Vi phạm chế độ một vợ một chồng có bị truy cứu trách nhiệm hình sự
11:03 11/09/2017
Vi phạm chế độ một vợ một chồng có bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Vi phạm chế độ một vợ một chồng là việc người nào đang có vợ, có chồng mà...
- Vi phạm chế độ một vợ một chồng có bị truy cứu trách nhiệm hình sự
- vi phạm chế độ một vợ một chồng
- Pháp luật hình sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
VI PHẠM CHẾ ĐỘ MỘT VỢ MỘT CHỒNG CÓ BỊ TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ Câu hỏi của bạn:
Hiện tại tôi đang ở số 49/5a đường 11 hẻm 113 , khu phố 4 , tổ 14 , phường LX , quận TĐ. Anh tôi đã kết hôn và đã ly dị, đang ở với một người vợ sau nhưng chưa có hôn thú hay giấy kết hôn. Chị ta cấm cháu ruột của tôi (con của vợ trước) chỉ mới 12 tuổi không được đi chơi với tôi, còn ghép vào tội dì cháu giống như vợ chồng, cấm cháu không được lấy đồ của mẹ ruột của cháu tôi, nói chuyện với mẹ tôi thì hỗn hào. Tôi đang nói chuyện với anh tôi lại lớn tiếng xen vào chuyện gia đình tôi làm chia rẽ tình cảm gia đình. Tôi rất bức xúc và mong được tư vấn trong trường hợp này có thể xử lý chị ta theo pháp luật hình sự hay không, kính mong luật sư có thể cho tôi được biết. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Câu trả lời của luật sư:
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn quốc. Trường hợp câu hỏi của bạn về tội trộm cắp tài sản của người khác chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý:
Nội dung tư vấn: Dựa vào thông tin bạn cung cấp tôi xin tư vấn như sau:
1. Tội vi phạm chế độ một vợ một chồng theo pháp luật hiện hành.
Theo Điều 147 Bộ luật hình sự 1999 có quy định về tội vi phạm chế độ một vợ một chồng như sau:
"1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.
2. Phạm tội trong trường hợp đã có quyết định của Tòa án tiêu hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đố, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm."
1.1. Cấu thành tội vi phạm chế độ một vợ một chồng.
a. Khách thể.
Khách thể của tội phạm là các quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm phạm. Đối với tội vi phạm chế độ một vợ một chồng thì khách thể bị xâm phạm là quan hệ hôn nhân và gia đình.
b. Mặt khách quan
Đối với tội vi phạm chế độ một vợ một chồng người phạm tội thực hiện một trong số các hành vi sau:
-Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ.
Theo khoản 5 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình về điều kiện kết hôn (Điều 8) đăng ký kết hôn (Điều 9).
Điều kiện kết hôn:
Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện về độ tuổi - Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên; tự nguyện quyết định; không bị mất năng lực hành vi dân sự; không thuộc các trường hợp cấm kết hôn như kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời...
Thực hiện việc đăng ký kết hôn ở cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Mặt khác nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình quy định tại khoản 1 nêu rõ: hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.
Như vậy, người đang có vợ, có chồng là người đã xác lập quan hệ vợ chồng với người khác và được pháp luật thừa nhận, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trong thời kỳ hôn nhân. Việc người đang có vợ, có chồng kết hôn với người thứ ba không những vi phạm chế độ một vợ một chồng quy định trong luật hôn nhân gia đình mà còn xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình tại Chương XV trong Bộ luật hình sự 1999..
-Người nào đang có vợ, có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ.
Chung sống như vợ chồng là việc nam, nữ tổ chức cuộc sống chung coi nhau là vợ chồng (khoản 7 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình).
Tuy nhiên, việc thực hiện hành vi nêu trên sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi có hậu quả nghiêm trọng xảy ra như: làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn; đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm; làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát; đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó. c. Chủ thể.
Là người có năng lực chịu trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo pháp luật quy định tại Điều 12 như sau:
+ Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ các quy định khác.
+ Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Đối với hành vi kết hôn thì không cần xác định độ tuổi cụ thể vì bản thân điều kiện để kết hôn đã bao gồm cả độ tuổi đủ để chịu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm chế độ một vợ một chồng. Còn trường hợp chung sống như vợ chồng của người chưa có vợ, có chồng thì người từ đủ 16 tuổi trở lên cũng có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này. d. Mặt chủ quan.
Là hoạt động tâm lý bên trong của người phạm tội bao gồm lỗi, mục đích và động cơ. Lỗi là thái độ tâm lý của con người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình đối với hậu quả do hành vi đó gây ra. Đối với tội vi phạm chế độ một vợ một chồng là việc thực hiện hành vi với lỗi cố ý, bởi lẽ việc thực hiện hành vi phạm tội này là người phạm tội đã biết rất rõ tình trạng hôn nhân của mình hoặc của người kia nhưng vẫn mong muốn thực hiện hành vi kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng.
1.2. Khung hình phạt.
Khung hình phạt cơ bản: phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
Khung hình phạt tăng nặng: phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. [caption id="attachment_50738" align="aligncenter" width="333"] Tội vi phạm chế độ một vợ một chồng[/caption]
2. Tư vấn vi phạm chế độ một vợ một chồng theo thông tin bạn cung cấp.
Vấn đề bạn hỏi liên quan đến pháp luật về hôn nhân gia đình. Do đó, cần xác định rõ quan hệ vợ chồng giữa anh trai bạn và người vợ trước có đúng pháp luật hay không? Nghĩa là đã có giấy chứng nhận kết hôn của cơ quan có thẩm quyền hay không? Bạn nói anh trai bạn đã li dị, vậy giữa anh trai bạn với người vợ trước đã có giấy chứng nhận kết hôn của cơ quan có thẩm quyền và được giải quyết ly hôn tại Tòa án hay là hai anh chị tự ý chia tay và không có quyết định cho ly hôn của Tòa án?
+ Trường hợp 1: anh trai bạn và chị vợ trước kết hôn đúng pháp luật, ly hôn và có quyết định của Tòa án thì lúc này quan hệ vợ chồng bị chấm dứt.
Hiện tại, anh trai bạn đang chung sống như vợ chồng với một người khác và không có con chung. Cần xác định tiếp việc chung sống như vợ chồng của anh trai bạn với người khác này diễn ra trong thời kỳ hôn nhân hay sau khi anh trai bạn với người vợ trước ly hôn?
- Nếu việc chung sống như vợ chồng của anh trai bạn với người khác diễn ra trong thời kỳ hôn nhân thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm chế độ một vợ một chồng theo Điều 147 Bộ luật hình sự 1999. Và quan trọng việc chung sống như vợ chồng này là “người vợ thứ hai” đã biết rõ anh trai bạn đã có vợ nhưng vẫn “cố tình” thực hiện hành vi chung sống như vợ chồng đó.
- Nếu việc chung sống như vợ chồng đó diễn ra sau khi anh trai bạn đã ly hôn với người vợ trước thì cần xét đến điều kiện kết hôn theo quy định tại điều 8 Luật hôn nhân và gia đình 2014.
Trường hợp anh bạn và người vợ thứ hai không đáp ứng các điều kiện về độ tuổi (nam đủ 20 tuổi trở lên, nữ đủ 18 tuổi trở lên); tự nguyện; không mất năng lực hành vi dân sự; vi phạm các điều cấm quy định tại Điều 9 Luật hôn nhân và gia đình thì việc chung sống như vợ chồng này là trái pháp luật có thể bị xử phạt hành chính theo Điều 48 Nghị định 110/2013/NĐ-CP (sửa đổi bổ sụng tại Nghị định 67/2015/NĐ-CP).
Nếu đáp ứng đủ các điều kiện trên thì không bị coi là trái pháp luật. Như vậy cũng đồng nghĩa với việc không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm chế độ một vợ một chồng hay bị áp dụng các biện pháp xử phạt hành chính. Lúc này việc giải quyết vấn đề là mâu thuẫn trong gia đình.
+ Trường hợp 2: anh trai bạn và người vợ trước tự ý chia tay và không có quyết định cho ly hôn của Tòa án. Nghĩa là lúc này anh trai bạn và người vợ trước đang trong tình trạng ly thân.
Ly thân là việc sống riêng giữa vợ và chồng trong một khoảng thời gian nhất định; cả hai vợ chồng không ăn chung, ở chung, không sinh hoạt vợ chồng. Mục đích của ly thân là để giảm thiểu những bất hòa, căng thẳng, áp lực trong cuộc sống hôn nhân… trong thời gian ly thân hai người vẫn là vợ chồng được pháp luật công nhận, có quyền và nghĩa vụ nhất định đối với nhau và đối với con cái. Trường hợp này vẫn là đang trong thời kỳ hôn nhân nếu anh trai bạn chung sống như vợ chồng với người khác thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm chế độ một vợ một chồng theo.
Cần lưu ý: Nếu hôn nhân giữa anh trai bạn và người vợ trước không hợp pháp (tức là vi phạm về điều kiện kết hôn hay đăng kí kết hôn sai thẩm quyền) thì sẽ được xử lý như mục 2/ bên trên.
Một số bài viết bạn có thể tham khảo.
- Có con chung với người đã có vợ trong khi sống chung như vợ chồng xử lý như thế nào?
- Cưỡng dâm người dưới 16 tuổi phạm tội gì theo quy định của Bộ luật hình sự?
Trên đây là tư vấn pháp luật của chúng tôi về tội vi phạm chế độ một vợ một chồng. Nếu còn bất cứ vướng mắc nào, bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật hình sự miễn phí 24/7: 19006500 để gặp trực tiếp luật sư tư vấn và để yêu cầu cung cấp dịch vụ. Hoặc Gửi nội dung tư vấn qua email: [email protected]. Chúng tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của bạn.Chúng tôi luôn mong nhận được ý kiến đóng góp của mọi người để chúng tôi ngày càng trở lên chuyên nghiệp hơn.
Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của mọi người.
Trân trọng.
Liên kết ngoài tham khảo: