• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Việc tự ý xây dựng nhà ở trên đất nông nghiệp là hành vi không được cho phép, chủ sở hữu đất khi thực hiện phải chịu chế tài xử phạt của Luật đất đai....

  • Tự ý xây dựng nhà ở trên đất nông nghiệp
  • xây dựng nhà ở trên đất nông nghiệp
  • Pháp Luật Đất Đai
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

XÂY DỰNG NHÀ Ở TRÊN ĐẤT NÔNG NGHIỆP

Câu hỏi về xây dựng nhà ở trên đất nông nghiệp:

     Chào Luật sư, tôi có một vấn đề muốn nhờ Luật sư tư vấn như sau: Gia đình tôi có một mảnh vườn có diện tích 300 m2 trồng cây ăn quả lâu năm, tuy nhiên mảnh đất này lại cách khá xa nhà tôi đang ở do đó việc trông coi, chăm bón khi đến mùa thu hoạch trái gặp khá nhiều khó khăn. Để tiện cho việc chăm bón cũng như để các dụng cụ làm vườn, tôi có xây dựng một ngôi nhà nhỏ trên đất diện tích 15 m2.

    Việc xây dựng bắt đầu đến đổ móng thì cán bộ địa chính xã đến lập biên bản và yêu cầu khôi phục hiện trạng ban đầu. Vậy xin Luật sư tư vấn cho tôi được biết việc tôi xây dựng nhà trên mảnh vườn chỉ để trông coi như vậy có trái pháp luật không?

     Rất mong nhận được sự tư vấn của Luật sư. Tôi xin chân thành cám ơn!!

Câu trả lời về xây dựng nhà ở trên đất nông nghiệp:

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc cám ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về xây dựng nhà ở trên đất nông nghiệp, chúng tôi xin tư vấn cho bạn về vấn đề xây dựng nhà ở trên đất nông nghiệp như sau:

1. Căn cứ pháp lý về xây dựng nhà ở trên đất nông nghiệp:

2. Nội dung tư vấn về xây dựng nhà ở trên đất nông nghiệp:

     Đất đai là tài sản vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là điều kiện cần cho mọi hoạt động sản xuất và đời sống. Do đó Nhà nước luôn quan tâm chú trọng phát triển đất để có thể tận dụng hết tiềm năng sử dụng đất. Mỗi chủ sở hữu đất khi sử dụng đất cần đăng ký mục đích sử dụng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quản lý đất. Trường hợp của bạn khi xây nhà ở trên đất vườn thì pháp luật quy định như sau:

2.1 Trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất không cần xin phép

     Theo quy định của pháp luật về đất đai, khi người sử dụng đất muốn sử dụng đất khác với mục đích sử dụng ban đầu đã đăng ký với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì cần thực hiện thủ tục xin chuyển mục đích sử dụng đất. Luật đất đai 2013 có quy định các trường hợp đó cụ thể như sau:

Điều 57. Chuyển mục đích sử dụng đất

1. Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm:

a) Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối;

b) Chuyển đất trồng cây hàng năm khác sang đất nuôi trồng thủy sản nước mặn, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản dưới hình thức ao, hồ, đầm;

c) Chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang sử dụng vào mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp;

d) Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;

đ) Chuyển đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất;

e) Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở;

g) Chuyển đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ sang đất thương mại, dịch vụ; chuyển đất thương mại, dịch vụ, đất xây dựng công trình sự nghiệp sang đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp.

Trường hợp của bạn là trường hợp chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp, do đó trước khi thực hiện những công trình trên đất bạn cần thực hiện thủ tục xin phép chuyển mục đích sử dụng đất. Như vậy, việc cán bộ địa chính của xã đến lập biên bản việc bạn xây dựng trái phép trên đất là đúng theo quy định của pháp luật hiện hành. [caption id="" align="aligncenter" width="291"]Xây dựng nhà ở trên đất nông nghiệp Xây dựng nhà ở trên đất nông nghiệp[/caption]

2.2 Xử phạt xây dựng nhà ở trên đất nông nghiệp

     Việc thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất mà không được cấp phép là trái với quy định của pháp luật từ đó dẫn đến việc bạn phải chịu chế tài xử lý của Nhà nước. Nghị định 102/2014/NĐ - CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai quy định mức phạt trong trường hợp của bạn như sau:

Điều 8. Chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép (...)

2. Chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng sang đất phi nông nghiệp thì hình thức và mức xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,5 héc ta;

b) Phạt tiền từ trên 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 03 héc ta;

c) Phạt tiền từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này;

b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.

     Theo quy định của luật thì mức phạt hành chính mà bạn có thể phải nộp là từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng. Ngoài ra còn phải thực hiện thêm các biện pháp khắc phục hậu quả đã gây ra trên đất đó là khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi đào móng xây dựng nhà ở trên đất. Việc thực hiện những quy định về xử phạt là bắt buộc, trường hợp bạn vẫn muốn tiếp tục xây dựng thì cần thực hiện đăng ký với cơ quan có thẩm quyền để được cấp phép xây dựng theo quy định của pháp luật.

     Ngoài ra bạn có thể tham khảo:

       Để được tư vấn thêm về xây dựng nhà ở trên đất nông nghiệp, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn Luật đất đai miễn phí 24/7: 1900.6500 để để được luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail:  [email protected]Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất!

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn!

Chuyên viên: Phạm Chơn

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6500