XỬ LÝ TỘI CHO VAY LÃI NẶNG THẾ NÀO?
10:23 14/10/2020
Tội cho vay lãi nặng là tội phạm được Bộ luật hình sự quy định tại điều 201..theo đó, hình phạt nặng nhất đối với loại tội này là..
- XỬ LÝ TỘI CHO VAY LÃI NẶNG THẾ NÀO?
- Tội cho vay lãi nặng
- Pháp luật hình sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
TỘI CHO VAY LÃI NẶNG
Thưa luật sư! Mẹ của em có vay 5 triệu của một người hàng xóm từ tháng 2 âm lịch cho đến nay và chưa có góp tiền mỗi ngày hay trả tiền lãi gì hết. Hai bên không có giao kèo hay kí kết giấy gì hết. Hiện tại, gia đình em có hỏi người đó là tiền gốc và lãi là hết bao nhiêu, thì người đó nói tổng cộng là 12 triệu (trong đó là 7 triệu tiền lãi/1 tháng của 7 tháng). Vậy, gia đình em nếu thưa công an thì người đó có bị truy cứu về tội cho vay nặng lãi hay không?
Mong nhận được phản hồi của luật sư. Em xin cảm ơn!!!
Câu trả lời của Luật sư:
Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về tội cho vay lãi nặng, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về tội cho vay lãi nặng như sau:
Căn cứ pháp lý:
1. Định nghĩa tội cho vay lãi nặng?
Lãi suất là phần trăm tiền gốc phải trả cho một số lượng nhất định của thời gian mỗi thời kỳ (thường được tính theo năm). Vay lãi suất thường được hiểu là nhận tiền để sử dụng với điều kiện sẽ trả với tỷ lệ phần trăm của tiền gốc trong 1 năm đến khi trả hết giá trị tương đương mà mình đã nhận. Tuy nhiên, không phải ai muốn cho vay lãi suất với mức bao nhiêu cũng được, mà phải đảm bảo tuân thủ theo quy định của pháp luật về mức lãi suất.
Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về lãi suất vay như sau:
Điều 468. Lãi suất
1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận. Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất. Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.
2. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.
Như vậy, trường hợp lãi suất do các bên thỏa thuận không được vượt quá: 20%/ năm của khoản tiền vay. Lãi suất cho vay tối đa trung bình một tháng sẽ là: 20% : 12 tháng = 1,67%/tháng. Trường hợp bên cho vay yêu cầu mức lãi suất lớn hơn mức 20%/năm thì được coi là cho vay với lãi suất dân sự vượt quá mức lãi suất do Bộ luật Dân sự quy định. Khi lãi suất dân sự giao dịch giữa hai bên vượt quá 05 lần mức lãi suất mà Bộ luật Dân sự cho phép, đồng thời, thu lợi bất chính từ tối thiểu là 30.000.000 đồng thì đây được coi là hành vi cho vay lãi nặng.
Theo thông tin bạn cung cấp, Mẹ của bạn vay 5 triệu của một người hàng xóm từ tháng 2 âm lịch cho đến nay đã được 7 tháng và trong 7 tháng đó mẹ bạn không trả tiền gốc và lãi. Đến khi hỏi tiền gốc và lãi thì người hàng xóm trả lời 12 triệu gồm 5 triệu tiền gốc và 7 triệu tiền lãi, tức mỗi tháng tiền lãi sẽ là 1 triệu/tháng. Do hai bên không có giấy tờ cũng như thỏa thuận gì về lãi suất, cho nên theo Điều 468 Bộ Luật Dân sự 2015 thì mức lãi suất mà mẹ bản phải chịu là:
- Trường hợp cả 2 có thỏa thuận về lãi thì lãi xuất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay và lãi suất cho vay tối đa trung bình một tháng sẽ là: 20% : 12 tháng = 1,67%/tháng
- Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định trong trường hợp này là 10%/năm và lãi suất cho vay tối đa trung bình một tháng sẽ là: 10% : 12 tháng = 0.83%/tháng
2. Cấu thành tội cho vay lãi nặng
Vay tiền hiện nay là một giao dịch phổ biến, tuy nhiên nhiều người đã lợi dụng sự thiếu hiểu biết cũng như sự cần thiết của bên vay mà đưa ra mức lãi suất rất cao. Hành vi cho vay với lãi xuất cao nhằm mục đích trục lợi của một số cá nhân đã xâm phạm trực tiếp đến việc quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực thuế, tài chính, ngân hàng. Để kiểm soát vấn đề này, Bộ luật Hình sự 2015 đã quy định chi tiết các dấu hiệu, hình phạt đối với những cá nhân có hành vi cho vay với lãi xuất cao so với quy định của pháp luật.
Điều 201 Bộ Luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định về tội cho vay nặng lãi như sau:
Điều 201. Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự
1. Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội mà thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.“
Theo quy định tại điều 201 Bộ luật Hình sự 2015, xét về mặt hành vi, chủ thể có hành vi cho vay lãi nặng sẽ có 02 yếu tố sau đây:
- Người cho vay với lãi suất gấp 5 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật Dân sự
- Thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm
Do đó, lãi suất cho vay tối đa theo quy định của pháp luật hình sự là: 100%/năm và 8.3%/tháng. Nếu lãi suất cho vay vượt quá những con số này thì theo quy định trong Bộ luật Hình sự sẽ cấu thành tội cho vay lãi nặng.
Ta có thể thấy, để cấu thành tội phạm cho vay lãi nặng phải hội tụ đủ các điều kiện sau:
- Chủ thể về phạm tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự: Người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện: người từ đủ 16 tuổi trở lên thực hiện, không thuộc trường hợp mất năng lực hình sự như người mắc bện tâm thần, người mắc các bệnh khác làm ảnh hưởng đến khả năng nhận thức và điều khiển hành vi (ví dụ như: viêm màng não, bệnh mộng du…) theo điều 12 BLHS 2015.
- Mặt chủ quan về phạm tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự: – Người này phải có lỗi. Thường thường trong việc thực hiện hành vi phạm tội cho vay lãi nặng, chủ thể có lỗi cố ý trực tiếp. Bởi lẽ, họ đều đã biết được tính chất hành vi cho vay nặng lãi của mình và thấy được hậu quả có thể xảy ra (phải chịu mức lãi quá cao, có thể bị trốn nợ, ép người vay phải trả nợ bằng được, có thể dùng các biện pháp tác động lên người vay, thậm chí gây thiệt hại về tính mạng cho người vay để lấy lại số tiền và lãi suất đã cho vay). – Động cơ: Trục lợi
- Mặt khách thể về phạm tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự: Đây là tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trong lĩnh vực thuế, tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm.
- Mặt khách quan về phạm tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự: – Hành vi khách quan: hành vi cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự và thỏa mãn 1 trong 2 yếu tố đã nêu trên. – Hậu quả khách quan: sẽ gây thiệt hại về vật chất hoặc phi vật chất (người vay chịu lãi suất quá cao, phải trả sợ với số tiền lớn; gây ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, tính mạng, gây thiệt hại về tài sản cho xã hội, kinh tế…)
Có thể thấy, trong trường hợp của mẹ bạn, người hàng xóm cho vay 5.000.000 trong 7 tháng với mức lãi xuất 1 triệu/tháng với tỉ lệ lãi xuất 20%/tháng vượt quá mức lãi suất quy định tại Điều 468 trong Bộ luật dân sự 2015. Mức lãi xuất này đã gấp trên 5 lần mức lãi xuất cao nhất 1.67%/tháng được quy định trong Bộ Luật Dân sự 2015, cho nên người hàng xóm của bạn có thể bị coi là phạm tội cho vay lãi suất nên có thể phải chịu trách nhiệm hình sự đối với hành vi này. Tuy nhiên để có thể chứng minh được người này có phạm tội cho vay nặng lãi hay không bạn còn phải căn cứ vào các dấu hiệu khác cấu thành loại tội này theo quy định tại điều 201 của Bộ luật Hình sự 2015.
3. Hình phạt đối với tội cho vay lãi nặng
Hình phạt đối với tội cho vay lãi nặng được quy định như sau:
- Khoản 1 quy định khung hình phạt cơ bản: người phạm tội sẽ bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm, áp dụng trong trường hợp thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
- Khoản 2 quy định khung hình phạt tăng nặng: người phạm tội sẽ bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm, áp dụng trong trường hợp phạm tội mà thu lợi bất chính từ 100.000.000 trở lên.
- Khoản 3 quy định khung hình phạt bổ sung: Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
4. Xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp cho vay với lãi suất vượt quá lãi suất quy định
Điều 11 của nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định:
Điều 11. Vi phạm các quy định về quản lý ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Sử dụng người không có đủ điều kiện, tiêu chuẩn vào làm việc trong các cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự;
b) Không xuất trình giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự khi có yêu cầu kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền;
c) Không thông báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền về việc mất giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự;
d) Không thực hiện đầy đủ các quy định về quản lý an ninh, trật tự đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Kinh doanh không đúng ngành, nghề, địa điểm ghi trong giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự;
b) Thay đổi người đứng đầu doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, người đại diện theo pháp luật của cơ sở kinh doanh mà không có văn bản thông báo với cơ quan có thẩm quyền;
c) Cho mượn, cho thuê, mua, bán giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật;
d) Nhận cầm cố tài sản mà theo quy định tài sản đó phải có giấy tờ sở hữu nhưng không có các loại giấy tờ đó;
đ) Nhận cầm cố tài sản nhưng không có hợp đồng theo quy định;
e) Cầm cố tài sản thuộc sở hữu của người khác mà không có giấy ủy quyền hợp lệ của người đó cho người mang tài sản đi cầm cố;
g) Bảo quản tài sản cầm cố không đúng nơi đăng ký với Cơ quan có thẩm quyền;
h) Hoạt động kinh doanh vũ trường, trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài, casino nhưng không có bảo vệ là nhân viên của công ty kinh doanh dịch vụ bảo vệ theo quy định;
i) Bán hoặc cho thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên cho những đối tượng không có giấy phép sử dụng loại thiết bị trên của cơ quan có thẩm quyền.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Hoạt động kinh doanh ngành, nghề có điều kiện về an ninh, trật tự mà không có giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự;
b) Sửa chữa, tẩy xóa giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự;
c) Không duy trì đúng và đầy đủ các điều kiện về an ninh, trật tự trong quá trình hoạt động kinh doanh;
d) Cho vay tiền có cầm cố tài sản, nhưng lãi suất cho vay vượt quá 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm cho vay.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Sử dụng cơ sở kinh doanh ngành, nghề có điều kiện về an ninh, trật tự để tổ chức hoạt động tệ nạn xã hội hoặc các hành vi vi phạm pháp luật;
b) Cầm cố tài sản do trộm cắp, lừa đảo, chiếm đoạt hoặc do người khác phạm tội mà có.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự trong thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại Điểm a, c Khoản 2; Điểm d Khoản 3 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự trong thời hạn từ 06 tháng đến 09 tháng đối với hành vi quy định tại Khoản 4 Điều này.
6. Người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 2, Khoản 3 và Khoản 4 Điều này, thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Theo quy định trên, các hợp đồng cho vay tiền nếu có mức lãi suất cho vay vượt quá 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm cho vay và có nhận cầm cố tài sản là đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính. Vậy đối với trường hợp cho vay tiền nhưng không nhận cầm cố tài sản, mà mức lãi suất vượt quá quy định cho phép, không đủ điều kiện để xử lý hình sự thì phải làm gì? [caption id="attachment_204667" align="aligncenter" width="339"] Tội cho vay lãi nặng[/caption]
5. Giải quyết tranh chấp dân sự trong hợp đồng cho vay tiền
Tùy từng trường hợp, để đảm bảo giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng vay tiền, các bên có thể lựa chọn phương án khởi kiện dân sự. Một số vấn đề cơ bản khi khởi kiện giải quyết tranh chấp về hợp đồng vay tiền như sau:
- Hồ sơ khởi kiện gồm: đơn khởi kiện, giấy tờ tùy thân của các bên, hợp đồng (văn bản xác định quan hệ vay mượn), và các giấy tờ khác chứng minh việc vay mượn tiền;
- Trình tự xử lý: theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự;
Chi tiết trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tiền, vui lòng tham khảo: Tại đây
Kết luận: Tóm lại, mức lãi suất tối đa để cho vay là 1.67%/tháng theo quy định của BLDS 2015. Người cho vay lãi suất nếu cho vay gấp 5 lần mức lãi suất đã được quy định thì có nguy cơ sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của BLHS 2015 hiện hành. Một người bị buộc tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự khi đảm bảo 4 dấu hiệu cấu thành tội phạm về chủ thể, khách thể, mặt chủ quan, mặt khách quan như đã nêu. Và người phạm tội phải chịu hình phạt theo quy định của pháp luật hình sự.
Tuy nhiên, để người cho vay lãi nặng phải chịu trách nhiệm hình sự thì phải đảm bảo các yếu tố cấu thành tội phạm đều phải được thỏa mãn như phải có lỗi, động cơ, có trục lợi từ hành vi..và phải bị cơ quan CSĐT công an cấp có thẩm quyền tiến hành khởi tố, điều tra. Và không phải mọi hành vi cho vay vượt quá mức lãi suất luật định đều là hành vi vi phạm pháp luật hình sự; tùy thuộc vào mức độ vi phạm mà xem xét xử lý hành chính, hình sự hay chỉ là tranh chấp về dân sự. Đặc biệt hiện nay, biến tướng của tín dụng đen là cho vay mà không có tài sản cầm cố nhằm tránh né bị xử phạt hành chính, thấp hơn so với quy định của tội phạm hình sự thì người đi vay phải làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình?
Bài viết tham khảo:
- Phạm tội cho vay lãi nặng theo quy định pháp luật
- Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự bị xử lý như thế nào?
- Vay mấy nghìn trên một triệu trên một ngày thì gọi là vay lãi nặng?
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.
Chuyên viên: Nguyễn Oanh