• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Thủ tục thỏa thuận phân chia di sản thừa kế và sang tên sổ đỏ được thực hiện theo quy định của Luật đất đai 2013 và Bộ luật dân sự 2005, cụ thể:

  • Thủ tục thỏa thuận phân chia di sản thừa kế và sang tên sổ đỏ
  • thỏa thuận phân chia di sản thừa kế
  • Pháp Luật Đất Đai
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

THỦ TỤC THỎA THUẬN PHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ VÀ SANG TÊN SỔ ĐỎ

 Câu hỏi của bạn:

     Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi về thủ tục thỏa thuận phân chia di sản thừa kế và sang tên sổ đỏ muốn nhờ Luật sư tư vấn giúp như sau: Nhà tôi có một mảnh đất, hiện đã có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên bố, mẹ tôi. Hiện bố tôi đã mất, còn mẹ tôi và 9 người con, một người con hiện đang sinh sống tại Pháp và khi bố tôi mất không để lại di chúc. Nay mẹ tôi và các anh, chị, em thống nhất đồng ý để tôi đứng tên đối với mảnh đất này. Vậy Luật sư cho tôi hỏi gia đình tôi cần tiến hành thủ tục gì để có thể sang tên mảnh đất đó cho tôi được? Người con đang ở Pháp không thể về ký tên được thì phải làm như thế nào? Tôi xin cảm ơn!

thỏa thuận phân chia di sản thừa kế

Câu trả lời của Luật sư:

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về thủ tục thỏa thuận phân chia di sản thừa kế và sang tên sổ đỏ cho chúng tôi qua địa chỉ Email: lienhe@luattoanquoc.com. Với câu hỏi về thủ tục thỏa thuận phân chia di sản thừa kế và sang tên sổ đỏ của bạn chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

1. Cơ sở pháp lý

2. Nội dung tư vấn

     Thứ nhất, thủ tục thỏa thuận phân chia di sản thừa kế

     Trước tiên, cần xác định ai là người có quyền định đoạt đối với mảnh đất này.

     Như bạn đã trình bày, đất đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bố mẹ bạn, do đó mảnh đất thuộc quyền sử dụng của bố mẹ bạn và bố, mẹ bạn là người có quyền định đoạt đối với mảnh đất này.

     Tuy nhiên, hiện nay bố bạn đã mất nên phần tài sản mà bố bạn được hưởng trong khối tài sản chung với mẹ bạn là quyền sử dụng đối với mảnh đất đó được chia theo quy định của pháp luật về thừa kế. Do bố bạn mất không để lại di chúc nên việc phân chia di sản được thực hiện theo quy định của pháp luật về thừa kế theo pháp luật quy định tại Điều 674 Bộ luật dân sự 2005: "Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định"

     Những người thừa kế theo pháp luật được quy định tại Khoản 1 Điều 676 BLDS 2005, cụ thể: 

Điều 676. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

     Như vậy, căn cứ vào quy định trên, những người thuộc diện được hưởng thừa kế di sản mà bố bạn để lại là mẹ bạn và 9 người con. Do vậy, để có thể chuyển nhượng được mảnh đất đó cho bạn đứng tên thì phải được sự đồng ý của tất cả những người còn lại.

     Về thủ tục thỏa thuận phân chia di sản thừa kế được thực hiện như sau: 

     Bước 1: thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế tại phòng/ văn phòng công chứng

     Bạn cần chuẩn bị hồ sơ gồm các loại giấy tờ:

  • Sơ yếu lý lịch của người được nhận di sản thừa kế
  • CMTND, sổ hộ khẩu của của cha, mẹ và 9 người con
  • Giấy chứng tử của bố bạn
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

     Sau đó, công chứng viên ra thông báo niêm yết tại UBND cấp xã

     Bước 2: Sau khi nhận bản niêm yết thừa kế có xác nhận của UBND cấp xã không có tranh chấp, công chứng viên hẹn ngày lên ký kết văn bản thỏa thuận phân chia di sản. Trong đó nêu nội dung tất cả những người thừa kế còn lại đồng ý để bạn đứng tên và ký vào văn bản này.

     Thứ hai, thủ tục sang tên sổ đỏ sau khi có văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế. Được quy định tại Điều 85 Nghị định 43/2014/NĐ-CP như sau:

  • Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ bao gồm: Đơn xin đăng ký biến động đất đai; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp (bản gốc); Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế; Sổ hộ khẩu, chứng minh thư nhân dân đến văn phòng đăng ký đất đai
  • Văn phòng đăng ký đất đai kiểm tra hồ sơ, gửi thông tin địa chính cho cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính (Đối với trường hợp nhận thừa kế của bạn được miễn thuế thu nhập cá nhân và miễn lệ phí trước bạn theo quy định của pháp luật)
  • Người sử dụng đất hoàn thành các nghĩa vụ tài chính với nhà nước
  • Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ, người sử dụng đất nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được thay đổi tại văn phòng đăng ký đất đai.

     Thứ ba, do trong 9 người con có một người đang sinh sống tại Pháp không thể về ký tên được thì có thể đến cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam tại Pháp để làm hợp đồng ủy quyền thụ ủy, ủy quyền cho một trong những người còn lại (trừ bạn) thay mặt người đó ký tên vào các văn bản có liên quan. 

      Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi về thủ tục thỏa thuận phân chia di sản thừa kế và sang tên sổ đỏ. Nếu còn bất cứ vướng mắc gì, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn Luật đất đai miễn phí 24/7: 1900.6178 để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ. Chúng tôi mong rằng sẽ nhận được nhiều ý kiến đóng góp hơn nữa để chúng tôi được ngày càng hoàn thiện hơn.

     Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách hàng!

     Trân trọng./.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178