• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện theo trình tự: Bước 1: tiến hành hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã phường..Bước 2: Khởi kiện..

  • Tư vấn tranh chấp đất đã có sổ đỏ theo quy định pháp luật hiện hành
  • Tranh chấp đất đã có sổ đỏ
  • Pháp Luật Đất Đai
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

TRANH CHẤP ĐẤT ĐÃ CÓ SỔ ĐỎ

Câu hỏi của bạn về tranh chấp đất đã có sổ đỏ 

     Chào luật sư, em có câu hỏi cần tư vấn như sau:

     Hiện tại em đang đứng tên quyền sử đất 1.800m2. Nhưng mảnh đất đó được người ta canh tác từ năm 1992 tới nay. Em muốn lấy lại để để canh tác người ta không đồng ý. Cho hỏi em phải phải làm như thế nào?

Câu trả lời của Luật sư về tranh chấp đất đã có sổ đỏ:

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về tranh chấp đất đã có sổ đỏ, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về tranh chấp đất đã có sổ đỏ như sau..

1. Cơ sở pháp lý về tranh chấp đất đã có sổ đỏ:

2. Nội dung tư vấn về tranh chấp đất đã có sổ đỏ:

Theo thông tin mà bạn cung cấp, hiện nay mảnh đất mà bạn đang tranh chấp đã được cấp GCN quyền sử dụng đất và GCN mang tên của bạn. Chúng tôi chưa rõ bạn và bên tranh chấp đã thực hiện việc giải quyết tranh chấp tới giai đoạn nào hay hiện nay diễn biến của vụ việc đã được thực hiện tới đâu; do vậy, Luật Toàn Quốc xin được tư vấn chung nhất về việc giải quyết tranh chấp đối với đất đã có sổ đỏ như sau:

2.1. Quy định của pháp luật đất đai về thẩm quyền giải quyết tranh chấp 

     Theo quy định tại khoản 1 điều 203 Luật đất đai 2013 quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai có sổ đỏ như sau:

     

     Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của luật này. Và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết

     Trường hợp tranh chấp đất đai của gia đình bạn là tranh chấp đất có sổ đỏ nên cơ quan có thẩm quyền giải quyết là Tòa án nhân dân cấp quận, huyện nơi có đất. 

2.2. Trình tự giải quyết tranh chấp đất đai phải được tiến hành theo quy định pháp luật

      Việc giải quyết tranh chấp đất đai phải được thực hiện theo một trình tự nhất định, cụ thể như sau:
2.2.1 Hòa giải tranh chấp đất đai ở UBND cấp xã

     Theo quy định của pháp luật thì đối với những tranh chấp đất đai có sổ đỏ thì Tòa án sẽ có thẩm quyền giải quyết tuy nhiên các nhà nước cũng khuyến khích các bên thực hiện hòa giải tại cơ sở trước khi giải quyết tại Tòa án. Điều 202 luật Đất đai 2013 quy định về hòa giải tranh chấp đất đai như sau:

  • Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải. Hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.
  • Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được. Thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
  • Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
  • Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.
=> Như vậy, hòa giải tranh chấp đất đai là thủ tục bắt buộc đầu tiên trong quá trình giải quyết tranh chấp. Khi thực hiện hòa giải tranh chấp đất đai, các bên phải thực hiện theo các thủ tục đã được quy định tại luật đất đai như: lập biên bản, ghi ý kiến, xác minh sự việc...      Quan trọng nhất trong quá trình này là sau khi tiến hành hòa giải tại UBND cấp xã phường nơi có đất, các bên phải nhận được kết quả là Biên bản hòa giải tranh chấp đất đai, biên bản này ghi nhận nội dung: Thời gian và địa điểm tiến hành hòa giải; thành phần tham dự hòa giải; tóm tắt nội dung tranh chấp thể hiện rõ về nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất đang tranh chấp, nguyên nhân phát sinh tranh chấp (theo kết quả xác minh, tìm hiểu); ý kiến của Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai; những nội dung đã được các bên tranh chấp thỏa thuận, không thỏa thuận..      Đây cũng là căn cứ để các bên có thể nộp đơn khởi kiện tại tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền hoặc tại UBND huyện có chức năng giải quyết vụ việc.  [caption id="attachment_140382" align="aligncenter" width="425"]tranh chấp đất đã có sổ đỏ tranh chấp đất đã có sổ đỏ[/caption]
2.2.2 Giải quyết tranh chấp tại tòa án sau khi đã thực hiện hòa giải

     Sau khi tiến hành hòa giải tại cơ sở không thành, thì các bên có thể làm đơn yêu cầu khởi kiện lên Tòa án Nhân dân cấp huyện nơi có đất để được giải quyết. 

     Điều 203 luật đất đai năm 2013 quy định các tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân là các tranh chấp đất đai mà đương sự có giấy tờ về đất về trình tự thủ tục theo các bước sau:

     Bước 1: Người khởi kiện vụ án gửi đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ đến Tòa án có thẩm quyền, thực hiện việc tạm ứng án phí và hoàn chỉnh hồ sơ, đơn khởi kiện theo yêu cầu của Tòa án.

     Hồ sơ yêu cầu khởi kiện bao gồm:

  • Đơn yêu cầu khởi kiện
  • Tài liệu chứng cứ và các giấy tờ liên quan

     Bước 2: Tòa án đã thụ lý vụ án, tiến hành hòa giải. Đây là giai đoạn bắt buộc trong quá trình giải quyết vụ án dân sự do Tòa án chủ trì và tiến hành. Nếu hòa giải thành thì Tòa án sẽ lập biên bản hòa giải thành, hết 07 ngày mà các bên đương sự không thay đổi ý kiến thì tranh chấp chính thức kết thúc.

     Bước 3: Đưa vụ án ra xét xử. Tòa án nhân dân có thẩm quyền xét xử theo thủ tục xét xử sơ thẩm ra bản án hoặc quyết định. 

     Kết luận: Quá trình giải quyết tranh chấp đất đai được pháp luật đất đai quy định rất chi tiết. So với luật đất đai 2003 thì luật đất đai năm 2013 đã mở rộng hơn thẩm quyền giải quyết tranh chấp của tòa án nhân dân. Luật năm 2003 quy định thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai đối với các trường hợp không có sổ đỏ thuộc về UBND cấp huyện; chỉ có các trường hợp tranh chấp đất đai đối với đất đã có sổ đỏ thì thẩm quyền giải quyết mới thuộc về tòa án nhân dân. Nhưng từ 1/7/2014 khi luật đất đai 2013 có hiệu lực thi hành thì tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết vụ việc tranh chấp đất đai đối với trường hợp có hoặc chưa có sổ đỏ.

     Sau khi có quyết định của Tòa án nếu các bên không đồng ý với quyết định đó có thể tiến hành kháng cáo theo quy định của pháp luật.

     Bài viết tham khảo:

     Để được tư vấn chi tiết về tranh chấp đất đã có sổ đỏ quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn Luật đất đai: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Chuyên viên Huyền              

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6500