Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của công chứng viên
17:17 06/03/2018
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của công chứng viên khi công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất không đúng quy định của Luật công chứng

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của công chứng viên
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của công chứng viên
Pháp Luật Đất Đai
19006500
Tác giả:
- Đánh giá bài viết
TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI CỦA CÔNG CHỨNG VIÊN
Câu hỏi của bạn:
Tôi mua một mảnh đất tháng 9 năm 2017 đến tháng 2 năm 2018 tôi làm thủ tục sang tên tại văn phòng đăng ký đất đai thì xảy ra sự việc sau: Hợp đồng chuyển nhượng do văn phòng công chứng lập có đủ chữ ký các bên và lăn tay đầy đủ, nhưng công chứng viên đã ký và đóng con dấu cũ vào hợp đồng chuyển nhượng. Trước đó 2 ngày văn phòng công chứng đã đổi tên và được cấp con dấu mới. Khi nộp lên cơ quan có thẩm quyền để làm thủ tục cấp sổ đỏ thì họ phát hiện sai khi đóng con dấu cũ vào hợp đồng chuyển nhượng nên họ trả hồ sơ về hoàn thiện ký lại hợp đồng chuyển nhượng.
Về nhà tôi có đàm phán với bên bán ký lại hợp đồng chuyển nhượng nhưng họ không ký lại và gây khó khăn cho tôi trong việc sang tên. Vậy tôi phải làm thế nào, văn phòng công chứng phải có trách nhiệm gì với tôi.
Câu trả lời của Luật sư:
Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi qua địa chỉ Email: [email protected]. Với câu hỏi của bạn chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Cơ sở pháp lý
Nội dung tư vấn trách nhiệm bồi thường thiệt hại của công chứng viên
1. Lỗi của công chứng viên khi công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Khoản 1 điều 46 Luật công chứng 2014 có quy định hợp đồng giao dịch được công chứng phải đóng dấu của văn phòng công chứng. Trong trường hợp của bạn, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã được công chứng nhưng không tuân thủ hình thức là sử dụng không đúng con dấu của văn phòng công chứng nên hợp đồng vô hiệu theo quy định tại điều 129 Bộ luật dân sự. Do đó, văn phòng đăng ký đất đai không tiếp nhận hồ sơ đăng ký biến động đất đai. Hai bên phải tiến hành ký lại hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất tuân thủ đúng hình thức.
Tuy nhiên, bên bán lại không đồng ý và làm khó cho bạn. Hai bên không thể thương lượng và thỏa thuận để ký lại hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Như vậy, giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất của bạn không thể thực hiện được là do lỗi của công chứng viên và tổ chức hành nghề công chứng phải bồi thường thiệt hại cho bạn theo quy định tại Điều 38 Luật công chứng 2014 như sau:
“1. Tổ chức hành nghề công chứng phải bồi thường thiệt hại cho người yêu cầu công chứng và cá nhân, tổ chức khác do lỗi mà công chứng viên, nhân viên hoặc người phiên dịch là cộng tác viên của tổ chức mình gây ra trong quá trình công chứng.
2. Công chứng viên, nhân viên hoặc người phiên dịch là cộng tác viên gây thiệt hại phải hoàn trả lại một khoản tiền cho tổ chức hành nghề công chứng đã chi trả khoản tiền bồi thường cho người bị thiệt hại theo quy định của pháp luật; trường hợp không hoàn trả thì tổ chức hành nghề công chứng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.”
[caption id="attachment_77232" align="aligncenter" width="450"] Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của công chứng viên[/caption]
Như vậy, văn phòng công chứng phải có biện pháp khắc phục việc giao dịch dân sự của bạn không thực hiện. Nếu không bạn có thể yêu cầu văn phòng công chứng bồi thường thiệt hại do lỗi của công chứng viên.
2. Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của công chứng viên
Việc xác định thiệt hại thực tế mà bên yêu cầu công chứng phải gánh chịu là rất khó và bên yêu cầu thiệt hại phải chứng minh thiệt hại cụ thể của mình. Nếu bạn đưa ra yêu cầu bồi thường thiệt hại mà bên văn phòng công chứng cho rằng không phù hợp thì hai bên phải nhờ Tòa án có thẩm quyền giải quyết để xác định mức bồi thường thiệt hại hợp lý.
Một số bài viết có nội dung tham khảo:
- Giá trị pháp lý của văn bản công chứng theo quy định của pháp luật
- Công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Để được tư vấn chi tiết về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của công chứng viên, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật công chứng 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email:[email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất. Luật Toàn Quốc xin chân thành ơn.