• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết việc thực hiện các quy định trong Bộ luật Lao động liên quan đến điều kiện lao động và quan hệ lao động.

  • Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn một số vấn đề liên quan đến quan hệ LĐ
  • Nghị định 145/2020/NĐ-CP
  • Pháp luật dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

NGHỊ ĐỊNH 145/2020/NĐ-CP

     Kể từ thời điểm ngày 01 tháng 01 năm 2021, Bộ luật Lao động 2019 sẽ chính thức có hiệu lực và được áp dụng. Để các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức cũng như là các cơ quan quản lý có thể triển khai thực hiện và áp dụng, Chính phủ đã ban hành các nghị định hướng dẫn, trong đó có Nghị định 135/2020/NĐ-CP quy định về tuổi nghỉ hưu. 

     Tiếp tục với mục tiêu đó, mới đây vào ngày 14 tháng 12 năm 2020, Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động, trong đó làm rõ nhiều vấn đề còn chưa rõ trong Bộ luật Lao động. 

     Nghị định 145/2020/NĐ-CP có nhiều quy định đáng chú ý như quản lý lao động, hợp đồng lao động theo, cho thuê lại lao động, tiền lương, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất, lao động nữ và bảo đảm bình đẳng giới, lao động là người giúp việc gia đình và giải quyết tranh chấp lao động. 

     Trong Nghị định 145/2020/NĐ-CP có 2 vấn đề đặc biệt nổi bật là cách thời gian nghỉ phép và chăm sóc sức khỏe đối với lao động nữ. 

     Thứ nhất, cách tính thời gian nghỉ phép năm:

          Cách tính số ngày nghỉ phép năm của người lao động chưa làm đủ 12 tháng và người lao động làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc khu vực nhà nước và doanh nghiệp nhà nước đã được quy định chi tiết và cụ thể hơn tại Điều 66 Nghị định 145/2020/NĐ-CP.

            Theo đó, số ngày nghỉ hằng năm của người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng được tính như sau:

Số ngày nghỉ = (Số ngày nghỉ hằng năm :  12) x số tháng làm việc thực tế x Số tháng làm việc thực tế

Trong đó:

- Số ngày nghỉ hằng năm của người lao động nhiều hay ít tùy thuộc vào điều kiện làm việc theo quy định tại khoản 1 Điều 113 BLLĐ 2019.

- Trường hợp làm việc chưa đủ tháng: Nếu tổng số ngày làm việc và ngày nghỉ có hưởng lương của người lao động chiếm tỷ lệ từ 50% số ngày làm việc bình thường trong tháng thì được tính là 01 tháng làm việc.

     Thứ hai, quy định về chăm sóc sức khỏe đối với lao động nữ:

          Nghị định 145/2020/NĐ-CP có nhiều quy định nhằm bảo vệ lao động nữ, trong đó có thể kể đến 2 quy định đáng chú ý sau đây:

  • Việc nghỉ ngơi trong thời gian hành kinh của lao động nữ:

          Lao động nữ trong thời gian hành kinh có quyền được nghỉ mỗi ngày 30 phút vào thời giờ làm việc đồng thời vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.

           Trường hợp lao động nữ không có nhu cầu nghỉ và được người sử dụng lao động đồng ý để người lao động làm việc thì ngoài tiền lương được hưởng, người lao động được trả thêm tiền lương theo công việc mà người lao động đã làm trong thời gian được nghỉ và thời gian làm việc này không tính vào thời giờ làm thêm của người lao động.

  • Nuôi con dưới 12 tháng tuổi nếu không nghỉ 60 phút/ngày thì được hưởng thêm lương.

          Lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi có quyền được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc để cho con bú, vắt, trữ sữa, nghỉ ngơi. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.

          Trường hợp lao động nữ không có nhu cầu nghỉ và được người sử dụng lao động đồng ý để người lao động làm việc thì ngoài tiền lương được hưởng cho thời gian nghỉ theo quy định, người lao động được trả thêm tiền lương theo công việc mà người lao động đã làm trong thời gian được nghỉ.

Dưới đây là nội dung chi tiết của Nghị định 145/2020/NĐ-CP:

CHÍNH PHỦ
_______ Số: 145/2020/NĐ-CP
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
_______________________
Hà Nội, ngày 14 tháng 12 năm 2020

NGHỊ ĐỊNH

Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động

_________

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 20 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Đầu tư ngày 17 tháng 6 năm 2020;

Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 17 tháng 6 năm 2020;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung về điều kiện lao động và quan hệ lao động theo các điều, khoản sau đây của Bộ luật Lao động:

1. Quản lý lao động theo khoản 3 Điều 12.

2. Hợp đồng lao động theo khoản 4 Điều 21; điểm d khoản 1 Điều 35, điểm d khoản 2 Điều 36; khoản 4 Điều 46; khoản 4 Điều 47; khoản 3 Điều 51.

3. Cho thuê lại lao động theo khoản 2 Điều 54.

4. Tổ chức đối thoại và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc theo khoản 4 Điều 63.

5. Tiền lương theo khoản 3 Điều 92; khoản 3 Điều 96; khoản 4 Điều 98.

6. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi theo khoản 5 Điều 107, khoản 7 Điều 113, Điều 116.

7. Kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất theo khoản 5 Điều 118; khoản 6 Điều 122; khoản 2 Điều 130; Điều 131.

8. Lao động nữ và bảo đảm bình đẳng giới theo khoản 6 Điều 135.

9. Lao động là người giúp việc gia đình theo khoản 2 Điều 161

10. Giải quyết tranh chấp lao động theo khoản 2 Điều 184; khoản 6 Điều 185; khoản 2 Điều 209; khoản 2 Điều 210.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Người lao động, người học nghề, tập nghề theo khoản 1 Điều 2 của Bộ luật Lao động.

2. Người sử dụng lao động theo khoản 2 Điều 2 của Bộ luật Lao động.

3. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thực hiện quy định tại Nghị định này.

Chương II

QUẢN LÝ LAO ĐỘNG

Điều 3. Sổ quản lý lao động

Việc lập, cập nhật, quản lý, sử dụng sổ quản lý lao động tại khoản 1 Điều 12 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:

1. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày bắt đầu hoạt động, người sử dụng lao động phải lập sổ quản lý lao động ở nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện.

2. Sổ quản lý lao động được lập bằng bản giấy hoặc bản điện tử nhưng phải bảo đảm các thông tin cơ bản về người lao động, gồm: họ tên; giới tính; ngày tháng năm sinh; quốc tịch; nơi cư trú; số thẻ Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu; trình độ chuyên môn kỹ thuật; bậc trình độ kỹ năng nghề; vị trí việc làm; loại hợp đồng lao động; thời điểm bắt đầu làm việc; tham gia bảo hiểm xã hội; tiền lương; nâng bậc, nâng lương; số ngày nghỉ trong năm; số giờ làm thêm; học nghề, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề; kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất; tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động và lý do.

3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm thể hiện, cập nhật các thông tin quy định tại khoản 2 Điều này kể từ ngày người lao động bắt đầu làm việc; quản lý, sử dụng và xuất trình sổ quản lý lao động với cơ quan quản lý về lao động và các cơ quan liên quan khi có yêu cầu theo quy định của pháp luật.

Điều 4. Báo cáo sử dụng lao động

Việc khai trình sử dụng lao động, định kỳ báo cáo tình hình thay đổi về lao động tại khoản 2 Điều 12 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:

1. Người sử dụng lao động khai trình việc sử dụng lao động theo Nghị định số 122/2020/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định về phối hợp, liên thông thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, khai trình việc sử dụng lao động, cấp mã số đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội, đăng ký sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp.

2. Định kỳ 06 tháng (trước ngày 05 tháng 6) và hằng năm (trước ngày 05 tháng 12), người sử dụng lao động phải báo cáo tình hình thay đổi lao động đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thông qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia theo Mẫu số 01/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và thông báo đến cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện. Trường hợp người sử dụng lao động không thể báo cáo tình hình thay đổi lao động thông qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia thi gửi báo cáo bằng bản giấy theo Mẫu số 01/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và thông báo đến cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm tổng hợp tình hình thay đổi về lao động trong trường hợp người sử dụng lao động gửi báo cáo bằng bản giấy để cập nhật đầy đủ thông tin theo Mẫu số 02/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

3. Định kỳ 06 tháng, trước ngày 15 tháng 6 và hàng năm, trước ngày 15 tháng 12, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về tình hình sử dụng lao động trên địa bàn thông qua cổng Dịch vụ công Quốc gia theo Mẫu số 02/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

Trường hợp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội không thể báo cáo tình hình sử dụng lao động thông qua cổng Dịch vụ công Quốc gia thì gửi báo cáo bằng bản giấy đến Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo Mẫu số 02/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

.....................

=>>>> Để xem toàn bộ nội dung của Nghị định 145/2020/NĐ-CP, bạn có thể tải ở đây: 

Nghị định 145/2020/NĐ-CP

     KẾT LUẬN: Như vậy, Nghị định 145/2020/NĐ-CP thực hiện đúng tinh thần của Bộ luật Lao động 2019, đề cập đến nhiều vấn đề còn vướng mắc và hướng dẫn chi tiết việc thực hiện các quy định trong Bộ luật Lao động liên quan đến điều kiện lao động và quan hệ lao động.

Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về Nghị định 145/2020/NĐ-CP:

Tư vấn qua Tổng đài 19006500: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về Nghị định 145/2020/NĐ-CP như cách tính thời gian nghỉ hàng năm, thời gian báo trước khi nghỉ việc đối với một số công việc đặc thù... Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.

Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi Email câu hỏi về Nghị định 145/2020/NĐ-CP về địa chỉ: lienhe@luattoanquoc.com chúng tôi sẽ biên tập và trả lời về Nghị định 145/2020/NĐ-CP qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.

Tư vấn trực tiếp: Nếu bạn sắp xếp được công việc và thời gian bạn có thể đến trực tiếp Công ty Luật Toàn Quốc để được tư vấn về Nghị định 145/2020/NĐ-CP. Lưu ý trước khi đến bạn nên gửi câu hỏi, tài liệu kèm theo và gọi điện đặt lịch hẹn tư vấn trước để Luật Toàn Quốc sắp xếp Luật Sư tư vấn cho bạn, khi đi bạn nhớ mang theo hồ sơ.

Dịch vụ thực tế: Luật Toàn Quốc cung cấp dịch vụ pháp lý về Nghị định 145/2020/NĐ-CP như: soạn thảo hợp đồng lao động; tính ngày nghỉ hàng năm, tiền lương...

Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Chuyên viên: Hải Quỳnh    

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178