• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Văn bản hợp nhất 06/VBHN-BNNPTNT..hành vi vi phạm, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính

  • Văn bản hợp nhất 06/VBHN-BNNPTNT quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản
  • Văn bản hợp nhất 06/VBHN-BNNPTNT
  • Biểu mẫu
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Văn bản hợp nhất 06/VBHN-BNNPTNT 

BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
---------------

Số: 06/VBHN-BNNPTNT

Hà Nội, ngày 25 tháng 04 năm 2016

 

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ QUẢN LÝ RỪNG, PHÁT TRIỂN RỪNG, BẢO VỆ RỪNG VÀ QUẢN LÝ LÂM SẢN

Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25 tháng 12 năm 2013, được sửa đổi, bổ sung bởi: Nghị định số 40/2015/NĐ-CP ngày 27 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 6 năm 2015. Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Căn cứ Luật Bảo vệ và phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004; Căn cứ Luật Xử  vphạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chính phủ ban hành Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản[1], Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh[2] Nghị định này quy định về hành vi vi phạm, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền xử phạt và thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản. Nghị định này không điều chỉnh đối với động vật rừng, thực vật rừng thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ theo quy định của Chính phủ. Điều 2. Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính Nghị định này áp dụng đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản. Điều 3. Giải thích thuật ngữ Trong Nghị định này một số thuật ngữ được hiểu như sau: 1. Kiểm lâm viên là công chức thuộc các ngạch kiểm lâm biên chế trong lực lượng kiểm lâm. 2.[3] Lâm sản là sản phẩm thực vật, động vật và các bộ phận, dẫn xuất của chúng có nguồn gốc khai thác từ rừng (kể cả động vật thủy sinh có nguồn gốc bản địa hoặc không có nguồn gốc bản địa nhưng được cơ quan có thẩm quyền cho phép nuôi, thả tại các ao, hồ, sông, suối trong rừng). 3. Gỗ tròn: Bao gồm gỗ nguyên khai, gỗ đẽo tròn, gỗ lóc lõi có đường kính đầu nhỏ từ 10 cm đến dưới 20 cm, chiều dài từ 1 m trở lên hoặc có đường kính đầu nhỏ từ 20 cm trở lên, chiều dài từ 30 cm trở lên. Riêng đối với gỗ rừng trồng, rừng tràm, rừng đước, rừng ngập mặn có đường kính đầu nhỏ từ 6 cm trở lên, chiều dài từ 1 m trở lên. Đối với gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm không phân biệt kích thước. 4. Củi được khai thác từ thực vật rừng thân gỗ, là bộ phận của chúng có kích thước nhỏ hơn đối với quy cách gỗ tròn quy định tại Khoản 3 Điều này hoặc các phế liệu của chúng sau chế biến. 5. Thực vật rừng nhóm IA, IIA; động vật rừng nhóm IB, IIB là những loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của Chính phủ. 6. Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính gồm: a) Lâm sản khai thác, mua, bán, vận chuyển, cất giữ, chế biến, kinh doanh trái quy định của pháp luật. b) Công cụ, đồ vật sử dụng thực hiện hành vi vi phạm hành chính. c) Phương tiện gồm: Các loại xe cơ gii đường bộ, xe mô tô, xe đạp, xe thô sơ, súc vật, tàu thủy, ca-nô, thuyn, các phương tiện khác được sử dụng vận chuyển lâm sản trái pháp luật. 7. Phương tiện bị người vi phạm hành chính chiếm đoạt trái phép là trường hợp phương tiện của chủ sở hữu hợp pháp bị người có hành vi vi phạm hành chính trộm cắp, cướp, cưỡng đoạt, lợi dụng chủ tài sản không có điều kiện ngăn cản để công khai chiếm đoạt (công nhiên chiếm đoạt) hoặc các hành vi trái pháp luật khác tước đoạt quyền chiếm hữu, quản lý, sử dụng của chủ sở hữu hp pháp phương tiện đó. 8. Phương tiện bị người vi phạm sử dụng trái phép thuộc một trong các trường hợp sau: a) Chủ sở hữu hp pháp của phương tiện cho người khác thuê, mượn hoặc thuê người khác điều khiển phương tiện đó để sử dụng vào mục đích chính đáng, nhưng người được thuê, được mượn phương tiện hoặc người được thuê điều khiển phương tiện đó đã tự ý sử dụng phương tiện để vi phạm hành chính. b) Chủ sở hữu hp pháp đối với phương tiện của mình hoặc người quản lý hp pháp đối với phương tiện thuê của chủ sở hữu hp pháp giao cho người lao động của mình quản lý, điều khiển, sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanh hợp pháp, nhưng người lao động đã tự ý sử dụng các phương tiện đó để vi phạm hành chính. Việc cho thuê, cho mượn hoặc thuê người điều khiển phương tiện phải được giao kết bằng văn bản giữa chủ sở hữu hợp pháp và người được thuê, được mượn theo quy định của pháp luật trước khi hành vi vi phạm xảy ra. Bản giao kết phải ghi rõ mục đích, nội dung sử dụng phương tiện cho thuê, cho mượn hoặc thuê người điều khiển. Đối với cá nhân cho thuê, cho mượn hoặc thuê người điều khiển phương tiện thì Bản giao kết phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã; trong thời hạn 48 giờ kể từ khi phương tiện bị tạm giữ, người có hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật phải xuất trình văn bản giao kết đó cho cơ quan, cá nhân có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc. 9.[4] Dịch vụ môi trường rừng quy định tại Điều 9a của Nghị định này bao gồm: a) Bảo vệ đất, hạn chế xói mòn và bồi lắng lòng hồ, lòng sông, lòng suối; b) Điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất và đời sống xã hội; c) Hấp thụ và lưu giữ các bon của rừng, giảm phát thải khí gây hiệu ứnnhà kính bằng các biện pháp ngăn chặn suy thoái rừng, giảm diện tích rừng và phát triển rừng bền vững; d) Bảo vệ cảnh quan tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học của các hệ sinh thái rừng phục vụ cho dịch vụ du lịch; đ) Dịch vụ cung ứng bãi đẻ, nguồn thức ăn và con giống tự nhiên, sử dụng nguồn nước từ rừng cho nuôi trồng thủy sản. Điều 4. Các biện pháp khắc phục hậu quả Ngoài các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm a, b, c, đ, i Khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính, Nghị định này quy định các biện pháp khắc phục hậu quả sau: 1. Buộc trồng lại rừng hoặc thanh toán chi phí trồng lại rừng theo suất đầu tư được áp dụng ở địa phương tại thời điểm vi phạm hành chính. 2. Buộc trả lại diện tích rừng bị lấn, chiếm. 3. Buộc thực hiện ngay việc hoàn thổ. 4.[5] Buộc ký hợp đồng chi trả dịch vụ môi trường rừng. 5.[6] Buộc kê khai số tiền phải chi trả dịch vụ môi trường rừng. 6.[7] Buộc chi trả đy đủ tiền sử dụng dịch vụ môi trường rừng và tiền lãi phát sinh từ việc chậm chi trả (nếu có) tương ứng với số tiền và thời gian chậm chi trả. 7.[8] Buộc chi trả đầy đủ tiền dịch vụ môi trường rừng cho người nhận khoán bảo vệ rừng theo hợp đồng đã ký kết. Điều 5. Đơn vị tính để xác định thiệt hại do hành vi vi phạm hành chính gây ra (....................................................................................................................)

>>>>>>>> Tải Văn bản hợp nhất 06/VBHN-BNNPTNT: TẠI ĐÂY
Bài viết tham khảo:      Để được tư vấn chi tiết về Văn bản hợp nhất 06/VBHN-BNNPTNT, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật đất đai 24/7: 19006500 để được luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: lienhe@luattoanquoc.comChúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất. Xin chân thành cảm ơn.      Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.
Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178