Xử phạt hành vi phá rừng đặc dụng và rừng sản xuất
15:33 02/04/2018
Xử phạt hành vi phá rừng đối với đối tượng có hành vi phá rừng sản xuất và rừng đặc dụng như thế nào? Chúng tôi tư vấn như sau:
- Xử phạt hành vi phá rừng đặc dụng và rừng sản xuất
- xử phạt hành vi phá rừng
- Pháp Luật Đất Đai
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
XỬ PHẠT HÀNH VI PHÁ RỪNG
Câu hỏi của bạn:
Công ty TNHH tư vấn Luật Toàn Quốc cho mình hỏi: nếu như đối tượng vi phạm phá rừng thuộc 2 chức năng: rừng sản xuất: 220m2; rừng đặc dụng: 94m2 thì áp dụng xử phạt như thế nào?
Câu trả lời của Luật sư:
Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi qua địa chỉ Email: [email protected]. Với câu hỏi của bạn về vấn đề xử phạt hành vi phá rừng chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Cơ sở pháp lý:
- Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.
- Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
- Văn bản hợp nhất 06/VBHN-BNNPTNT quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản
Nội dung tư vấn:
1. Hành vi phá rừng trái pháp luật
Căn cứ theo Điều 20 Nghị định 06/VBHN-BNNPTNT quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản thì hành vi phá rừng bao gồm: "...hành vi chặt phá cây rừng; đào bới, san ủi, nổ mìn, đào, đắp ngăn nước, xả chất độc hoặc các hành vi khác gây thiệt hại đến rừng với bất kỳ mục đích gì (trừ hành vi quy định tại Điều 12 của Nghị định này) mà không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc được phép chuyển đổi mục đích sử dụng rừng nhưng không thực hiện đúng quy định cho phép"
Hành vi tại Điều 12 Nghị định 06/VBHN-BNNPTNT quy định về Khai thác rừng trái phép đối với những "Người có hành vi lấy lâm sản trong rừng không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc được phép nhưng đã thực hiện không đúng quy định cho phép" [caption id="attachment_67844" align="aligncenter" width="500"] Xử phạt hành vi phá rừng[/caption]
2. Xử phạt hành vi phá rừng trái pháp luật
Khoản 1 Điều 20 Nghị định 06/VBHN-BNNPTNT quy định:
"1. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi phá rừng trái pháp luật thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc kiểu trạng thái rừng 1c dưới 1.500 m2.
b) Rừng sản xuất dưới 800 m2.
c) Rừng phòng hộ dưới 500 m2.
d) Rừng đặc dụng dưới 200 m2."
Như vậy, đối với trường hợp của bạn, bạn phá rừng sản xuất có diện tích 220m2 và rừng đặc dụng có diện tích 94m2 thì bị xử phạt cho cả hai hành vi, hành vi phá rừng sản xuất và hành vi rừng đặc dụng. Mức xử phạt hành vi phá rừng của bạn là từ 600.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu đối tượng có hành vi phá rừng cá nhân. Trường hợp tổ chức thực hiện hành vi phá rừng sẽ bị xử phạt gấp đôi mức phạt trên, tức là từ 1.200.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Ngoài hình thức xử phạt hành vi phá rừng là phạt tiền, cá nhân, tổ chức có hành vi phá rừng còn phải chịu hình phạt xử phạt bổ sung và buộc áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả
Hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, công cụ, phương tiện (Khoản 6 Điều 20 Nghị định 06/VBHN-BNNPTNT)
Biện pháp khắc phục hậu quả theo khoản 7 Điều 20 Nghị định 06/VBHN-BNNPTNT bao gồm
- Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép;
- Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh;
- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật;
- Buộc trồng lại rừng hoặc thanh toán chi phí trồng lại rừng theo suất đầu tư được áp dụng ở địa phương tại thời điểm vi phạm hành chính.
Đối tượng có hành vi phá rừng có thể bị xử lý hình sự theo Điều 243 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.
Bài viết tham khảo:
- Phá rừng trái pháp luật bị xử phạt bao nhiêu tiền?; Luật Toàn Quốc
- Xử phạt vi phạm hành chính hành vi chuyển mục đích sử dụng rừng trái phép
Để được tư vấn chi tiết về vấn đề xử phạt hành vi phá rừng đặc dụng và rừng sản xuất, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật đất đai 24/7: 19006500 để được luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất. Xin chân thành cảm ơn. Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.