• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Tư vấn thủ tục tách thửa tại Hà Nam - Luật Toàn Quốc. Khi hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ở có yêu cầu tách thửa để phù hợp với mục đích sử dụng đất...

  • Tư vấn thủ tục tách thửa tại Hà Nam - Luật Toàn Quốc
  • Tách thửa tại Hà Nam
  • Pháp Luật Đất Đai
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

TÁCH THỬA TẠI HÀ NAM

Kiến thức của bạn: 

     Xin luật sư tư vấn thủ tục tách thửa tại Hà Nam giúp tôi.

Kiến thức của Luật sư:

Cơ sở pháp lý:

Nội dung kiến thức về tách thửa tại Hà Nam:

1. Tư vấn tách thửa tại Hà Nam về diện tích tối thiểu tách thửa

     Việc tách thửa trên địa bàn tỉnh Hà Nam được thực hiện theo quy định tại Điều 6 Quyết định số 36/2017/QĐ-UBND tỉnh Hà Nam. Khi hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ở có yêu cầu tách thửa để phù hợp với mục đích sử dụng đất thì phải đáp ứng các quy định về diện tích tối thiểu tách thửa do UBND tỉnh Hà Nam.

1.1. Đối với đất ở

     Thửa đất của hộ gia đình, cá nhân thuộc quy hoạch sử dụng đất cấp huyện được quy hoạch là đất ở khi chia tách thửa đất phải đảm bảo các điều kiện như sau:

  • Đối với phường, thị trấn: diện tích ≥ 40m2; chiều rộng, chiều sâu ≥ 3,5m.
  • Đối với xã: diện tích ≥ 60m2; chiều rộng, chiều sâu ≥ 4m.

1.2. Đối với đất nông nghiệpThửa đất của hộ gia đình, cá nhân thuộc quy hoạch sử dụng đất cấp huyện được quy hoạch là đất nông nghiệp khi chia tách thửa đất phải đảm bảo diện tích ≥ 360m2.

     - Đường giao thông được hình thành sau khi chia tách thửa đất

  • Trường hợp sau khi chia tách thửa đất hình thành đường giao thông nối tiếp vào ngõ hiện trạng có mặt cắt ngang ≤ 3m thì bề rộng ngõ mới hình thành sau khi chia tách tối thiểu phải bằng bề rộng ngõ hiện trạng.
  • Trường hợp sau khi chia tách thửa đất hình thành đường giao thông mới hoặc nối tiếp vào ngõ hiện trạng có mặt cắt ngang > 3m thì bề rộng ngõ mới hình thành sau khi chia tách ≥ 3m.

     - Trường hợp thửa đất nằm trong khu đất tái định cư, đất dịch vụ được phép tách thửa và phải đảm bảo các điều kiện như sau:

  • Đối với phường, thị trấn: diện tích ≥ 40m2; chiều rộng, chiều sâu ≥ 3,5m.
  • Đối với xã: diện tích ≥ 60m2; chiều rộng, chiều sâu ≥ 4m.

1.3. Các trường hợp chia tách thửa đất không áp dụng quy định này

  • Biên bản hòa giải tranh chấp đất đai được cơ quan có thẩm quyền công nhận.
  • Quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành.
  • Bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân có hiệu lực.
  • Quyết định của cơ quan thi hành án theo quy định của pháp luật.

1.4. Các trường hợp không cho phép chia tách thửa đất

  • Thửa đất thuộc khu vực đã có thông báo thu hồi đất, quyết định thu hồi đất.
  • Thửa đất thuộc quy hoạch chi tiết phân lô đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt trừ các trường hợp đất là đất ở bố trí tái định cư trong trường hợp sụt lún, sạt lở bất ngờ.
  • Thửa đất không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật về đất đai.
  • Một trong các thửa đất hình thành sau khi chia tách thửa đất không đảm bảo điều kiện quy định ở trên.
[caption id="attachment_87449" align="aligncenter" width="382"]Tách thửa tại Hà Nam Tách thửa tại Hà Nam[/caption]

2. Thủ tục tách thửa tại Hà Nam

     Trình tự thủ tục tách thửa tại Hà Nam được thực hiện theo quy định tại điều 75 nghị định 43/2014/NĐ-CP như sau:

     Bước 1. Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị tách thửa. Hồ sơ bao gồm:

  • Đơn đề nghị tách thửa hoặc hợp thửa theo Mẫu số 11/ĐK;
  • Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp;
  • Chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu, Hộ khẩu;

     Bước 2. Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện các công việc sau:

  • Đo đạc địa chính để chia tách thửa đất và chuyển Bản trích đo thửa đất mới tách cho người sử dụng đất để thực hiện ký kết hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng một phần thửa đất mới tách;
  • Sau khi nộp bổ sung hồ sơ để văn phòng đăng ký đất đai thực hiện thủ tục đăng ký biến động đối với phần diện tích chuyển quyền;
  • Xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp; hoặc trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đối với phần diện tích còn lại của thửa đất không chuyển quyền;
  • Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai;

     Bước 3. Trả kết quả.

     Nhận giấy chứng nhận theo giấy hẹn của Văn phòng đăng ký đất đai hoặc người được tách thửa có thể nhận giấy chứng nhận tại UBND xã nếu nộp hồ sơ tại cấp xã, phường.

     Để được tư vấn vấn chi tiết về tách thửa tại Hà Nam, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật đất đai 24/7: 19006500 để được luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: lienhe@luattoanquoc.comChúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

      Xin chân thành cảm ơn!

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178