• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Những tranh chấp đất đai như thế nào thì được xác định là tranh chấp đất đai không bắt buộc hòa giải tại cơ sở (hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã)?

  • Tranh chấp đất đai không bắt buộc hòa giải tại cơ sở
  • tranh chấp đất đai không bắt buộc hòa giải
  • Pháp Luật Đất Đai
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHÔNG BẮT BUỘC HÒA GIẢI

Kiến thức của bạn:

  Tranh chấp đất đai không bắt buộc hòa giải tại cơ sở

Kiến thức của Luật sư:

Cơ sở pháp lý:

Nội dung tư vấn: tranh chấp đất đai không bắt buộc hòa giải

1. Hòa giải trong tranh chấp đất đai

     Luật Đất đai năm 2013 ban hành quy định về “Hòa giải tranh chấp đất đai tại cấp cơ sở” tại Điều 202 như sau:

     “1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở;

     Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải;

     Chủ tịch UBND cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác”.

     Như vậy, hòa giải tại Ủy ban Nhân dân xã là bắt buộc trước khi khởi kiện ra Tòa án giải quyết tranh chấp. [caption id="attachment_18333" align="aligncenter" width="390"]tranh chấp đất đai không bắt buộc hòa giải tranh chấp đất đai không bắt buộc hòa giải[/caption]

2. Tranh chấp đất đai không bắt buộc hòa giải tại cơ sở

    Điều 202 Luật Đất đai 2013 quy định những cách thức giải quyết tranh chấp đất đai khi mà đã hòa giải không thành tại Ủy ban nhân dân cấp xã, nghĩa là, những tranh chấp đất đai không được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã thì sẽ không được tiến hành giải quyết theo quy định của pháp luật Đất đai.

     Tuy nhiên, khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán TANDTC quy định về chưa có đủ điều kiện khi kiện theo quy định của pháp luật hướng dẫn điểm b khoản 1 điều 192 Trả lại đơn khởi kiện, hậu quả của việc trả lại đơn khởi kiện Bộ luật tố tụng dân sự 2015 như sau:

     "a) Đối với tranh chấp ai có quyền sử dụng đất thì phải tiến hành hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp theo quy định

     b) Đối với tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất như: tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,… thì không phải tiến hành hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp nhưng vẫn phải thực hiện thủ tục hoà giải theo quy định của Bộ Luật Tố tụng Dân sự."

     Như vậy, đối với trường hợp tranh chấp đất đai mà phải xác định xem ai là người có quyền sử dụng đất thì phải tiến hành hòa giải tại cơ sở theo quy định của Luật Đất đai 2013. Những tranh chấp khác liên quan đến việc xác định xem ai là người có quyền sử dụng đất ban đầu thì không phải tiến hành hòa giải tại cơ sở (hòa giải tại Ủy ban nhân dân) mà chỉ tiến hành hòa giải theo thủ tục tố tụng (hòa giải tại Tòa án).

     Để tìm hiểu rõ hơn về Tranh chấp đất đai không bắt buộc hòa giải tại cơ sở, bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật đất đai miễn phí 24/7 :19006500 để gặp trực tiếp luật sư tư vấn và để yêu cầu cung cấp dịch vụ. Hoặc Gửi nội dung tư vấn qua Email: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi luôn mong nhận được ý kiến đóng góp để chúng tôi ngày càng trở lên chuyên nghiệp hơn!

     Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách hàng./.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178