• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Bị lấn chiếm đất thì nên giải quyết như nào? Căn cứ - Luật đất đai 2013 - Nghị định 43/2014/NĐ-CP - quy định chi tiết một số điều luật đất đai

  • Bị lấn chiếm đất phải làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình
  • bị lấn chiếm đất phải làm gì
  • Pháp Luật Đất Đai
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết
Câu hỏi của bạn: Xin chào Luật sư. Tôi có 1 mảnh đất chưa xây tường rào quanh, đã được cấp sổ đỏ. Vừa qua, có người mua mảnh đất liền kề xây nhà. Tôi phát hiện ra họ xây tường quá sang phần đất của tôi. Tôi đã đến nói chuyện nhưng họ không sửa. Giờ tôi phải làm như thế nào? Kính mong Luật sư tư vấn giúp tôi Câu trả lời : Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến phòng tư vấn pháp luật qua email – Luật Toàn Quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau: 1. Căn cứ pháp lý 2. Nội dung tư vấn      Bạn đã đăng ký giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với mảnh đất của mình nên theo khoản 5 và khoản 7, điều 166 Luật Đất đai 2013, bạn hoàn toàn có quyền được Nhà nước bảo hộ và được quyền khiếu nại tố cáo, khởi kiện khi bị người khác xâm phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình.      Tuy nhiên, Luật Toàn Quốc vẫn mong bạn có thể hòa giải khi xảy ra tranh chấp. Nếu không thể tự hòa giải được, bạn làm đơn gửi đến Ủy ban nhân dân xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải. Kể từ ngày nhận đơn yêu cầu hòa giải, thủ tục hòa giải sẽ được thực hiện trong thời gian không quá 45 ngày. Tại UBND xã, Chủ tịch UBND xã cùng Hội đồng hòa giải sẽ tổ chức hòa giải cho 2 bên.       Lưu ý, việc hòa giải chỉ được tiến hành khi có sự có mặt của cả 2 bên, nếu 1 bên vắng mặt đến lần thứ hai thì hòa giải không thành.       Nếu hòa giải thành, UBND xã lập biên bản gửi đến phòng Tài Nguyên và Môi trường. Sau 10 ngày kể từ khi lập biên bản hòa giải thành, nếu 1 bên có ý kiến khác ( bằng văn bản ) thì Chủ tịch UBND xã sẽ cùng Hội đồng hòa giải xem xét bổ sung ý kiến, lập biên bản hòa giải thành hoặc không thành.      Nếu như hai bên vẫn không thể hòa giải được, căn cứ điều 203 Luật Đất đai 2013:

Điều 203. Thẩm quyền giải quyế tranh chấp đất đai Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:

1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;

2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;

b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;

3. Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:

a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

b) Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

4. Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại khoản 3 Điều này phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.

Bạn có thể lựa chọn 1 trong 2 hướng giải quyết tiếp theo như sau:
  • Khởi kiện ra Tòa án nhân dân giải quyết
  • Lựa chọn giải quyết tranh chấp tại UBND cấp huyện. Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết của Chủ tịch UBND cấp huyện, bạn có quyền khiếu nại lên Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.
     Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi. Nếu còn bất cứ vướng mắc gì bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật miễn phí 24/7: 19006500 để gặp luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ. Chúng tôi mong rằng sẽ nhận được ý kiến đóng của mọi người dân để chúng tôi ngày một hoàn thiện mình hơn.      Xin chân thành cảm sự đồng hành của quý khách.      Trân trọng./.          Bài viết tham khảo:      
Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178