Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế hợp pháp của các đồng thừa kế
15:02 06/06/2018
Xác định các đồng thừa kế có quyền hưởng di sản thừa kế là quyền sử dụng đất trong văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế
- Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế hợp pháp của các đồng thừa kế
- Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế
- Pháp Luật Đất Đai
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
VĂN BẢN THỎA THUẬN PHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ
Câu hỏi của bạn:
Ông bà tôi, sau khi mất không để lại di chúc trên mảnh đất 1330m2. Ông bà có 7 người con (2 người là con riêng của bà, 5 người con chung của ông bà). Bố tôi là con trai trưởng, phụng dưỡng ông bà từ khi các con cái ra ở riêng. Bố tôi có 3 người con (2 gái, 1 trai).
Năm 2014 bố tôi mất, cũng không có di chúc. Toàn bộ 1330m2 (đất được chia cho cô út và nhà tôi) chưa có sổ đỏ. Năm 2015 anh trai tôi làm sổ đỏ 700m2 (có chữ ký + biên bản của các cô chú trong dòng họ, trong số đó có 1 chú đã mất nên chữ ký là của thím). Như vậy cho tôi hỏi biên bản có giá trị không ạ?
Vì theo như người chú đang muốn tranh chấp đất đai nhà tôi, yêu cầu nhà tôi phải chia cho 1/2 số đất nhà tôi đã làm sổ để làm nhà thờ tổ tiên. Và nói sẽ làm đơn kiện ra tòa vì gia đình không đủ khả năng thờ cúng ông bà tổ tiên nếu nhà tôi không đồng ý. Trong biên bản ký đồng ý cho mẹ tôi đứng tên trên sổ đỏ, họ nói còn thiếu chữ ký của 2 người con chú tôi đã mất, và biên bản không có giá trị. Mong anh/chị tư vấn. Xin chân thành cảm ơn.
Câu trả lời của Luật sư:
Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi qua địa chỉ Email: [email protected]. Với câu hỏi của bạn chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Cơ sở pháp lý
Nội dung tư vấn văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế
1. Xác định các đồng thừa kế được hưởng di sản thừa kế của ông bà
Về thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế quyền sử dụng đất là 30 năm theo quy định tại khoản 1 điều 623 Bộ luật dân sự 2015. Do bạn không nói rõ thời điểm ông hoặc bà chết cuối cùng là năm bao nhiêu nên có hai trường hợp.
Trường hợp, hết thời hạn yêu cầu chia di sản thừa kế quyền sử dụng đất của ông bà bạn thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó theo khoản 1 điều 623 Bộ luật dân sự 2015.
Trường hợp, chưa hết thời hạn yêu cầu chia di sản thừa kế quyền sử dụng đất của ông bà bạn mà ông bà bạn mất không để lại di chúc thì chia di sản thừa kế theo quy định của pháp luật. Tức là thừa kế theo hàng thừa kế như sau: Tất cả những đồng thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất của ông bà bạn đều có quyền được 1 suất thừa kế theo quy định của pháp luật. Bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. Do bạn không nói rõ ông bà bạn kết hôn vào thời điểm nào nên chúng tôi tạm cho rằng mảnh đất là tài sản chung của hai ông bà nên ông bà có quyền ngang nhau đối với mảnh đất này. [caption id="attachment_93574" align="aligncenter" width="450"] Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế[/caption]
Tuy nhiên do ông bà bạn có con chung và con riêng, nên phần di sản thừa kế được hưởng của các đồng thừa kế là khác nhau. Nhưng điều 654 Bộ luật dân sự 2015 quy định:
“Điều 654. Quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế
Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 652 và Điều 653 của Bộ luật này”
Tức là nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con thì hai người con riêng của bà bạn được thừa kế di sản của ông. Khi đó, 7 người con được hưởng 1 suất thừa kế bằng nhau. Vì vậy, họ có quyền tự định đoạt đối với phần di sản mình được hưởng trong văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế.
2. Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế hợp pháp
Theo thông tin bạn cung cấp, bố bạn mất sau thời điểm ông bà mất nên phần di sản thừa kế bố bạn được hưởng sẽ để lại thừa kế cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của bố bạn bao gồm mẹ bạn và ba người con. Do bạn không nói rõ chú bạn mất trước hay mất sau ông bà để xác định người được hưởng thừa kế cho chú bạn.
Trong trường hợp chú bạn mất trước người cuối cùng là ông hoặc bà thì con của chú bạn là người hưởng thừa kế thế vị theo quy định tại điều 652 Bộ luật dân sự. Khi đó, văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế phải có chữ ký con của chú bạn chứ không phải chữ ký của thím.
Trường hợp mất sau ông bà thì vợ và con của chú bạn là người được hưởng phần di sản bố bạn được hưởng của ông bà. Tức là văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế phải có chữ ký của tất cả những người được hưởng thừa kế thay cho bố và chú bạn. Khi đó, chữ ký văn bản thỏa thuận ngoài chữ ký của các người con của ông bà bạn phải có chữ ký của mẹ bạn, 3 anh em bạn và chữ ký của thím và 2 người con của chú bạn.
3. Di sản dùng vào việc thờ cúng
Theo thông tin bạn cung cấp, một người chú đang muốn tranh chấp đất đai nhà bạn, yêu cầu nhà bạn phải chia cho 1/2 số đất nhà bạn đã làm sổ để làm nhà thờ tổ tiên. Và nói sẽ làm đơn kiện ra tòa vì gia đình không đủ khả năng thờ cúng ông bà tổ tiên nếu nhà tôi không đồng ý.
Nếu ông bà bạn không có di chúc thì di sản dùng vào việc thờ cúng sẽ do thỏa thuận của các đồng thừa kế trước khi phân chia di sản thừa kế và được thể hiện trong văn bản phân chia di sản thừa kế. Nhưng quyền sử dụng đất đã được phân chia và trong văn bản thỏa thuận các đồng thừa kế không có thỏa thuận về phần đất dùng vào việc thờ cúng. Người chú đó không có quyền đưa ra yêu cầu lấy phần đất đã xác lập quyền sử dụng đất cho nhà bạn theo văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế vào việc thờ cúng.
Một số bài viết có nội dung tham khảo:
- Thực hiện thừa kế đất của bà nội để lại khi có tranh chấp
- Quyền thừa kế đất đai của cháu người để lại di sản
Để được tư vấn chi tiết về văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật đất đai 24/7: 1900 6178 để được luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.