Trách nhiệm của doanh nghiệp khi chậm báo giảm lao động
16:50 28/05/2019
Khi NLĐ nghỉ việc, đơn vị phải kịp thời lập hồ sơ báo giảm gửi cơ quan BHXH ngay trong tháng (tính đến ngày cuối cùng của tháng đó)...
- Trách nhiệm của doanh nghiệp khi chậm báo giảm lao động
- chậm báo giảm lao động
- Pháp luật lao động
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Chậm báo giảm lao động
Câu hỏi của bạn về chậm báo giảm lao động
Chào Luật sư, tôi có một vấn đề muốn nhờ Luật sư giải đáp: công ty tôi có một nhân viên chấm dứt hợp đồng lao động ngày 30/3, tuy nhiên do chậm chễ của phía bên nhân sự nên ngày 24/4 mới lên cơ quan bảo hiểm xã hội làm thủ tục báo giảm và chốt sổ bảo hiểm cho người lao động đó. Vậy tôi muốn hỏi là nếu nộp muộn như vậy thì sổ bảo hiểm chốt đến ngày nào? Công ty tôi có phải chịu trách nhiệm gì khi chậm chốt sổ cho người lao động hay không?
Tôi xin cảm ơn!
Câu trả lời của Luật sư về chậm báo giảm lao động
Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về chậm báo giảm lao động, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về chậm báo giảm lao động như sau:
1. Cơ sở pháp lý về chậm báo giảm lao động
- Bộ luật Lao động 2012
- Công văn 1734/BHXH-QLT về việc hướng dẫn thu BHXH, BHYT, BHTN, BH TNLĐ-BNN; quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT
- Quyết định 595/QĐ- BHXH năm 2017 quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động; bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế
2. Nội dung tư vấn về chậm báo giảm lao động
Qua câu hỏi của bạn, chúng tôi hiểu rằng bạn đang thắc mắc về chậm báo giảm lao động, cụ thể là việc công ty bạn làm thủ tục báo giảm chậm dẫn đến việc chậm chốt sổ bảo hiểm xã hội cho nhân viên. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
2.1. Trách nhiệm báo giảm và chốt sổ bảo hiểm của người sử dụng lao động
Theo Công văn 1734/BHXH-QLT, khi người lao động nghỉ việc, người sử dụng lao động có trách nhiệm:
9.7. Khi có phát sinh giảm người lao động, đơn vị phải kịp thời lập danh sách báo giảm gửi cơ quan BHXH qua hệ thống giao dịch điện tử ngay trong tháng (tính đến ngày cuối cùng của tháng đó). Nếu báo giảm sau ngày cuối cùng của tháng giảm thì phải phải đóng hết giá trị thẻ BHYT của tháng kế tiếp và thẻ có giá trị sử dụng hết tháng đó. Cơ quan BHXH không thu hồi thẻ các trường hợp báo giảm
Như vậy, đơn vị có thể lập hồ sơ phát sinh tăng, giảm, điều chỉnh lao động, tiền lương của tháng vào tất cả các ngày trong tháng qua hệ thống giao dịch điện tử. Tuy nhiên, để thuận lợi cho công tác theo dõi quản lý hồ sơ trường hợp giảm hoặc điều chỉnh đơn vị có thể thực hiện mỗi tháng một lần
Ngoài ra, khoản 2, 3 Điều 47 Bộ luật Lao động 2012 quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động như sau:
Điều 47. Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.
Theo đó, trách nhiệm chốt sổ bảo hiểm xã hội thuộc về người sử dụng lao động. Người lao động không thể tự đi chốt sổ được. Khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động thì người sử dụng lao động phải làm báo giảm lao động, bảo hiểm, tiền lương,... và chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động.
Ngoài ra, nếu công ty bạn không thuộc vào diện chậm đóng, đóng không đủ BHXH thì sẽ không bị truy thu. Trường hợp công ty chậm báo giảm hay báo giảm vào tháng sau khi người lao động nghỉ việc thì vẫn phải tham gia BHYT cho người lao động và thẻ có giá trị sử dụng đến hết tháng đó. [caption id="attachment_160246" align="aligncenter" width="332"] Chậm báo giảm lao động[/caption]
2.2. Thủ tục báo giảm lao động
Căn cứ theo quyết định 595/QĐ-BHXH, người sử dụng lao động cần chuẩn bị
1.2. Đơn vị:
a) Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK3-TS).
b) Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (Mẫu D02-TS).
c) Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS). 2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Người sử dụng lao động làm một bộ hồ sơ như trên gửi cơ quan BHXH, hiện nay đơn vị cũng có thể kê khai qua mạng trước khi nộp hồ sơ bản giấy. Tuy nhiên, đơn vị phải gửi kèm theo công văn giải trình về lý do báo giảm chậm để làm thủ tục báo giảm lao động và chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động.
Kết luận: Khi người lao động nghỉ việc, đơn vị phải kịp thời lập danh sách báo giảm gửi cơ quan BHXH qua hệ thống giao dịch điện tử ngay trong tháng (tính đến ngày cuối cùng của tháng đó). Nếu báo giảm sau ngày cuối cùng của tháng giảm thì phải phải đóng hết giá trị thẻ BHYT của tháng kế tiếp.
Bài viết tham khảo
- Quy định về điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần
- Thủ tục báo giảm bảo hiểm xã hội khi lao động nghỉ hưởng thai sản
Để được tư vấn chi tiết về Công văn 1734/BHXH-QLT, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật lao động 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.
Chuyên viên: Huyền Diệu