Xây nhà trên đất ruộng bị phạt bao nhiêu tiền theo quy định
16:02 01/07/2020
Xây nhà trên đất ruộng bị phạt bao nhiêu tiền theo quy định 2020, tham khảo bài viết để hiểu rõ hơn về mức xử phạt đối với trường hợp này
- Xây nhà trên đất ruộng bị phạt bao nhiêu tiền theo quy định
- Xây nhà trên đất ruộng bị phạt bao nhiêu tiền
- Pháp Luật Đất Đai
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
XÂY NHÀ TRÊN ĐẤT RUỘNG BỊ PHẠT BAO NHIÊU TIỀN
Câu hỏi của bạn về vấn đề xây nhà trên đất ruộng bị phạt bao nhiêu tiền:
Thưa Luật sư, tôi có một vấn đề thắc mắc muốn được Luật sư giải đáp giúp đó là: Xây nhà trên đất ruộng bị phạt bao nhiêu tiền và tôi có thể chuyển đất ruộng đó sang đất làm nhà ở được không? Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Câu trả lời của Luật sư về vấn đề xây nhà trên đất ruộng bị phạt bao nhiêu tiền:
Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về vấn đề xây nhà trên đất ruộng bị phạt bao nhiêu tiền, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề xây nhà trên đất ruộng bị phạt bao nhiêu tiền như sau:
1. Cơ sở pháp lý về vấn đề xây nhà trên đất ruộng bị phạt bao nhiêu tiền:
2. Nội dung tư vấn về vấn đề xây nhà trên đất ruộng bị phạt bao nhiêu tiền:
Sử dụng đất đúng mục đích là một trong những nghĩa vụ của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn tồn tại không ít trường hợp sử dụng đất không đúng mục đích đã được Nhà nước công nhận. Hiện nay pháp luật đã có quy định về chế tài xử phạt đối với các trường hợp sử dụng đất không đúng mục đích, cụ thể mức xử phạt khi xây nhà trên đất ruộng được quy định như sau:
2.1 Xây nhà trên đất ruộng bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ vào thực tế sử dụng đất cũng như quy định của luật đất đai, đất ruộng được hiểu là đất trồng lúa, thuộc nhóm đất nông nghiệp và đất xây nhà là đất ở, thuộc nhóm đất phi nông nghiệp (Điều 10 Luật đất đai 2013).
Điều 57 Luật đất đai 2013 có quy định:
1. Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm:
..............
e) Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở;
Do đó, khi muốn xây dựng nhà ở trên đất ruộng, người sử dụng đất phải thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất và đây là trường hợp chuyển mục đích phải được sự cho phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Đối với trường hợp tự ý chuyển mục đích sử dụng đất sẽ bị xử phạt theo quy định.
Tại Điều 9 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định:
Điều 9. Sử dụng đất trồng lúa vào mục đích khác không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định tại các điểm a và d khoản 1 Điều 57 của Luật đất đai
1. Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng (trừ trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 14 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CPđược sửa đổi, bổ sung tại khoản 11 Điều 2 của Nghị định số 01/2017/NĐ-CP) thì hình thức và mức xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,5 héc ta;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta;
d) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên.
2. Chuyển đất trồng lúa sang đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối thì hình thức và mức xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,1 héc ta;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
d) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta;
đ) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên.
3. Chuyển đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,01 héc ta;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,01 héc ta đến dưới 0,02 héc ta;
c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta;
d) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
đ) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
e) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
g) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta;
h) Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên.
4. Chuyển đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp tại khu vực đô thị thì hình thức và mức xử phạt bằng hai (02) lần mức phạt quy định tại khoản 3 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm đối với trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3 và khoản 4 Điều này, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;
b) Buộc đăng ký đất đai theo quy định đối với trường hợp có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 22 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP;
c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm trong các trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này; số lợi bất hợp pháp được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 7 của Nghị định này.
Như vậy, căn cứ quy định tại Khoản 3 nêu trên, mức xử phạt người sử dụng đất xây nhà trên đất ruộng được xác định theo diện tích đất vi phạm, cụ thể mức xử phạt là từ 3 triệu đồng đến 250 triệu đồng đối với đất tại khu vực nông thôn và mức phạt từ 6 triệu đồng đến 500 triệu đồng đối với đất tại khu vực đô thị.
Và ngoài việc áp dụng hình thức xử phạt chính bằng tiền, người có hành vi vi phạm còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là: khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm. [caption id="attachment_198022" align="aligncenter" width="450"] Xây nhà trên đất ruộng bị phạt bao nhiêu tiền[/caption]
2.2 Thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất ruộng sang đất ở
Để không bị xử phạt về hành vi sử dụng đất không đúng mục đích, người sử dụng đất nên thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất trước khi xây nhà.
Như đã trình bày ở trên, trường hợp chuyển từ đất trồng lúa sang đất xây dựng nhà ở phải được sự cho phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Do đó, trình tự được thực hiện theo quy định như sau:
2.2.1 Hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất
Điều 6 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT:
Điều 6. Hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất
1. Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ đối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; hồ sơ gồm:
a) Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
2. Hồ sơ trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất gồm:
a) Các giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Biên bản xác minh thực địa;
c) Bản sao bản thuyết minh dự án đầu tư đối với dự án không phải trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt, dự án không phải cấp giấy chứng nhận đầu tư; bản sao báo cáo kinh tế - kỹ thuật của tổ chức sử dụng đất đối với trường hợp không phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình; văn bản thẩm định nhu cầu sử dụng đất; thẩm định điều kiện cho phép chuyển mục đích sử dụng đất quy định tại Khoản 3 Điều 58 của Luật Đất đai và Điều 14 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP đã lập khi cấp giấy chứng nhận đầu tư hoặc thẩm định dự án đầu tư hoặc xét duyệt dự án đối với dự án phải trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt, phải cấp giấy chứng nhận đầu tư;
d) Văn bản thẩm định nhu cầu sử dụng đất, thẩm định điều kiện cho phép chuyển mục đích sử dụng đất quy định tại Khoản 3 Điều 58 của Luật Đất đai và Điều 14 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP đối với dự án không phải trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt, không phải cấp giấy chứng nhận đầu tư và trường hợp không phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân xin chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp để sử dụng vào mục đích thương mại, dịch vụ với diện tích từ 0,5 héc ta trở lên thì phải bổ sung văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 59 của Luật Đất đai;
đ) Trích lục bản đồ địa chính thửa đất hoặc trích đo địa chính thửa đất;
e) Tờ trình kèm theo dự thảo quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất theo Mẫu số 05 ban hành kèm theo Thông tư này.
Theo đó, hồ sơ người sử dụng đất phải nộp khi xin chuyển mục đích sử dụng đất bao gồm:
- Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này;
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
- Giấy tờ tùy thân của chủ sử dụng đất: chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu.
2.2.2 Trình tự xin chuyển mục đích sử dụng đất
Trình tự, thủ tục xin chuyển mục đích sử dụng đất được thực hiện theo các bước quy định tại Điều 69 Nghị định 43/2014/NĐ-CP như sau:
Điều 69. Trình tự, thủ tục cho phép chuyển mục đích sử dụng đất
1. Người sử dụng đất nộp đơn xin phép chuyển mục đích sử dụng đất kèm theo Giấy chứng nhận đến cơ quan tài nguyên và môi trường.
2. Cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ; xác minh thực địa, thẩm định nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất; hướng dẫn người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính.
Đối với trường hợp nhà đầu tư nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của người đang sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư thì thực hiện thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất đồng thời với thủ tục cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.
3. Người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định.
Bài viết tham khảo:
- Xử phạt vi phạm hành chính khi không đăng ký đất đai;
- Xử phạt vi phạm hành chính về hành vi lấn chiếm đất đai;
Để được tư vấn chi tiết về vấn đề xây nhà trên đất ruộng bị phạt bao nhiêu tiền quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn Luật đất đai: 19006500 để được luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.
Chuyên viên: Quỳnh Mai