Tội cố ý làm trái quy định về phân phối tiền hàng cứu trợ
09:30 23/11/2023
Tội cố ý làm trái quy định về phân phối tiền hàng cứu trợ, là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao
- Tội cố ý làm trái quy định về phân phối tiền hàng cứu trợ
- cố ý làm trái quy định về phân phối tiền hàng cứu trợ
- Pháp luật hình sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Tội cố ý làm trái quy định về phân phối tiền hàng cứu trợ
Bạn đang tìm hiểu các quy định pháp luật về tội cố ý làm trái quy định về phân phối tiền hàng cứu trợ như: Cấu thành tội cố ý làm trái quy định về phân phối tiền hàng cứu trợ, hình phạt của tội cố ý làm trái quy định về phân phối tiền hàng cứu trợ...đây là câu hỏi được rất nhiều bạn đọc quan tâm vì vậy bài viết dưới đây sẽ giải đáp toàn bộ các quy định pháp luật về vấn đề này.
Câu trả lời của Luật sư:
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý:
- Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung một số điều năm 2009
Nội dung trả lời:
Theo quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung một số điều năm 2009 quy định về tội cố ý làm trái quy định về phân phối tiền hàng cứu trợ như sau:
Định Nghĩa: Cố ý làm trái những quy định về phân phối tiền, hàng cứu trợ là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao để phân phối tiền hàng cứu trợ không đúng với quy định của Nhà nước
1. Mặt khách quan của tội cố ý làm trái quy định về phân phối tiền hàng cứu trợ
a. Hành vi của tội cố ý làm trái quy định về phân phối tiền hàng cứu trợ
Người phạm tội cố ý làm trái những quy định về phân phối tiền, hàng cứu trợ chỉ có một hành vi khách quan duy nhất là làm trái quy định về phân phối, nhưng với nhiều phương thức khác nhau như: Không phân phối hoặc phân phối không đúng đối tượng (người mà theo quy định được phân phối nhưng không được phân phối, người mà theo quy định không được phân phối lại được phân phối); phân phối không đúng số tiền hoặc số hàng cứu trợ (phân phối thiếu hoặc thừa số tiền hoặc hàng cứu trợ.
Thủ đoạn mà người phạm tội thực hiện là lợi dụng chức vụ, quyền hạn. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn là trường hợp người phạm tội có chức vụ, quyền hạn và đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế
b. Hậu quả của tội cố ý làm trái quy định về phân phối tiền hàng cứu trợ
Đối với tội cố ý làm trái những quy định về phân phối tiền, hàng cứu trợ, hậu quả nghiêm trọng là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm. Nếu hậu quả chưa nghiêm trọng, thì người có hành vi cố ý làm trái những quy định về phân phối tiền, hàng cứu trợ chưa cấu thành tội phạm.
Hậu quả nghiêm trọng do hành vi cố ý làm trái những quy định về phân phối tiền, hàng cứu trợ gây ra là những thiệt hại nghiêm trọng cho tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự, tài sản cho con người, cho cơ quan, tổ chức và những thiệt hại nghiêm trọng khác cho xã hội.
2. Mặt chủ quan của tội cố ý làm trái quy định về phân phối tiền hàng cứu trợ
a. Lỗi của tội cố ý làm trái quy định về phân phối tiền hàng cứu trợ
Tội cố ý làm trái những quy định về phân phối tiền, hàng cứu trợ là do cố ý. Tức là nhận thức rõ hành vi phân phối tiền, hàng cứu trợ của mình là trái quy định về phân phối hàng cứu trợ, gây ra hậu quả nghiêm trọng, mong muốn cho hậu quả xảy ra hoặc tuy không mong muốn nhưng bỏ mặc cho hậu quả xảy ra.
b. Động cơ của tội cố ý làm trái quy định về phân phối tiền hàng cứu trợ
Động cơ của người phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm, người phạm tội cố ý làm trái những quy định về phân phối tiền, hàng cứu trợ có thể có nhiều động cơ khác nhau như: vì thành tích cá nhân, đơn vị mình hoặc vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác...
3. Khách thể của tội cố ý làm trái quy định về phân phối tiền hàng cứu trợ
Khách thể của tội phạm này chính là trật tự quản lý kinh tế mà cụ thể là các quy định của Nhà nước về quản lý tiền, hàng cứu trợ.
Đối tượng tác động của tội phạm này là tiền, hàng dùng vào việc cứu trợ.
4. Chủ thể của tội cố ý làm trái quy định về phân phối tiền hàng cứu trợ
Chủ thể của tội phạm này là chủ thể đặc biệt, chỉ những người có chức vụ, quyền hạn mới có thể trở thành chủ thể của tội phạm này. Tuy nhiên, những người khác cũng có thể trở thành chủ thể, nhưng họ chỉ là đồng phạm trong trường hợp vụ án có đồng phạm.
5. Hình phạt của tội cố ý làm trái quy định về phân phối tiền hàng cứu trợ
a. Hình phạt chính
- Khung cơ bản: phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm
- Khung tăng nặng: phạt tù từ một năm đến năm năm, áp dụng cho trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết tăng nặng như phạm tội có tổ chức, Phạm tội nhiều lần, Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
b. Hình phạt bổ sung
- Hình phạt bổ sung: người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm
Bài viết tham khảo:
- Bị lừa đảo qua mạng nộp đơn tố cáo ở đâu
- Tội vi phạm quy định về sử dụng đất
- Soạn đơn tố giác tội phạm
Liên hệ Luật sư tư vấn về cố ý làm trái quy định về phân phối tiền hàng cứu trợ
- Tư vấn qua Tổng đài Gọi 19006500. Đây là hình thức tư vấn hiệu quả và nhanh nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về scố ý làm trái quy định về phân phối tiền hàng cứu trợ. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết.
- Tư vấn qua Zalo: Tư vấn về cố ý làm trái quy định về phân phối tiền hàng cứu trợ số điện thoại zalo Luật Sư: 0931191033
- Tư vấn qua Email: Gửi câu hỏi cố ý làm trái quy định về phân phối tiền hàng cứu trợ tới địa chỉ Email: [email protected] chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn!
Liên kết ngoài tham khảo:
- Thủ tục kháng cáo
- Thủ tục kháng nghị
- Thủ tục xét xử sơ thẩm
- Thủ tục xét xử phúc thẩm
- Luật sư bào chữa vụ án hình sự
- Luật sư tư vấn luật hình sự
- Tư vấn pháp luật doanh nghiệp theo quy định mới nhất
- Tư vấn tâm lý hôn nhân gia đình
- Tổng đài tư vấn pháp luật đất đai miễn phí
- Tư vấn trợ cấp thất nghiệp cho người lao độn
- Tư vấn bảo hiểm xã hội cho doanh nghiệp và người lao động