Có được vừa hưởng thất nghiệp vừa đóng BHXH tự nguyện không?
17:35 25/12/2020
Việc bạn hưởng trợ cấp thất nghiệp không ảnh hưởng đến việc bạn đóng BHXH tự nguyện, nên bạn có thể vừa hưởng trợ cấp thất nghiệp vừa đóng BHXH tự nguyện.
- Có được vừa hưởng thất nghiệp vừa đóng BHXH tự nguyện không?
- Vừa hưởng trợ cấp thất nghiệp, vừa đóng BHXH tự nguyện
- Pháp luật lao động
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
VỪA HƯỞNG THẤT NGHIỆP VỪA ĐÓNG BHXH TỰ NGUYỆN
Câu hỏi của bạn:
Chào luật sư, tôi muốn nhờ luật sư tư vấn về trường hợp sau:
Trước đây tôi có kí hợp đồng lao động với một công ty, vì lý do gia đình tôi vừa nghỉ việc vào tháng 10 và tôi có đóng bảo hiểm xã hội liên tục trong 3 năm. Sau khi nghỉ việc thì tôi về quê sinh sống và tôi có tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. Bây giờ tôi muốn đi làm hồ sơ hưởng trợ cấp có được không? Tôi có nghe một số người nói rằng đang đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thì không thể hưởng trợ cấp thất nghiệp như vậy có đúng không? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư.
Câu trả lời của luật sư:
Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về vừa hưởng thất nghiệp vừa đóng BHXH tự nguyện, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về vừa hưởng thất nghiệp vừa đóng BHXH tự nguyện như sau: Căn cứ pháp lý:
- Luật việc làm năm 2013;
- Nghị định 61/2020/NĐ-CP sửa đổi bổ sung nghị định 28/2015/NĐ-CP;
- Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Nghị định 28/2015/NĐ-CP;
1. Vừa hưởng thất nghiệp vừa đóng BHXH tự nguyện được hiểu như thế nào?
Hiện nay, có rất nhiều người lao động sau khi nghỉ việc mà không tiếp tục đi làm nữa muốn tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện để sau này có thể được hưởng lương hưu. Bên cạnh cũng có rất nhiều người lao động băn khoăn về việc có thể vừa hưởng trợ cấp thất nghiệp, vừa đóng BHXH tự nguyện được không? Đối với vấn đề này đầu tiên người lao động cần hiểu rõ về chế độ trợ cấp thất nghiệp và bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Theo Luật việc làm 2013, trợ cấp thất nghiệp là một trong 04 chế độ của bảo hiểm thất nghiệp, từ đó, có thể hiểu trợ cấp thất nghiệp là một khoản tiền mà cơ quan bảo hiểm xã hội phải trả nhằm hỗ trợ người lao động giải quyết tình trạng thất nghiệp. Còn theo luật bảo hiểm xã hội thì bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.
Như vậy, trợ cấp thất nghiệp và bảo hiểm xã hội tự nguyện là 2 chế độ khác nhau. Còn vừa hưởng thất nghiệp vừa đóng BHXH tự nguyện là việc người lao động sau khi nghỉ việc đã đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp làm hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp và đồng thời tiếp tục tham gia đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện khi có nhu cầu.
2. Vừa hưởng thất nghiệp vừa đóng BHXH tự nguyện có được không?
Để trả lời cho vấn đề vừa hưởng trợ cấp thất nghiệp, vừa đóng BHXH tự nguyện được không thì đầu tiên cần phải xác định xem bạn có đủ điều kiện để hưởng trợ cấp thất nghiệp không, cụ thể như sau:2.1 Đối tượng được hưởng trợ cấp thất nghiệp
Theo quy định tại Điều 49 Luật việc làm năm 2013 thì đối tượng được hưởng trợ cấp thất nghiệp là người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm bảo hiểm thất nghiệp bắt buộc và đang đóng bảo hiểm thất nghiệp. Cụ thể đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp bắt buộc được quy định quy định tại Điều 43 Luật việc làm 2013 như sau:
Điều 43. Đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp
1. Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau:
a) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;
b) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;
c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng. Trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động quy định tại khoản này thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
...
Bên cạnh đó, theo quy định mới về trợ cấp thất nghiệp người lao động đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được xác định theo khoản 4 Điều 1 Nghị định 61/2020/NĐ-CP nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định 28/2015/NĐ-CP: Điều 12. Đóng bảo hiểm thất nghiệp
1. Thời điểm đóng bảo hiểm thất nghiệp của người sử dụng lao động và người lao động là thời điểm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
2. Người lao động đang đóng bảo hiểm thất nghiệp là người lao động có tháng liền kề trước thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã đóng bảo hiểm thất nghiệp và được tổ chức bảo hiểm xã hội xác nhận. Tháng liền kề bao gồm cả thời gian sau:
a) Người lao động có tháng liền kề trước thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc nghỉ việc hưởng chế độ thai sản hoặc ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên không hưởng tiền lương tháng tại đơn vị mà hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội;
b) Người lao động có tháng liền kề trước thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mà tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã giao kết theo quy định của pháp luật không hưởng tiền lương tháng tại đơn vị.
3. Tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động được tính nếu người sử dụng lao động và người lao động đã thực hiện hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc và đã đóng bảo hiểm thất nghiệp.
Theo quy định trên thì không phải đối tượng nào khi nghỉ việc đều được hưởng trợ cấp thất nghiệp. Người lao động để được hưởng trợ cấp thất nghiệp phải thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp và đang đóng bảo hiểm thất nghiệp. Như vậy, bạn đã ký hợp đồng lao động và đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục trong 3 năm thì bạn thuộc đối tượng được hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định trên.
2.2 Điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp
Để được hưởng trợ cấp thất nghiệp thì bạn cần phải đáp ứng các điều kiện được quy định tại Điều 49 Luật việc làm 2013 như sau:
- Thứ nhất, bạn phải chấm dứt hợp đồng lao động và không thuộc các trường hợp bạn đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật, không hưởng lương hưu và trợ cấp mất sức lao động hằng tháng.
- Thứ hai, bạn đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động.
- Thứ ba, bạn đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm nơi bạn có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp.
- Thứ tư, bạn chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp.
Nếu bạn đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp thì bạn nên làm hồ sơ để được hưởng trợ cấp thất nghiệp, bởi vì đây là quyền lợi của bạn. 2.3 Quy định về tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất. Đối tượng tham gia BHXH tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 (đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc) Tại Điều 87 Luật bảo hiểm xã hội 2014 có quy định:
Kết luận: Đối với trường hợp của bạn, khi bạn đáp ứng đủ các điều kiện để hưởng trợ cấp thất nghiệp thì bạn cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ để nộp cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi bạn muốn nhận trợ cấp thất nghiệp. Việc bạn hưởng trợ cấp thất nghiệp không ảnh hưởng đến việc bạn đóng BHXH tự nguyện, nên bạn có thể vừa hưởng trợ cấp thất nghiệp vừa đóng BHXH tự nguyện. Bên cạnh đó khi bạn đang hưởng trợ cấp thất nghiệp mà trung tâm giới dịch vụ việc làm giới thiệu việc làm cho bạn mà bạn từ chối 2 lần với lý do không chính đáng thì bạn sẽ bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp. Bạn chỉ được từ chối việc làm do trung tâm dịch vụ việc làm giới thiệu khi có lý do chính đáng.
Chào luật sư, tôi muốn nhờ luật sư tư vấn về trường hợp sau: Tôi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp, bây giờ tôi muốn ở nhà để tự tăng gia sản xuất nhưng nếu trung tâm dịch vụ việc làm mà giới thiệu việc làm cho tôi, tôi có thể từ chối được không?
3. Tình huống tham khảo:
Giới thiệu việc làm cho người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp được quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 21 Nghị định 28/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 9 Điều 1 Nghị định số 61/2020/NĐ-CP như sau:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp (sau đây viết tắt là Nghị định số 28/2015/NĐ-CP) như sau:
... 9. Sửa đổi, bổ sung điểm b, d, đ, e, h khoản 1; khoản 2; khoản 5 Điều 21:
... đ) Sau 02 lần người lao động từ chối việc làm do trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp giới thiệu mà không có lý do chính đáng
Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp từ chối việc làm thuộc một trong các trường hợp sau, được xác định là không có lý do chính đáng:
- Người lao động được trung tâm dịch vụ việc làm giới thiệu việc làm phù hợp với ngành, nghề, trình độ được đào tạo hoặc công việc người lao động đã từng làm được ghi trong phiếu tư vấn, giới thiệu việc làm nhưng không đến tham gia dự tuyển lao động;
- Người lao động đã tham gia dự tuyển lao động theo giới thiệu của trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp và được người sử dụng lao động tuyển dụng nhưng không nhận việc làm đã trúng tuyển, trừ trường hợp việc làm đó không đúng như thông báo tuyển lao động của người sử dụng lao động.
Theo quy định trên, bạn sẽ bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu từ chối 2 lần việc làm do trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp giới thiệu mà không có lý do chính đáng. Điều luật trên cũng xác định rõ các trường hợp được xác định là không có lý do chính đáng khi từ chối việc làm do trung tâm dịch vụ việc làm giới thiệu. Do đó nếu bạn có lý do chính đáng để từ chối việc làm do trung tâm dịch vụ việc làm giới thiệu thì bạn vẫn được hưởng trợ cấp thất nghiệp bình thường. Chẳng hạn như công việc do trung tâm dịch vụ việc làm giới thiệu không phù hợp với chuyên moon hay điều kiện sức khỏe của bạn,...
Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về vừa hưởng thất nghiệp vừa đóng BHXH tự nguyện:
Tư vấn qua Tổng đài 19006500: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về các trường hợp chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp, tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện có được hưởng trợ cấp thất nghiệp không và các vấn đề khác liên quan đến vừa hưởng trợ cấp thất nghiệp, vừa đóng BHXH tự nguyện. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cư thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.
Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi Email câu hỏi về vấn đề vừa hưởng trợ cấp thất nghiệp, vừa đóng BHXH tự nguyện về địa chỉ: [email protected] chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất. Tư vấn trực tiếp: Nếu bạn sắp xếp được công việc và thời gian bạn có thể đến trực tiếp Công ty Luật Toàn Quốc để được tư vấn. Lưu ý trước khi đến bạn nên gửi câu hỏi, tài liệu kèm theo và gọi điện đặt lịch hẹn tư vấn trước để Luật Toàn Quốc sắp xếp Luật Sư tư vấn cho bạn, khi đi bạn nhớ mang theo hồ sơ.
Tư vấn trực tiếp: Nếu bạn sắp xếp được công việc và thời gian bạn có thể đến trực tiếp Công ty Luật Toàn Quốc để được tư vấn về vấn đề vừa hưởng trợ cấp thất nghiệp, vừa tham gia BHXH tự nguyện. Lưu ý trước khi đến bạn nên gửi câu hỏi, tài liệu kèm theo và gọi điện đặt lịch hẹn tư vấn trước để Luật Toàn Quốc sắp xếp Luật Sư tư vấn cho bạn, khi đi bạn nhớ mang theo hồ sơ.
Dịch vụ thực tế: Luật Toàn Quốc cung cấp dịch vụ pháp lý về vừa hưởng trợ cấp thất nghiệp, vừa đóng BHXH tự nguyện mà không cần lý do như sau: soạn thảo, chuẩn bị hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp, bảo hiểm xã hội một lần,...
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.
Chuyên viên: Nguyễn Ngọc