• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Xử lý tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật: chỉ được xử lý tài sản khi có một trong các căn cứ sau đây: đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà

  • Xử lý tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật
  • Xử lý tài sản bảo đảm
  • Pháp luật dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

XỬ LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM

Kiến thức của bạn:

    Xử lý tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật

Kiến thức của Luật sư:

Cơ sở pháp lý:

Nội dung tư vấn:     Theo Điều 298 Bộ luật Dân sự 2015 thì:

Điều 298. Đăng ký biện pháp bảo đảm

1. Biện pháp bảo đảm được đăng ký theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật.

Việc đăng ký là điều kiện để giao dịch bảo đảm có hiệu lực chỉ trong trường hợp luật có quy định.

2. Trường hợp được đăng ký thì biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.

3. Việc đăng ký biện pháp bảo đảm được thực hiện theo quy định của pháp luật về đăng ký biện pháp bảo đảm.

1. Các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm

    Điều 56 Nghị định 163/2006 NĐ-CP về giao dịch bảo đảm quy định các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm như sau:

“1. Đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

  1. Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
  2. Pháp luật quy định tài sản bảo đảm phải được xử lý để bên bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác.
  3. Các trường hợp khác do các bên thoả thuận hoặc pháp luật quy định.”

    Như vậy, chỉ được xử lý tài sản khi có một trong các căn cứ sau đây:

    Thứ nhất, đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

    Theo nguyên tắc này thì bên nhận bảo đảm chỉ được xử lý tài sản của bên bảo đảm nếu đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ đó mà bên bảo đảm không thực hiện nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

    Thứ hai, bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

    Thứ ba, trong trường hợp do pháp luật quy định tài sản bảo đảm phải được xử lý để bên bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác.

2. Nguyên tắc xử lý tài sản bảo đảm

    Trong trường hợp tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện một nghĩa vụ thì việc xử lý tài sản đó được thực hiện theo thoả thuận của các bên; nếu không có thoả thuận thì tài sản được bán đấu gia theo quy định của pháp luật.

    Trong trường hợp tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì việc xử lý tài sản đó được thực hiện theo thoả thuận của bên bảo đảm và các bên cùng nhận bảo đảm; nếu không có thoả thuận hoặc không thoả thuận được thì tài sản được bán đấu giá theo quy định của pháp luật.

    Việc xử lý tài sản bảo đảm phải được thực hiện một cách khách quan, công khai, minh bạch, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia giao dịch bảo đảm, cá nhân, tổ chức có liên quan và phù hợp với các quy định tại Nghị định này.

    Người xử lý tài sản bảo đảm (sau đây gọi chung là người xử lý tài sản) là bên nhận bảo đảm hoặc người được bên nhận bảo đảm ủy quyền, trừ trường hợp các bên tham gia giao dịch bảo đảm có thoả thuận khác.

     Việc xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ không phải là hoạt động kinh doanh tài sản của bên nhận bảo đảm. xử lý tài sản bảo đảm

3. Các phương thức xử lý tài sản bảo đảm theo thoả thuận

    Điều 59 Nghị định 163/2006 NĐ-CP quy định như sau:

“1. Bán tài sản bảo đảm.

  1. Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm.
  2. Bên nhận bảo đảm nhận các khoản tiền hoặc tài sản khác từ người thứ ba trong trường hợp thế chấp quyền đòi nợ.
  3. Phương thức khác do các bên thoả thuận.”

    Theo quy định của pháp luật, bên nhận bảo đảm được quyền xử lý tài sản bảo đảm theo một trong các phương thức sau đây:

  • Bán tài sản bảo đảm

     Bên nhận bảo đảm được quyền bán tài sản bảo đảm nếu trong hợp đồng bảo đảm có quyền tự bán tài sản bảo đảm cho một người thứ ba bất kỳ mà không cần có sự đồng ý của bên bảo đảm. Tiền thu được trong việc tự bán tài sản được dùng để khấu trừ phần vốn vay. Khi xử lý tài sản theo phương thức này, bên nhận bảo đảm ký kết với người thứ ba một hợp đồng mua bán tài sản hoặc hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Nếu hợp đồng phải thực hiện thủ tục đăng ký quyền sở hữu/ quyền sử dụng tài sản thì hợp đồng bảo đảm được ký kết giữa bên nhận bảo đảm với bên bảo đảm là cơ sở để thực hiện việc đăng ký quyền sở hữu/ quyền sử dụng tài sản cho bên mua/ bên nhận chuyển nhượng.

  • Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm.

    Phương thức này chỉ được thực hiện khi các bên đã thỏa thuận. Và vì vậy, nội dung của phương thức này hoàn toàn được các bên quyết định thông qua sự thỏa thuận

  • Người nhận bảo đảm nhận các khoản tiền hoặc tài sản khác từ người thứ ba trong trường hợp thế chấp quyền đòi nợ.

    Trong trường hợp tài sản bảo đảm là quyền đòi nợ và người có nghĩa vụ được bảo đảm không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đó khi đến hết thời hạn thì bên nhận bảo đảm thông báo cho bên thứ ba về việc sẽ thu hồi nợ vay thông qua việc trả nợ của bên thứ ba. Bên nhận bảo đảm hoặc bên bảo đảm phải thông báo cho bên thứ ba biết về việc nhận bảo đảm được nhận các khoản tiền, tài sản nêu trên đồng thời yêu cầu bên thứ ba giao các khoản tiền, tài sản đó cho bên nhận bảo đảm.

  • Bán đấu giá tài sản

    Tài sản bảo đảm được xử lý theo phương thức bán đấu giá trong trường hợp các bên không có thỏa thuận về việc xử lý tài sản. trong trường hợp này, bên nhận bảo đảm gửi văn bản đề nghị tổ chức bán đấu giá tài sản tại địa phương nơi người bảo đảm cư trú hoặc nơi có trụ sơt để thực hiện thủ tục bán đấu giá tài sản. bên nhận bảo đảm có quyền tham gia đấu giá để mua tài sản đó nếu có nhu cầu và phù hợp với quy định của pháp luật. Nếu người nhận bảo đảm là người mua được tài sản thông qua trình tự, thủ tục bán đấu giá thì số tiền mua tài sản đấu giá được khấu trừ nghĩa vụ của người có nghĩa vụ được bảo đảm sau khi tổ chức bán đấu giá đã trừ chi phí bán đấu giá. Nếu tài sản được bán cho người khác thì bên nhận bảo đảm được thu nợ từ khoản tiền thu được từ việc bán đấu giá tài sản bảo đảm sau khi trừ phí bán đấu giá tài sản.

      Để được tư vấn chi tiết về tài sản bảo đảm quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật dân sự 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
     Luật Toàn Quốc xin chân thành ơn.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178