Chuyên viên: An Dương    

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178