• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Quy định về trợ cấp thôi việc. Cách tính thời gian hưởng trợ cấp thôi việc và mức hưởng được pháp luật quy định như thế nào

  • Quy định về trợ cấp thôi việc theo quy định pháp luật hiện hành
  • trợ cấp thôi việc
  • Tư vấn luật lao động
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Câu hỏi của bạn:

     Thưa Luật sư, tôi muốn nhờ Luật sư giải đáp các vấn đề liên quan đến trợ cấp thôi việc theo quy định mới nhất. Tôi xin cảm ơn Luật sư. 

Câu trả lời của Luật sư

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về trợ cấp thôi việc, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về trợ cấp thôi việc như sau:

Căn cứ pháp lý:

1. Trợ cấp thôi việc là gì?

     Để tìm hiểu về trợ cấp thôi việc, đầu tiên cần hiểu được thế nào là trợ cấp thôi việc. Hiện nay trong Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn không đề cập đến khái niệm cụ thể, tuy nhiên từ các quy định của pháp luật có thể rút ra kết luận như sau:

     Trợ cấp thôi việc là khoản tiền mà người sử dụng lao động phải trả cho người lao động khi chấm dứt hợp đồng nếu người lao động thuộc các trường hợp và đáp ứng các quy định của pháp luật. 

     Trên thực tế không phải trong mọi trường hợp, người lao động đều có thể nhận được khoản tiền này mà phải dựa vào các điều kiện cụ thể được quy định tại Điều 46 Bộ luật Lao động 2019 và Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP  Cách tính trợ cấp thôi việc 2021

2. Điều kiện để được hưởng trợ cấp thôi việc

     Điều 46 Bộ luật Lao động 2019 đã chỉ ra các trường hợp được hưởng trợ cấp thôi việc, khi đối chiếu với các quy định của pháp luật ta thấy người lao động phải đáp ứng các điều kiện sau:

  • Làm việc thường xuyên cho người sử dụng lao động từ đủ 12 tháng trở lên 
  • Chấm dứt hợp đồng lao động thuộc một trong các trường hợp sau:

     + Hết hạn hợp đồng lao động trừ trường hợp phải gia hạn đối với thành viên viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đang trong nhiệm kỳ mà hết hạn hợp đồng.

     + Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.

     + Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động.

     + Người lao động bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc trường hợp được trả tự do, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

     + Người lao động chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết.

     + Người sử dụng lao động là cá nhân chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết.

     + Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật

      + Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 35 của Bộ luật này.

      + Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 36 của Bộ luật này.

     Người lao động phải đáp ứng các điều kiện trên mới được hưởng trợ cấp thôi việc, ngoài ra không được thuộc các trường hợp không được hưởng trợ cấp thôi việc.  Trợ cấp thôi việc

3. Cách tính trợ cấp thôi việc

     Điều 46 đã chỉ ra các quy định về đối tượng được hưởng trợ cấp thôi việc, các vấn đề liên quan đến cách tính, cách xác định thời gian hưởng tiếp tục được làm rõ và quy định chi tiết hơn tại Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP

3.1. Công thức tính trợ cấp thôi việc

     Theo quy định thì khi người lao động nghỉ việc và đáp ứng điều kiện thì mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương. Như vậy từ đó ta có thể rút ra công thức như sau:

     Tiền trợ cấp thôi việc = 1/2 x Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc x Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc

     Dựa theo công thức trên thì có thể thấy trợ cấp thôi việc được xác định dựa trên hai yếu tố là thời gian làm việc và tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp.

3.2. Thời gian tính hưởng trợ cấp thôi việc

     Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được chi trả trợ cấp thôi việc.

     Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc  = Thời gian làm việc thực tế - Thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp và thời gian đã được làm việc đã được chi trả trợ cấp thôi việc

     Ở đây cần quan tâm đến hai loại thời gian là thời gian làm việc thực tế và thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Đối chiếu với quy định tại khoản 3 Điều 8 Nghị định 145/2021/NĐ-CP ta có:

     - Thời gian làm việc thực tế được xác định gồm:

  • Thời gian người lao động đã trực tiếp làm việc;
  • Thời gian thử việc;
  • Thời gian được người sử dụng lao động cử đi học;
  • Thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau, thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
  • Thời gian nghỉ việc để điều trị, phục hồi chức năng lao động khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà được người sử dụng lao động trả lương theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;
  • Thời gian nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân theo quy định của pháp luật mà được người sử dụng lao động trả lương;
  • Thời gian ngừng việc không do lỗi của người lao động;
  • Thời gian nghỉ hằng tuần, thời gian nghỉ việc hưởng nguyên lương;
  • Thời gian thực hiện nhiệm vụ của tổ chức đại diện người lao động
  • Thời gian bị tạm đình chỉ công việc

     - Thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp được xác định gồm:

     + Thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật

     Thời gian người lao động thuộc diện không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp nhưng được người sử dụng lao động chi trả cùng với tiền lương của người lao động một khoản tiền tương đương với mức người sử dụng lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo quy định của pháp luật về lao động, bảo hiểm thất nghiệp.

     Như vậy, trên thực tế nếu người sử dụng tham gia bảo hiểm thất nghiệp và đảm bảo đầy đủ các quyền lợi khác cho người lao động thì rất nhiều trường hợp không phải trả trợ cấp thôi việc cho người lao động. 

      Ngoài ra, thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc sẽ được tính tròn theo năm (đủ 12 tháng); trường hợp có tháng lẻ ít hơn hoặc bằng 06 tháng được tính bằng 1/2 năm, trên 06 tháng được tính bằng 01 năm làm việc.

3.3. Xác định mức tiền lương làm căn cứ tính

     Khoản 5 Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP có quy định như sau:

Điều 8. Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm

.....

5. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm được quy định như sau:

a) Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động thôi việc, mất việc làm.

b) Trường hợp người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo nhiều hợp đồng lao động kế tiếp nhau theo quy định tại khoản 2 Điều 20 của Bộ luật Lao động thì tiền lương để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi chấm dứt hợp đồng lao động cuối cùng. Trường hợp hợp đồng lao động cuối cùng bị tuyên bố vô hiệu vì có nội dung tiền lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố hoặc mức lương ghi trong thỏa ước lao động tập thể thì tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc do hai bên thỏa thuận nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng hoặc mức lương ghi trong thỏa ước lao động tập thể.

     Theo quy định trên tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động thôi việc.

     Cách tính này cũng tương tự như cách tính tiền lương tính đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động, điều này giúp đảm bảo quyền lợi và hỗ trợ nhiều hơn cho người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động.  Trợ cấp thôi việc là gì  

4. Những lưu ý về trợ cấp thôi việc trong một số trường hợp đặc biệt

     Ngoài chấm dứt hợp đồng thông thường, khi người lao động nghỉ việc ở các doanh nghiệp, đơn vị hay ở một số trường hợp đặc biệt thì có một vài lưu ý về trợ cấp thôi việc như sau:

  •  Đối với doanh nghiệp 100% vốn nhà nước hoặc doanh nghiệp cổ phần hóa từ doanh nghiệp nhà nước, khi chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động mà người lao động có thời gian làm việc ở các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thuộc khu vực nhà nước và chuyển đến làm việc tại doanh nghiệp đó trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 nhưng chưa nhận trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm hoặc trợ cấp một lần khi phục viên hoặc trợ cấp xuất ngũ, chuyển ngành thì người sử dụng lao động có trách nhiệm tính cả thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho mình và thời gian người lao động đã làm việc thực tế ở khu vực nhà nước trước đó.

     Thời gian làm việc thực tế trong những trường hợp này mà trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 sẽ gồm: thời gian làm việc thực tế ở cơ quan nhà nước; đơn vị sự nghiệp công lập; tổ chức chính trị; tổ chức chính trị - xã hội; đơn vị thuộc lực lượng vũ trang hưởng lương từ ngân sách nhà nước; thời gian làm việc ở doanh nghiệp nhà nước.

  •  Trường hợp người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo nhiều hợp đồng lao động kế tiếp nhau mà khi chấm dứt từng hợp đồng lao động chưa được chi trả trợ cấp thôi việc thì thời gian thực tế làm việc cho người sử dụng lao động là tổng thời gian làm việc theo các hợp đồng lao động trừ thời gian làm việc thực tế theo hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu toàn bộ do toàn bộ nội dung của hợp đồng lao động vi phạm pháp luật hoặc công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động là công việc mà pháp luật cấm, hợp đồng lao động mà người lao động bị xử lý kỷ luật lao động sa thải, hợp đồng lao động mà người lao động đơn phương chấm dứt trái pháp luật (nếu có).
  •   Trường hợp người lao động tiếp tục làm việc tại doanh nghiệp, hợp tác xã theo phương án sử dụng lao động sau khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9 và 10 Điều 34 của Bộ luật Lao động thì

     Thời gian đã làm việc thực tế được tính trả trợ cấp thôi việc = tổng thời gian làm việc thực tế theo các hợp đồng lao động cho người sử dụng lao động trước và sau khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản.

     Người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc đối với cả thời gian người lao động làm việc tại khu vực nhà nước mà được tuyển dụng lần cuối trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 vào doanh nghiệp trước khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản theo quy định. Tư vấn về trợ cấp thôi việc

5. Hỏi đáp về trợ cấp thôi việc

Câu hỏi 1: Các trường hợp không được hưởng trợ cấp thôi việc?

     Theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP thì những trường hợp không được hưởng trợ cấp thôi việc là:

  • Người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật Lao động và pháp luật về bảo hiểm xã hội;
  • Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên quy định tại điểm e khoản 1 Điều 36 của Bộ luật Lao động. Trường hợp được coi là có lý do chính đáng theo quy định tại khoản 4 Điều 125 của Bộ luật Lao động.
Câu hỏi 2: Sự khác nhau giữa trợ cấp thôi việc và trợ cấp mất việc?

     Để phân biệt trợ cấp thôi việc và trợ cấp mất việc cần dựa vào điều kiện phát sinh các loại trợ cấp này. Theo đó:

     - Trợ cấp thôi việc là khoản tiền mà người sử dụng lao động phải trả cho người lao động nếu:

     + Người lao động có thời gian làm việc cho người sử dụng lao động từ đủ 12 tháng trở lên 

     + Chấm dứt hợp đồng lao động theo các trường hợp được quy định tại khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7 và 9 Điều 34 Bộ luật Lao động 2019

      - Trợ cấp mất việc là khoản tiền mà người sử dụng lao động phải trả cho người lao động nếu:

     + Người lao động có thời gian làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên 

     + Chấm dứt hợp đồng lao động thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế;
  • Do chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.

Câu 3: Thế nào được coi là tự ý bỏ việc chính đáng?

     Theo quy định tại khoản 4 Điều 125 Bộ luật Lao động 2019 thì người lao động tự ý bỏ việc được coi là có lý do chính đáng bao gồm các trường hợp như thiên tai, hỏa hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.

Câu 4: Người lao động đột ngột chết có được hưởng trợ cấp thôi việc không?

     Theo quy định tại khoản 6 Điều 34 Bộ luật Lao động 2019 thì chết là một trong những căn cứ chấm dứt hợp đồng lao động. Đối chiếu với quy định tại Điều 46 thì đây là một trong những trường hợp người lao động được hưởng trợ cấp thôi việc, do đó nếu trước khi chết người lao động có thời gian làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên thì vẫn sẽ được hưởng trợ cấp thôi việc. 

Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về trợ cấp thôi việc:

Tư vấn qua Tổng đài 19006500: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về trợ cấp thôi việc như mức hưởng, thời gian hưởng, phân biệt với trợ cấp mất việc. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.

Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi Email câu hỏi điểm mới về trợ cấp thôi việc tới địa chỉ: lienhe@luattoanquoc.com chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.

Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Chuyên viên: Hải Quỳnh            

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178