• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Bỏ hoang đất nông nghiệp sẽ bị xử phạt lên tới 10 triệu đồng...xử phạt vi phạm khi bỏ hoang đất được áp dụng đối với người sử dụng đất nông nghiệp..

  • Xử phạt nặng khi bỏ hoang đất nông nghiệp từ 2020
  • Xử phạt khi bỏ hoang đất nông nghiệp
  • Pháp Luật Đất Đai
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Xử phạt khi bỏ hoang đất nông nghiệp

Câu hỏi của bạn về xử phạt nặng khi bỏ hoang đất nông nghiệp

      Chào luật sư, tôi có câu hỏi cần được luật sư tư vấn như sau. Tôi có 1 mảnh đất nông nghiệp 120m2 vì điện gia đình tôi không thể sử dụng thường xuyên và đã bỏ hoang 19 tháng, theo tôi được biết theo nghị định 91/2019/NĐ-CP Xử phạt nặng khi bỏ hoang đất nông nghiệp từ 5/1/2020 theo quy định mới nhất. Luật sư có thể cho tôi biết nếu bỏ hoang lâu sẽ bị phạt như thế nào? Cảm ơn Luật sư

Câu trả lời của luật sư về xử phạt khi bỏ hoang đất nông nghiệp

   Chào bạn! Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về bỏ hoang đất sẽ bị phạt nặng theo nghị định 91/2019/NĐ-CP, chúng tôi xin đưa ra tư vấn về  bỏ hoang từ 5/1/2020 theo quy định mới nhất, sẽ bị phạt như thế nào? như sau:

1, Căn cứ pháp lý về xử phạt khi xử phạt khi bỏ hoang đất nông nghiệp

2, Nội dung tư vấn về xử phạt xử phạt khi bỏ hoang đất nông nghiệp 

       Việc hộ gia đình được giao đất để trồng cây hàng năm, nhưng không trồng cây mà họ chỉ đóng thuế theo quy định bỏ hoang đất, không trồng cấy trong một thời gian nhất định thì sẽ bị phạt, và trường hợp đã bị xử phạt mà không đưa đất vào sử dụng thì sẽ bị Nhà nước thu hồi,nếu không thuộc các trường hợp bất khả kháng được quy định tại điều 15 nghị định số  43/2014/NĐ-CP.      Xử phạt vi phạm hành chính khi bỏ hoang đất là một quy định hoàn toàn mới so với nghị định xử phạt vi phạm hành chính đang có hiệu lực (nghị định 102/2014/NĐ-CP). Xử phạt hành vi bỏ hoang đất chỉ áp dụng đối với trường hợp người sử dụng đất sử dụng đất nông nghiệp. Đối với các loại đất khác sẽ không bị xử phạt về hành vi này.

2.1, Mức xử phạt đối với trường hợp không sử dụng đất theo quy định mới lên tới 10.000.000 đồng

    Căn cứ khoản 1 điều 32 nghị định số 91/2019/NĐ-CP
Điều 32. Không sử dụng đất trồng cây hàng năm trong thời hạn 12 tháng liên tục, đất trồng cây lâu năm trong thời hạn 18 tháng liên tục, đất trồng rừng trong thời hạn 24 tháng liên tục 1. Hành vi không sử dụng đất trồng cây hàng năm trong thời hạn 12 tháng liên tục, đất trồng cây lâu năm trong thời hạn 18 tháng liên tục, đất trồng rừng trong thời hạn 24 tháng liên tục mà không thuộc trường hợp bất khả kháng quy định tại Điều 15 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP thì hình thức và mức xử phạt như sau: a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng nếu diện tích đất không sử dụng dưới 0,5 héc ta; b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng nếu diện tích đất không sử dụng từ 0,5 héc ta đến dưới 03 héc ta; c) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất không sử dụng từ 03 héc ta đến dưới 10 héc ta; d) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất không sử dụng từ 10 héc ta trở lên.
  Như vậy với mảnh đấy 120m2 đất nông nghiệp của gia đình đã không sử dụng liên tục trong vòng 19 tháng, với hiện trạng sử dụng như vậy cơ quan có thẩm quyền hoàn toàn đủ điều kiện ra quyết định xử phạt. Với mức phạt trong trường hợp gia đình là  phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng nếu diện tích đất không sử dụng dưới 0,5 héc ta.      Đồng thời, hành vi không sử dụng đất còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại khoản 2, điều 32 nghị định 91/2019/NĐ-CP:
2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc sử dụng đất theo mục đích được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất; trường hợp đã bị xử phạt mà không đưa đất vào sử dụng thì Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại điểm h khoản 1 Điều 64 của Luật Đất đai.
=> Theo đó, người bị xử phạt vi phạm hành chính bị buộc phải sử dụng đất theo đúng mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận. Nếu không thực hiện việc đưa đất vào sử dụng thì người sử dụng đất có thể bị thu hồi đất theo trường hợp vi phạm pháp luật về đất đai mà không được đền bù bồi thường về đất theo điều 64 luật đất đai 2013 [caption id="attachment_184920" align="aligncenter" width="639"] Xử phạt khi bỏ hoang đất nông nghiệp[/caption]

2.2 Các trường hợp ảnh hưởng đến tiến độ sử dụng đất.

     Căn cứ khoản 1 Điều 15 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP
  • Do ảnh hưởng trực tiếp của thiên tai, thảm họa môi trường; 
  • Do ảnh hưởng trực tiếp của hỏa hoạn, dịch bệnh;
  • Do ảnh hưởng trực tiếp của chiến tranh;
  • Các trường hợp bất khả kháng khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Kết luận:  Như vậy với trường hợp gia đình anh nếu không thuộc trường hợp bất khả kháng ảnh hưởng tới tiến độ sử dụng đất thì hoàn toàn sẽ bị cơ quan có thẩm quyền ra quyết định xử phạt. Với mức phạt và lý do phạt được quy định rất rõ tại khoản 1 điều 32 nghị định số 91/2019/NĐ-CP.      Bài viết tham khảo:       Để được tư vấn chi tiết về xử phạt khi bỏ hoang đất nông nghiệp từ 2020, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn đất đai 24/7 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.      Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.

Chuyên viên: Nguyễn Duyệt

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178