• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự bị xử lý như thế nào? Vay lãi nặng là việc bên cho vay thỏa thuận lãi suất gấp 5 lần so với mức lãi suất mà pháp...

  • Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự bị xử lý như thế nào?
  • Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự
  • Hỏi đáp luật hình sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

CHO VAY LÃI NẶNG TRONG GIAO DỊCH DÂN SỰ BỊ XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO?

Kiến thức của bạn:

     Xin chào luật sư, tôi có thắc mắc là như thế nào được coi là cho vay lãi nặng? Và nếu phạm tội này thì sẽ bị xử lý như thế nào?

Kiến thức của luật sư:

     Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư như sau:

Căn cứ pháp lý:

Nội dung tư vấn: Xử phạt đối với tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự.

Điều 201. Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự

"1. Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội mà thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm."

  1. Cấu thành của tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự.

   1.1. Khách thể của tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự.

     Khách thể của tội phạm là các quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm phạm. Đối với tội cho vay lãi nặng thì xâm phạm trực tiếp đến việc quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực thuế, tài chính, ngân hàng.

   1.2.Mặt khách quan của tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự.

     Mặt khách quan của tội phạm là những biểu hiện ra bên ngoài thế giới khách quan, người phạm tội thực hiện các hành vi sau đây:

     - Cho vay với lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.

Theo khoản 1, Điều 468 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về mức lãi suất các bên thỏa thuận như sau:

"Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất. Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực."

     Như vậy, đối với lãi suất cho vay trong giao dịch dân sự phải đáp ứng không vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay. Giả sử, A đến vay 100.000.000 đồng của B. Hai bên có thỏa thuận với nhau về lãi suất là 1,5%/tháng thì tính ra lãi suất của 1 năm sẽ bằng 1,5%.12=18% (12 tháng) tương ứng với 18.000.000 đồng/năm, trong trường hợp này lãi suất thỏa thuận của hai bên là phù hợp với quy định của pháp luật. [caption id="attachment_54073" align="aligncenter" width="370"]Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự[/caption]

   

  • Thu lợi bất chính được hiểu là số tiền lời mà người phạm tội thu được do hành vi cho vay với lãi suất gấp 5 lần trở lên so với lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự 2015 là 20%/năm. Số tiền thu lợi bất chính là hiệu số của số tiền tương ứng với lãi suất vượt quá 5 lần lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự với số tiền tương ứng với lãi suất 20%/năm mà Bộ luật dân sự quy định là mức lãi suất cao nhất được áp dụng.

     Ví dụ: A vay B 100.000.000 đồng để đầu tư làm ăn với lãi suất 8,5%/tháng (tương ứng với mức lãi suất 102%/năm) thì số tiền thu lợi bất chính là:

Tiền TLBC= 8,5%.12.100000000 - 20%.100000000 = 82.000.000 đồng.

     TH1: Nếu hai bên có thỏa thuận khác mà mức thỏa thuận này là gấp 5 lần mức lãi suất cao nhất là 20%/năm  quy định trong Bộ luật dân sự 2015 mà người cho vay thu lợi bất chính số tiền chưa đến 30.000.000 đồng trở lên hoặc ngược lại họ thu lợi bất chính số tiền từ 30.000.000 đồng trở lên nhưng mức lãi suất thỏa thuận không vượt quá từ 5 lần lãi suất 20%/năm thì cũng chưa phạm tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự mà họ có thể bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà không cấu thành tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân.

     TH2: Để có thể truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự thì hai bên thỏa thuận lãi suất gấp 5 lần trở lên mức lãi suất 20%/năm và người cho vay thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng trở lên. Đây là 2 điều kiện bắt buộc và phải có đầy đủ 2 điều kiện này thì mới có thể truy cứu trách nhiệm hình sự về tội danh trên.

     - Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này.

     Người phạm tội trước đó đã có hành vi cho vay với lãi suất gấp 5 lần trở lên hoặc thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng trở lên, bị xử phạt hành chính về hành vi này theo như TH1 ở trên. Mà giờ lại tiếp tục có hành vi đó thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự.

     - Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

     Trường hợp này người phạm tội thuộc vào TH2 ở trên và chưa được xóa án tích đối với tội cho vay lãi nặng lúc trước thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự. Theo Điều 70, 73 BLHS 2015 thì việc xóa án tích được xác định như sau:

     Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo, người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn 01 năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo; 02 năm trong trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm; (điểm a, b khoản 2 Điều 70) Thời hạn để đương nhiên được xóa án tích thì phải căn cứ vào hình phạt chính đã tuyên. (Khoản 1 Điều 73 BLHS 2015)

     Hậu quả của hành vi cho vay lãi nặng là những thiệt hại vật chất và phi vật chất cho xã hội như: tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người, những thiệt hại về tài sản cho xã hội và những thiệt hại khác về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội... Hậu quả trực tiếp của hành vi cho vay lãi nặng là gây thiệt hại cho người vay, làm cho người vay phải chịu mức lãi quá cao. Đây không phải là dấu hiệu bắt buộc nhưng là căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự.

    1.3.Chủ thể của tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự.

     Thứ nhất, Chủ thể là người có năng lực trách nhiệm hình sự, nghĩa là khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội người đó có khả năng nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà mình thực hiện và có khả năng điều khiển được hành vi ấy.

     Thứ hai, phải đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Theo quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự thì độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự được chia như sau:

+ Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ các quy định khác.

+ Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các Điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304. (Điều 12 sửa đổi, bổ sung năm 2017)

    1.4. Mặt chủ quan của tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự.

     Mặt chủ quan là hoạt động tâm lý bên trong của người phạm tội bao gồm lỗi, mục đích và động cơ. Hoạt động tâm lý bên trong của người phạm tội luôn gắn liền với các biểu hiện bên ngoài. Đối với tội cho vay lãi nặng trong dân sự là biểu hiện của lỗi cố ý, dù người phạm tội nhận thức được hành vi đó là trái pháp luật nhưng người phạm tội vẫn mong muốn thực hiện hành vi đó. Người phạm tội thực hiện các hành vi khách quan với mục đích kiếm lợi từ việc cho vay lãi cao hơn so với mức bình thường.

   2. Hình phạt đối với tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự.

  • Khung hình phạt cơ bản: phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
  • Khung hình phạt tăng nặng: phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
  • Hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Một số bài viết tham khảo:

     Trên đây là ý kiến tư vấn pháp luật của chúng tôi về Xử phạt đối với tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự. Nếu còn bất cứ vướng mắc nào, bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật hình sự miễn phí 24/7 : 19006500 để gặp trực tiếp luật sư tư vấn và  để  yêu cầu  cung cấp dịch vụ. Hoặc Gửi nội dung tư vấn qua email: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của bạn.Chúng tôi luôn mong nhận được ý kiến đóng góp của mọi người để chúng tôi ngày càng trở lên chuyên nghiệp hơn.

      Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của mọi người.

      Trân trọng ./.

     Liên kết ngoài tham khảo:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178