• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Bảo vệ quyền lợi của NLĐ bị giữ lương... Nguyên tắc trả lương... Bảo vệ quyền lợi của NLĐ khi bị giữ lương... Xử phạt hành chính hành vi vi phạm pháp luậ...

  • Bảo vệ quyền lợi của NLĐ bị giữ lương theo luật hiện nay
  • Bảo vệ quyền lợi của NLĐ bị giữ lương
  • Pháp luật lao động
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Bảo vệ quyền lợi của NLĐ bị giữ lương

Câu hỏi của bạn: 

     Kính gửi Công ty Luật TNHH Toàn Quốc,

    Tôi có trường hợp tranh chấp lao động xảy ra như sau, nhờ Luật sư tư vấn giúp tôi.

    Tôi được tiếp nhận vào làm việc chính thức (không phải thử việc) tại bộ phận kế toán công ty A từ ngày 2/4/2018. Đến ngày 2/7/2018 (tròn 3 tháng làm việc) tôi xin nghỉ việc với lý do như sau:

     Thứ nhất, trong thời gian làm việc công ty không thực hiện ký hợp đồng lao động cũng như đóng BHXH cho tôi.

     Thứ hai, trong thời gian làm việc, tôi không được giao đúng công việc chuyên môn của kế toán như hạch toán kế toán, báo cáo doanh thu, chi phí, lãi lỗ, v.v mà đơn thuần chỉ là một nhân viên thống kê, kiêm thủ kho.

    Chính vì vậy, ngày 27/6/2018 tôi đã viết email xin nghỉ việc và đề xuất với Giám đốc được bàn giao công việc đến  hết ngày 7/7/2018 (tức trong thời gian 10 ngày). Tuy nhiên, Giám đốc công ty không đồng ý và yêu cầu tôi phải thông báo và bàn giao trước 45 ngày. Đến ngày 2/7/2018, tôi đã thực hiện bàn giao xong công việc và tài sản cho nhân viên phòng kế toán (có biên bản bàn giao) và chính thức nghỉ việc tại công ty A.

     Vấn đề của tôi là: sau thời gian nghỉ việc đến nay đã gần 1 tháng, công ty vẫn không thanh toán tiền công, tiền lương tháng cuối cùng làm việc (từ ngày 1/6 đến ngày 30/6) cho tôi. Tôi đã nhiều lần viết email và đơn đề nghị thanh toán tiền lương tháng 6/2018 cho tôi, nhưng công ty vẫn không giải quyết.

     Nhờ Luật sư tư vấn các bước và thủ tục phải thực hiện như thế nào?

    Tôi xin chân thành cảm ơn và mong nhận được hồi âm sớm từ Luật sư!

Câu trả lời của Luật sư:

     Chào bạn!

    Trước tiên, xin trân trọng cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn  đến phòng tư vấn pháp luật qua email – Luật Toàn Quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Cơ sở pháp lý:

Nội dung tư vấn về vấn đề ảo vệ quyền lợi của NLĐ bị giữ lương:

1. Nguyên tắc trả lương.

      Điều 96 BLLĐ 2012 quy định về vấn đề trả lương như sau:

      Người lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn.

     Trường hợp đặc biệt không thể trả lương đúng thời hạn thì không được chậm quá 01 tháng và người sử dụng lao động phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng lãi suất huy động tiền gửi do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương.

      Bên cạnh đó, căn cứ vào khoản 2 điều 47 BLLĐ 2012 thì: Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày

     Như vậy, về cơ bản người sử dụng lao động (NSDLĐ) có trách nhiệm trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn cho NLĐ. Tiền lương là khoản tài chính thể hiện công sức làm việc trong khoảng thời gian dài, vì thế NSDLĐ có trách nhiệm phải thanh toán đủ, bất kể giữa 2 bên kí hay không kí hợp đồng lao động, việc NLĐ nghỉ việc là hợp pháp hay hợp pháp. Mặc dù nếu NLĐ nghỉ việc trái luật thì sẽ phải gánh chịu một khoản bồi thường cho NSDLĐ, nhưng điều ấy sẽ được giải quyết trong vấn đề khác, công ty không được viện dẫn lý do ấy để tự ý giữ lương NLĐ.  [caption id="attachment_104537" align="aligncenter" width="426"]Bảo vệ quyền lợi của NLĐ bị giữ lương Bảo vệ quyền lợi của NLĐ bị giữ lương[/caption]

2. Bảo vệ quyền lợi của NLĐ bị giữ lương theo luật hiện nay.

     Mặc dù giữa bạn và công ty không ký kết bất cứ hợp đồng lao động nào, nhưng trên thực tế giữa 2 bên đã phát sinh một quan hệ lao động, vì thế bạn được hưởng một số quyền lợi liên quan đến NLĐ hiện nay. Vì thế, để bảo vệ quyền lợi của NLĐ bị giữ lương khi đã chấm dứt làm việc, bạn có thể thực hiện thủ tục khiếu nại hành vi này để lấy lại tiền lương mình đáng được hưởng theo quy định tại nghị định 24/2018, cụ thể như sau:

     Thứ nhất, về thẩm quyền giải quyết. Theo điều 15 nghị định, thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần thứ nhất thuộc về chính NSDLĐ nơi bạn đã nghỉ việc. Công ty có trách nhiệm thụ lí giải quyết trong thời hạn 7 ngày kể từ khi nhận được đơn khiếu nại.  Trong trường hợp bạn vẫn không đồng ý với quyết định giải quyết của công ty hoặc đã quá 30 ngày (tối đa không quá 45 ngày) kể từ khi thụ lí, công ty không giải quyết khiếu nại của bạn, bạn có thể gửi khiếu nại đến Chánh thanh tra Sở Lao động thương binh xã hội nơi công ty đặt trụ sở để giải quyết khiếu nại lần 2.

     Thứ hai, về thời hiệu khiếu nại. Thời hiệu khiếu nại lần đầu với công ty là 180 ngày kể từ ngày bạn biết được hành vi bị giữ lương. 

     Thứ ba, về hình thức khiếu nại. Bạn có thể lựa chọn 1 trong 2 hình thức khiếu nại sau đây:

  • Khiếu nại bằng hình thức gửi đơn: đơn khiếu nại gồm các nội dung  ngày, tháng, năm khiếu nại; tên, địa chỉ của người khiếu nại; tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại (nếu có) và yêu cầu giải quyết khiếu nại. Bởi lẽ giữa bạn và công ty không có hợp đồng lao động nên bạn có thể thu thập những giấy tờ chứng minh mối quan hệ giữa bạn và công ty liên quan đến vấn đề lương như quyết định trả lương,...
  • Khiếu nại bằng hình thức trực tiếp: người tiếp nhận khiếu nại hướng dẫn người khiếu nại viết đơn khiếu nại hoặc người tiếp nhận khiếu nại ghi lại đầy đủ nội dung khiếu nại như trên và yêu cầu người khiếu nại ký tên hoặc điểm chỉ vào văn bản.

     Thứ tư, về thủ tục thực hiện khiếu nại.

  • Trong thời hạn 180 ngày kể từ ngày biết được hành vi bị giữ lương, bạn gửi đơn khiếu nại hoặc khiếu nại trực tiếp với những nội dung đã quy định ở trên đến công ty. Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu theo quy định tại điều 20 Nghị định 24/2018 không quá 30 ngày kể từ ngày thụ lý, không quá 45 ngày đối với những trường hợp phức tạp.
  • Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khiếu nại lần đầu không được giải quyết, người lao động có thể khởi kiện tại Tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự. Hoặc bạn có thể gửi khiếu nại lần hai đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
  • Chánh thanh tra Sở Lao động – Thương binh và xã hội thụ lý và giải quyết đơn khiếu nại. Thời hạn giải quyết là 45 ngày kể từ ngày thụ lý, đối với những trường hợp phức tạp là không quá 60 ngày.
  • Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai hoặc khiếu nại lần hai không được giải quyết trong thời hạn quy định thì để bảo vệ quyền lợi của NLĐ bị giữ lương, bạn có thể khởi kiện tại Tòa án theo thủ tục hành chính.

3. Xử phạt hành chính hành vi vi phạm pháp luật của công ty

     Theo quy định tại nghị định 88/2015/NĐ-CP, đối với hành vi giữ lương NLĐ, công ty của bạn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính vì hành vi "không trả lương đúng hạn" với số tiền từ 5 triệu đến 10 triệu đồng khi vi phạm từ 1 đến 10 NLĐ.

     Ngoài ra, đối với hành vi không giao kết hợp đồng lao động với NLĐ làm việc từ 3 tháng trở lên, NSDLĐ bị phạt từ 1 triệu đến 2 triệu khi vi phạm từ 1 đến 10 NLĐ.

     Hi vọng với những hướng dẫn về bảo vệ quyền lợi của NLĐ bị giữ lương trên, bạn có thể khiếu nại lấy lại lương của mình. 

     Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết sau:

     Để được tư vấn về vấn đề bảo vệ quyền lợi của NLĐ bị giữ lương theo luật hiện nay quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật bảo hiểm 24/7: 1900 6178 để được luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178