• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Thời điểm đủ 5 năm liên tục là dòng chữ ghi trên thẻ BHYT dành cho đối tượng đã nộp BHYT 5 năm liên tục và có quyền lợi được hưởng riêng cho đối tượng này.

  • Ý nghĩa của dòng chữ "Thời điểm đủ 5 năm liên tục" trên thẻ BHYT
  • Thời điểm đủ 5 năm liên tục
  • Pháp luật lao động
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Thời điểm đủ 5 năm liên tục

Câu hỏi của bạn về thời điểm đủ 5 năm liên tục:

Chào Luật sư tôi có vấn đề như sau:

Bảo hiểm y tế có nói: liên tục 5 năm là có ý nghĩa gì? Và thời gian lúc tham gia bảo hiểm là từ 1/7/2018 liên tục 5 năm là như thế nào. Vậy thì bảo hiểm của tôi khi nào hết hạn?

Mong nhận được câu trả lời của Luật sư

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Câu trả lời của Luật sư về thời điểm đủ 5 năm liên tục:

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về thời điểm đủ 5 năm liên tục, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về thời điểm đủ 5 năm liên tục như sau:

1. Cơ sở pháp lý về thời điểm đủ 5 năm liên tục:

2. Nội dung tư vấn về thời điểm đủ 5 năm liên tục:

     Trên thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) thường có dòng chữ: "Thời điểm đủ 05 năm liên tục". Tuy nhiên không phải đối tượng nào tham gia BHYT cũng hiểu rõ được ý nghĩa của dòng chữ này.

2.1. Cách xác định thời gian tham gia BHYT liên tục 5 năm:

Căn cứ điểm d khoản 1 Điều 5 Thông tư 41/2014/TTLT-BYT-BTC có quy định:

Điều 5. Thẻ bảo hiểm y tế

1. Mẫu thẻ BHYT do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Y tế. Thẻ BHYT phản ánh một số thông tin sau đây:

d) Từ ngày 01/01/2016, thẻ BHYT cấp cho người tham gia phải thể hiện thời gian tham gia liên tục trước đó theo tháng, tối đa là 60 tháng, trừ đối tượng quy định tại các điểm a, d, e, g, h và Điểm i Khoản 3 Điều 1 Thông tư này. Thời gian tham gia BHYT liên tục là thời gian sử dụng ghi trên thẻ BHYT lần sau nối tiếp với ngày hết hạn sử dụng của thẻ lần trước; trường hợp gián đoạn tối đa không quá 03 tháng;

Người lao động được cử đi học tập hoặc công tác tại nước ngoài, thời gian tham gia BHYT liên tục bao gồm thời gian học tập hoặc công tác tại nước ngoài cho đến ngày có quyết định trở lại làm việc của cơ quan, tổ chức cử đi;

Người lao động đi lao động tại nước ngoài, trong thời gian 60 ngày kể từ ngày nhập cảnh về nước nếu tham gia BHYT thì thời gian tham gia BHYT liên tục bao gồm toàn bộ thời gian đi lao động tại nước ngoài và thời gian kể từ khi về nước đến thời điểm tham gia BHYT;

Người lao động trong thời gian làm thủ tục chờ hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp theo quy định của Luật việc làm nếu không tham gia BHYT theo các nhóm khác, thì thời gian tham gia BHYT liên tục bao gồm thời gian làm thủ tục chờ hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp theo quy định của Luật Việc làm.

     Theo quy định tại Nghị định số 105/2014/NĐ-CP thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục tính từ thời điểm người đó tham gia BHYT đến thời điểm đi KCB và có số tiền cùng chi trả chi phí KCB lũy kế trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở, tính từ thời điểm tham gia BHYT đủ 5 năm liên tục, trừ trường hợp tự đi KCB không đúng tuyến.

     Trong trường hợp này của bạn, bạn nói rằng thời gian lúc tham gia bảo hiểm là từ 1/7/2018 thì ở đây, thời điểm 5 năm liên tục sẽ tính từ 1/7/2018 đến thời điểm đi khám chữa bệnh mà có tổng thời gian tham gia từ đủ 5 năm trở lên. Thời gian tham gia BHYT liên tục là thời gian sử dụng ghi trên thẻ BHYT lần sau nối tiếp với ngày hết hạn sử dụng của thẻ lần trước.

2.2. Điều kiện và quyền lợi được hưởng

  • Điều kiện hưởng :

- Trên thẻ BHYT có dòng chữ tham gia BHYT liên tục 5 năm từ ngày…(trường hợp thời gian gián đoạn tối đa không quá 3 tháng thì được xác định tham gia liên tục.)

- Có số tiền cùng chi trả chi phí KCB trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở. 

- Khám chữa bệnh đúng tuyến

  • Quyền lợi hưởng:

Theo quy định tại Điểm c, Khoản 1, Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi bổ sung 2014 thì:

Điều 22. Mức hưởng bảo hiểm y tế

1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các điều 26, 27 và 28 của Luật này thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:

c) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến;

Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 9 Quyết định 1399/QĐ-BHXH thì:

d) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng BHYT (áp dụng tỷ lệ thanh toán một số thuốc, hóa chất, vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế) đối với các trường hợp đã có thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục trở lên tính đến thời điểm đi khám bệnh, chữa bệnh và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở. Người bệnh có trách nhiệm lưu giữ chứng từ thu phần chi phí cùng chi trả làm căn cứ để cơ quan BHXH cấp Giấy chứng nhận không cùng chi trả trong năm.

     Như vậy, khi người tham gia BHYT đã có thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở (trừ trường hợp tự đi khám chữa bệnh không đúng tuyến) sẽ được cấp “Giấy chứng nhận không cùng chi trả trong năm” và được hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh BHYT trong phạm vi tri trả quỹ BHYT cho các lần khám chữa bệnh tiếp theo.

     Để hiểu được ‘Giấy chứng nhận không cùng chi trả trong năm’ là gì? Người tham gia nên hiểu về nguyên tắc “cùng chi trả tiền khám chữa bệnh”. Có nghĩa là bảo hiểm xã hội sẽ tiến hành chi trả một phần và người khám chữa bệnh cũng sẽ phải chi trả một phần. 

     Như vậy, để được cấp “Giấy chứng nhận không cùng chi trả trong năm” người khám chữa bệnh cần phải thỏa mãn 2 điều kiện:

  • Có thời gian tham gia BHYT từ đủ 5 năm liên tục trở lên tính từ thời điểm người đó tham gia BHYT đến thời điểm đi KCB

  • Có số tiền cùng chi trả chi phí khám chữa bệnh đúng tuyến trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở

     Từ ngày 01/07/2019, mức lương cơ sở là 1,49 triệu đồng/tháng. Như vậy, anh phải có số tiền cùng chi trả chi phí khám, chữa bệnh trong năm lớn hơn 8,94 triệu đồng thì sẽ được chi trả 100% chi phí khám, chữa bệnh. 

     Khi đã được cấp “Giấy chứng nhận không cùng chi trả trong năm” thì người tham gia BHYT sẽ không cần tiếp tục áp dụng cùng bảo hiểm xã hội chi trả chi phí khám chữa bệnh đến hết năm dương lịch. [caption id="attachment_175032" align="aligncenter" width="297"] Thời điểm đủ 5 năm liên tục[/caption]

2.3. Thời hạn sử dụng thẻ BHYT

     Từ ngày 01/08/2017, trên thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) chỉ in “Giá trị sử dụng: từ ngày.../.../....” thay vì ghi thời hạn sử dụng từ ngày…tháng…năm… đến ngày… tháng… năm … như trước đây.

Để tra cứu thời hạn sử dụng thẻ BHYT người tham gia BHYT cần thực hiện các bước như sau:

Bước 1: Truy cập trang web của Bảo hiểm xã hội Việt Nam tại địa chỉ: https://baohiemxahoi.gov.vn/pages/default.aspx

Bước 2: Chọn mục Tra cứu trực tuyến. Sau đó chọn mục Tra cứu giá trị sử dụng thẻ BHYT

Bước 3: Nhập đầy đủ thông tin vào các ô trống. Những ô có dấu * là những thông tin bắt buộc cần phải điền đầy đủ

- Ô mã thẻ: Điền mã số thẻ BHYT

- Họ tên: Nhập họ tên đầy đủ

- Ngày/năm sinh: Nhập ngày tháng năm sinh đầy đủ hoặc năm sinh nếu trên thẻ BHYT chỉ có năm sinh

- Mã xác thực: Nhập mã capcha gồm các số ở ô bên cạnh. 

Bước 4: Chọn ô Tra cứu

Do đó trong trường hợp của mình để tra cứu thời hạn sử dụng của thẻ BHYT thì bạn làm những bước trên để thực hiện tra cứu.

Kết luận: 

     Đối với thẻ có dòng chữ "Thời điểm đủ 5 năm liên tục" là để dành riêng cho những đối tượng đã nộp BHYT 5 năm liên tục. Với những người chưa nộp BHYT 5 năm liên tục thì trên thẻ sẽ không có in dòng chữ này. Người tham gia phải đóng đủ 5 năm liên tục không gián đoạn thì trên thẻ BHYT xác định thời gian đủ 5 năm liên tục. Trường hợp gián đoạn tối đa không quá 3 tháng.

     Thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục tính từ thời điểm người đó tham gia BHYT đến thời điểm đi KCB và có số tiền cùng chi trả chi phí KCB lũy kế trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở, tính từ thời điểm tham gia BHYT đủ 5 năm liên tục. Vậy trong trường hợp của mình thời gian lúc tham gia bảo hiểm là từ 1/7/2018 thì ở đây, thời điểm 5 năm liên tục sẽ tính từ 1/7/2018 đến thời điểm đi khám chữa bệnh mà có tổng thời gian tham gia từ đủ 5 năm trở lên. Ngoài điều kiện trên để được hưởng đầy đủ quyền lợi thì cần đáp ứng điều kiện có số tiền cùng chi trả chi phí KCB lũy kế trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở.

     Còn về thời hạn sử dụng của thẻ BHYT thì bạn thực hiện những bước đã nêu ở trên để tra cứu.

Ngoài ra bạn có thể tham khảo:

     Để được tư vấn vấn chi tiết về thời điểm đủ 5 năm liên tụcquý khách vui lòng liên hệ tới để được luật sư tư vấn Tổng đài tư vấn pháp luật lao động 24/7: 19006500 hoặc Gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: [email protected] Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

    Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Chuyên viên: Thu Huyền

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6500