Việc tăng ca với lao động nữ mang thai được quy định thế nào
17:30 17/06/2019
NSDLĐ không được phép sử dụng lao động nữ tăng ca khi họ đã mang thai từ tháng thứ 7 hoặc từ tháng thứ 6 nếu làm việc ở vùng sâu, vùng xa,...
- Việc tăng ca với lao động nữ mang thai được quy định thế nào
- Tăng ca với lao động nữ mang thai
- Pháp luật lao động
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Tăng ca với lao động nữ mang thai
Câu hỏi về tăng ca với lao động nữ mang thai
Xin chào anh chị, mong anh chị luật sư giải đáp cho em thắc mắc này. Em hiện nay đang có bầu 4 tháng, vì tính chất công việc, công ty thường xuyên yêu cầu công nhân (trong đó có em) thực hiện việc tăng ca để sản xuất kịp mặt hàng. Em muốn hỏi là trong trường hợp của em, nếu công ty vẫn yêu cầu em tăng ca khi em có thai thì có trái quy định pháp luật không, và công ty nói rằng nếu em không làm theo thì sẽ bị sa thải có phải không ạ. Mong các anh chị hồi âm sớm. Em xin cảm ơn.Câu trả lời về tăng ca với lao động nữ mang thai
Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về tăng ca với lao động nữ mang thai, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về tăng ca với lao động nữ mang thai như sau:1. Cơ sở pháp lý về tăng ca với lao động nữ mang thai
2. Nội dung tư vấn về tăng ca với lao động nữ mang thai
Theo yêu cầu tư vấn của bạn, bạn cần chúng tôi hỗ trợ giải đáp thắc mắc về vấn đề làm thêm giờ của người lao động nữ đang mang thai, cũng như việc xử lí kỉ luật sa thải trong trường hợp họ không đồng ý làm thêm giờ. Đối với câu hỏi trên, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:2.1. Lao động nữ mang thai có phải làm thêm giờ
Theo quy định tại điều 155 Bộ luật lao động 2012 về bảo vệ thai sản với lao động nữ thì:
"1. Người sử dụng lao động không được sử dụng lao động nữ làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong các trường hợp sau đây:
a) Mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo;
b) Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi."
Như vậy, người sử dụng lao động không được phép sử dụng lao động nữ làm thêm giờ khi họ đã mang thai từ tháng thứ 7 hoặc từ tháng thứ 6 nếu đang làm việc tại vùng cao, vùng sâu vùng xa,... Trong trường hợp của bạn, hiện nay bạn đã mang thai đến tháng thứ 4, về nguyên tắc, công ty vẫn có quyền yêu cầu bạn làm thêm giờ. Tuy nhiên, việc làm thêm giờ này sẽ dựa trên nguyên tắc tự nguyện, nghĩa là bạn phải đồng ý tăng ca thì bạn mới phải làm thêm giờ. Nếu sức khỏe không tốt, bạn có quyền từ chối việc tăng ca này.
[caption id="attachment_163265" align="aligncenter" width="386"] Tăng ca với lao động nữ mang thai[/caption]
2.2. Sa thải vì không làm thêm giờ
Cũng theo khoản 3, 4 điều 155 bộ luật trên thì:
"3. Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.
4. Trong thời gian mang thai, nghỉ hưởng chế độ khi sinh con theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, lao động nữ không bị xử lý kỷ luật lao động."
Như vậy, công ty không được phép tiến hành sa thải bạn khi bạn không đồng ý làm thêm giờ, bởi lẽ:
- Trong thời gian mang thai, bạn sẽ không bị xử lý kỉ luật lao động (sa thải)
- Để có thể sa thải bạn hợp pháp, công ty phải đáp ứng được căn cứ sa thải được quy định tại điều 126 Bộ luật lao động. Trong khi đó, việc không đồng ý làm thêm giờ là quyền của bạn và công ty phải tôn trọng điều đó.
- Điều kiện sa thải người lao động hợp pháp theo luật mới nhất
- Quy định về làm thêm giờ vào ban đêm theo pháp luật hiện nay
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.
Chuyên viên Ngọc Linh