• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Thủ tục chuyển quyền sở hữu sau khi xử lý tài sản bảo đảm là nhà ở thương mại, nhà ở xã hội hình thành trong tương lai như thế nào?

  • Xử lý tài sản bảo đảm là nhà ở hình thành trong tương lai
  • Xử lý tài sản bảo đảm là nhà ở
  • Pháp Luật Đất Đai
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

XỬ LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM LÀ NHÀ Ở

Kiến thức của bạn

     Xử lý tài sản bảo đảm là nhà ở hình thành trong tương lai

Kiến thức của luật sư

Cơ sở pháp lý

  • Thông tư liên tịch 16/2014/TTLT-BTP-BTNMT hướng dẫn một số vấn đề xử lý tài sản bảo đảm.

Nội dung kiến thức xử lý tài sản bảo đảm là nhà ở

     Việc xử lý tài sản bảo đảm hình thành trong tương lai là nhà ở của hộ gia đình, cá nhân mua các dự án đầu tư xây dựng nhà ở được quy định tại khoản 1, khoản 2 điều 6 thông tư liên tịch 16/2014/TTLT-BTP-BTNMT như sau:

     1. Xử lý tài sản thế chấp là nhà ở thương mại hình thành trong tương lai

     Nếu chủ đầu tư chưa bàn giao nhà ở cho bên thế chấp thì bên nhận thế chấp được quyền nhận chính tài sản thế chấp để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên thế chấp hoặc chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai cho bên thứ ba theo thủ tục chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai. Trong trường hợp nhận chính tài sản thế chấp để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên thế chấp, tổ chức tín dụng là bên nhận thế chấp phải bán, chuyển nhượng hoặc mua lại bất động sản này trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày quyết định xử lý tài sản bảo đảm.

     Nếu chủ đầu tư đã bàn giao nhà ở cho bên thế chấp nhưng chưa thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở cho bên mua nhà ở trong trường hợp nhà ở được bán để thanh toán nghĩa vụ được bảo đảm. [caption id="attachment_86479" align="aligncenter" width="450"]Xử lý tài sản bảo đảm là nhà ở Xử lý tài sản bảo đảm là nhà ở[/caption]

     2. Xử lý tài sản thế chấp là nhà ở xã hội hình thành trong tương lai

     Nếu chủ đầu tư chưa bàn giao nhà ở cho bên thế chấp thì bên nhận thế chấp phối hợp với chủ đầu tư chấm dứt hợp đồng mua bán nhà ở với bên thế chấp để bán lại nhà ở đó cho đối tượng được mua nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật về nhà ở.

     Nếu chủ đầu tư đã bàn giao nhà ở cho bên thế chấp nhưng chưa thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở thì bên nhận thế chấp phối hợp với chủ đầu tư bán lại nhà ở đó cho đối tượng được mua nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật về nhà ở.

     3. Thủ tục chuyển quyền sở hữu sau khi xử lý tài sản bảo đảm

     Trường hợp bán tài sản bảo đảm để xử lý nợ, bên thế chấp phải ký hợp đồng chuyển nhượng hoặc văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán với bên mua tài sản thế chấp. Nếu bên bảo đảm không tự nguyện ký, bên nhận bảo đảm có quyền ký hợp đồng nhưng phải kèm theo bản chính hợp đồng bảo đảm đã được công chứng, chứng thực.

     Việc chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản được thực hiện đồng thời với việc xóa đăng ký giao dịch bảo đảm như sau:

  • Trong trường hợp có văn bản đồng ý của bên nhận bảo đảm thì bên bảo đảm có quyền yêu cầu công chứng, chứng thực hợp đồng, giao dịch chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản trước khi xóa đăng ký giao dịch bảo đảm đối với tài sản đó.
  • Hồ sơ đề nghị chỉnh lý biến động về người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản bảo đảm được nộp đồng thời với hồ sơ yêu cầu xóa đăng ký giao dịch bảo đảm để cơ quan có thẩm quyền đăng ký thực hiện việc chỉnh lý biến động đồng thời với xóa đăng ký giao dịch bảo đảm.

     Một số bài viết có nội dung tham khảo:

     Để được tư vấn chi tiết về xử lý tài sản bảo đảm là nhà ở, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn Luật miễn phí 24/7: 1900.6500 để để được luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất!

     Xin chân thành cảm ơn!

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178