Trường hợp một người tham gia bảo hiểm y tế thuộc nhiều đối tượng
10:23 30/08/2019
Trường hợp một người tham gia bảo hiểm y tế thuộc nhiều đối tượng. Căn cứ theo quy định tại khoản 1và khoản 3 điều 12 Luật bảo hiểm y tế.....
- Trường hợp một người tham gia bảo hiểm y tế thuộc nhiều đối tượng
- Trường hợp một người tham gia bảo hiểm y tế thuộc nhiều đối tượng
- Pháp luật lao động
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
TRƯỜNG HỢP MỘT NGƯỜI THAM GIA BẢO HIỂM Y TẾ THUỘC NHIỀU ĐỐI TƯỢNG
Kiến thức của bạn:
Đầu năm nay, tôi mua bảo bảo hiểm y tế tự nguyện theo hộ gia đình, tháng 5 này tôi vào làm việc tại một công ty. Vậy tôi có phải đóng bảo hiểm y tế ở công ty nữa hay không?
Xin cảm ơn Luật sư!
Câu trả lời của luật sư:
Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Phòng tư vấn pháp luật qua Email – Luật Toàn Quốc với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý:
- Luật bảo hiểm y tế năm 2008
- Luật bảo hiểm y tế sửa đổi năm 2014
- Quyết định 595/ QĐ- BHXH năm 2017 quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, quản lí sổ bảo hiểm sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế
Nội dung tư vấn :
Khoản 1 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 quy định như sau:
1.Quy định về đối tượng tham gia bảo hiểm y tế
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 và khoản 3 điều 12 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi năm 2014 quy định về đối tượng tham gia bảo hiểm y tế như sau:
“1. Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng, bao gồm:
a) Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi chung là người lao động);
5. Nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình gồm những người thuộc hộ gia đình, trừ đối tượng quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này."
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại khoản 2 điều 13 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi năm 2014 quy định về mức đóng và phương thức đóng bảo hiểm y tế như sau:
“2. Trường hợp một người đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế khác nhau quy định tại Điều 12 của Luật này thì đóng bảo hiểm y tế theo đối tượng đầu tiên mà người đó được xác định theo thứ tự của các đối tượng quy định tại Điều 12 của Luật này“.
Ngoài ra, tại khoản 7 điều 17 quyết định 595/ QĐ - BHXH ban hành quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, quản lí sổ bảo hiểm sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế:
“7. Trường hợp một người đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT khác nhau quy định tại Điều này thì đóng BHYT theo đối tượng đầu tiên mà người đó được xác định theo thứ tự của các đối tượng quy định tại Điều này”
Như vậy, trường hợp một người đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế khác nhau thì đóng bảo hiểm y tế theo đối tượng đầu tiên mà người đó được xác định theo thứ tự xếp trên theo quy định của Luật. [caption id="attachment_29090" align="aligncenter" width="335"] Trường hợp một người tham gia bảo hiểm y tế thuộc nhiều đối tượng[/caption]
2.Trường hợp một người tham gia bảo hiểm y tế thuộc nhiều đối tượng
Từ quy định của Luật, liên hệ với trường hợp của bạn, bạn thuộc đối tượng được cấp thẻ hộ gia đình nghèo do ngân sách nhà nước đóng. Tuy nhiên, đến tháng 5 này bạn vào làm việc tại một công ty thuộc đối tượng bắt buộc phải đóng bảo hiểm. Như vậy, bạn thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm theo doanh nghiệp được xác định là thứ tự đầu tiên trước đối tượng tham gia theo hộ gia đình. Vì vậy, bạn phải đóng bảo hiểm y tế ở công ty.
Khi bạn tham gia bảo hiểm y tế theo nhóm đối tượng doanh nghiệp, bạn sẽ được hoàn trả lại tiền, căn cứ vào điều 20 Quyết định 595/QĐ- BHXH quy định về hoàn trả tiền đóng bảo hiểm y tế như sau:
“1. Người đang tham gia BHYT theo đối tượng tại Khoản 4, Khoản 5 Điều 17 được hoàn trả tiền đóng BHYT trong các trường hợp sau:
1.1. Người tham gia được cấp thẻ BHYT theo nhóm đối tượng mới, nay báo giảm giá trị sử dụng thẻ đã cấp trước đó (có thứ tự đóng xếp sau đối tượng mới theo quy định tại Điều 12 Luật BHYT);
- Số tiền hoàn trả
Số tiền hoàn trả tính theo mức đóng BHYT và thời gian đã đóng tiền nhưng chưa sử dụng thẻ. Thời gian đã đóng tiền nhưng chưa sử dụng thẻ được tính từ thời điểm sau đây:
2.1. Từ thời điểm thẻ BHYT được cấp theo nhóm mới bắt đầu có giá trị sử dụng đối với đối tượng tại Điểm 1.1 Khoản 1 Điều này”
Bên cạnh đó, tại mục VI quyết định 2777/QĐ- BHXH cũng có quy định về hoàn trả tiền bảo hiểm y tế tự nguyện như sau:
“Người tham gia BHYT hộ gia đình mà sau đó tham gia BHYT đối tượng khác khi hoàn trả tính số tiền hoàn trả theo thứ tự ưu tiên từ người cuối cùng trong số người tham gia theo Hộ gia đình.”
Như vậy, số tiền hoàn trả tính theo mức đóng bảo hiểm y tế và thời gian đã đóng tiền nhưng chưa sử dụng thẻ. Bạn sẽ được hoàn trả số tiền tương ứng với thời gian còn lại của thẻ bảo hiểm y tế theo hộ gia đình. khi hoàn trả tính số tiền hoàn trả theo thứ tự ưu tiên từ người cuối cùng trong số người tham gia theo hộ gia đình. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau:
Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế theo luật mới
Có bắt buộc mua bảo hiểm y tế theo hộ gia đình không?
Luật Toàn Quốc hy vọng những gì chúng tôi tư vấn nêu trên sẽ giúp quý khách hàng lựa chọn được phương án tốt nhất để giải quyết vấn đề của mình, còn bất cứ vướng mắc gì quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật Lao Động miễn phí 24/7: 19006500 để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi email: [email protected]. Chúng tôi mong rằng sẽ nhận được sự ủng hộ và ý kiến đóng góp của mọi người dân trên cả nước để chúng tôi ngày càng trở lên chuyên nghiệp hơn.
Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách!
Trân trọng./.
Liên kết tham khảo
- Tải bộ luật lao động 2016 và hướng dẫn áp dụng
- Tải luật bảo hiểm xã hội mới nhất 2017 và hướng dẫn áp dụng
- Tải bộ luật bảo hiểm y tế mới nhất và hướng dẫn áp dụng
- Tải luật bảo hiểm thất nghiệp 2016 và hướng dẫn áp dụng
- Tư vấn bảo hiểm xã hội
- Tư vấn luật lao động luật sư tư vấn miễn phí gọi 1900 6178
- Tư vấn pháp luật lao động